Tin tức
Rối loạn cương dương: Cách nhận biết và điều trị
- 01/12/2023 | Thuốc chữa rối loạn cương dương: phân loại, công dụng và lưu ý khi dùng
- 01/08/2023 | Rối loạn cương dương tạm thời là gì? Điều trị bằng cách nào?
- 01/07/2023 | Rối loạn cương dương ở người trẻ: Nguyên nhân do đâu?
1.
Vì sao bị rối loạn cương dương?
Dương vật không thể cương cứng hoặc thời gian cương cứng quá ngắn, không đủ để thỏa mãn “cuộc yêu” được gọi là rối loạn cương dương. “Cậu nhỏ” có thể cương cứng được là nhờ rất nhiều yếu tố bao gồm cấu trúc của cơ quan này, mạch máu, hệ thống thần kinh, nội tiết,... Tất cả những vấn đề bất thường về những yếu tố nêu trên đều có thể là nguyên nhân gây bệnh. Cụ thể là:
Rối loạn cương dương có thể do quá căng thẳng hay lo lắng
- Yếu tố tâm lý: Nếu tâm lý của các anh bất thường chẳng hạn như đang bị căng thẳng quá mức, bị trầm cảm, có cảm giác lo sợ, tội lỗi khi quan hệ tình dục,.... sẽ tăng nguy cơ khiến “cậu nhỏ” không thể hoạt động bình thường.
- Bệnh lý về mạch máu: Đây chính là nguyên nhân khiến cho việc lưu thông máu đến dương vật bị cản trở, từ đó, khả năng cương cứng của bộ phận này cũng bị ảnh hưởng đáng kể.
- Những bệnh lý khiến cho đường dẫn truyền thần kinh đến dương vật bị cản trở.
Bệnh gây ảnh hưởng đến đời sống vợ chồng
- Rối loạn nội tiết.
- Biến chứng của một số loại phẫu thuật tại vùng chậu.
- Chấn thương ở xương chậu hoặc những tổn thương vùng sọ não hay chấn thương tủy sống cũng có thể gây rối loạn cương dương.
- Thuốc điều trị có thể giúp bạn cải thiện các vấn đề sức khỏe, chữa khỏi bệnh. Tuy nhiên, nếu phải sử dụng một số loại thuốc trong một thời gian dài thì phái mạnh cũng dễ gặp phải rối loạn cương dương.
- Do vùng chậu bị quá nhiều áp lực trong suốt một thời gian dài.
2. Điều trị rối loạn cương dương
Căn bệnh này cần được điều trị theo nguyên nhân và đồng thời phối hợp nhiều phương pháp. Dưới đây là một số cách điều trị được áp dụng:
2.1.Dùng thuốc
Loại thuốc trị bệnh phổ biến là nhóm thuốc ức chế men PDE-5. Tác dụng của loại thuốc này là giúp tăng lưu lượng máu đến dương vật, từ đó cải thiện bệnh. Sau khi sử dụng khoảng 30 đến 60 phút, thuốc đã có thể phát huy tác dụng.
2.2. Liệu pháp thay thế testosterone
Nếu nguyên nhân khiến dương vật khó cương cứng là do lượng testosterone quá thấp thì có thể áp dụng liệu pháp thay thế nội tiết tố testosterone dưới nhiều hình thức như kem bôi, miếng dán hay tiêm,... Tuy nhiên nên cân nhắc khi áp dụng phương pháp này vì nó có thể gây ra nhiều tác dụng phụ.
2.3. Một số biện pháp tự nhiên
- Điều chỉnh chế độ ăn phù hợp với tình trạng sức khỏe:
Nam giới nên duy trì chế độ ăn khoa học
Chế độ ăn uống hợp lý cũng có thể góp phần cải thiện vấn đề rối loạn cương dương ở phái mạnh. Khi được bổ sung đầy đủ dưỡng chất thì hoạt động của cơ quan sinh dục nam cũng hiệu quả hơn. Cụ thể, chế độ dinh dưỡng hợp lý có thể cải thiện tuần hoàn máu, giúp tế bào thần kinh hoạt động hiệu quả hơn. Nam giới nên thực hiện theo quy tắc ăn uống sau đây:
+ Nên ăn uống cân bằng dưỡng chất, không nên ăn quá nhiều đạm, quá nhiều chất béo và cũng không nên kiêng ăn quá mức. Khi cơ thể bị thiếu dinh dưỡng, hệ miễn dịch không hoạt động hiệu quả, bạn có nguy cơ mắc nhiều loại bệnh và đồng thời, chuyện chăn gối cũng sẽ bị ảnh hưởng đáng kể. Do đó, hãy áp dụng chế độ ăn khoa học, đủ dinh dưỡng để cải thiện sức khỏe và giúp “cuộc yêu luôn thăng hoa”.
+ Ăn đủ bữa, đúng giờ, không nên nhịn ăn hoặc ăn không kiểm soát.
+ Duy trì thói quen ăn chín uống sôi,... để giúp cơ thể hấp thu dinh dưỡng hiệu quả hơn.
+ Ưu tiên những thực phẩm lành mạnh để tăng cường sức đề kháng và cải thiện tuần hoàn máu.
+ Một số thực phẩm cụ thể mà người bệnh nên tiêu thụ như các loại hải sản, thịt gia cầm, cá, sữa, dưa hấu, nho, cà chua, củ dền, bông cải xanh,...
- Chăm chỉ tập thể dục: Đây là phương pháp rất hiệu quả với nam giới bị rối loạn cương dương và mắc các bệnh lý về tim mạch, lười vận động và có thể trạng thừa cân, béo phì.
Tập thể dục thường xuyên giúp cải thiện khả năng cương cứng của “cậu nhỏ”
Vận động chăm chỉ với các bài tập như chạy bộ, bơi lội, đạp xe,... có thể giúp tăng cường sức khỏe mạch máu, tăng tiết testosterone, loại bỏ căng thẳng và từ đó cải thiện khả năng cương cứng của dương vật.
- Điều chỉnh giấc ngủ: Không ngủ đủ giấc có thể làm giảm testosterone và tăng nguy cơ bị rối loạn cương dương hoặc khiến bệnh thêm nghiêm trọng. Ngược lại, nếu ngủ đủ giấc thì có thể cải thiện tình trạng bệnh.
- Liệu pháp tâm lý: Nếu “cậu nhỏ” khó cương cứng là do những vấn đề về tâm lý thì cần áp dụng những biện pháp giúp cải thiện các vấn đề tâm lý để tăng khả năng cương cứng của dương vật.
- Kiêng sử dụng những chất kích thích như bia rượu và thuốc lá để cải thiện tình trạng bệnh.
Nếu đã áp dụng các phương pháp nêu trên, thay đổi và điều chỉnh lối sống nhưng bệnh vẫn không được cải thiện, thì bạn nên đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và có hướng dẫn cụ thể. Ngược lại, nếu để bệnh lâu ngày, tình trạng bệnh sẽ nghiêm trọng hơn, không chỉ ảnh hưởng đến đời sống tình dục mà còn có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm và khó điều trị về sau.
Chuyên khoa Nam khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC với những bác sĩ chuyên môn cao và hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại đang là địa chỉ khám tin cậy dành cho phái mạnh. Khi thăm khám tại đây, quý khách sẽ được nhân viên tiếp đón và hướng dẫn tận tình về quy trình, thủ tục khám. Đồng thời, mọi thông tin về khách hàng sẽ được bảo mật.
Để được đặt lịch khám sớm, mời quý khách liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56, các tổng đài viên sẽ trực tiếp tư vấn chi tiết cho bạn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!