Tin tức
Rốn lồi bất thường do đâu? Bé bị rốn lồi có tự khỏi được không?
- 24/02/2023 | Thoát vị rốn: dấu hiệu nhận biết và hướng điều trị
- 07/10/2022 | Rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu có sao không, khi nào cần đi bệnh viện?
1.Hiểu thêm về rốn lồi
Rốn thực chất là một vết sẹo trên phần mặt bụng. Bộ phận này đánh dấu các điểm giao nhau của dây rốn. Đối với các mẹ bầu, rốn và dây rốn là nơi cung cấp chất dinh dưỡng trực tiếp cho thai nhi trong suốt quá trình mang thai.
Dựa theo tình trạng lồi lõm của rốn để xác định rốn lồi
Rốn lồi sẽ được dễ dàng nhận thấy khi chúng có dấu hiệu nhô ra bên ngoài hay nổi hẳn lên mặt da bụng. Rốn lồi còn có cái tên nghe khoa học hơn là thoát vị rốn. Đây là trường hợp khá phổ biến xảy ra trên bụng mẹ bầu và trẻ sơ sinh.
2. Tại sao trẻ sơ sinh và mẹ bầu lại dễ mắc rốn lồi?
Rốn lồi dễ gặp với mẹ bầu và bé do một số nguyên nhân. Cụ thể như sau.
Nguyên nhân rốn lồi ở mẹ bầu
Phụ nữ khi mang thai sẽ xuất hiện nhiều sự thay đổi lớn trong cả thể chất lẫn tinh thần. Bởi vậy họ không thể tránh khỏi tình trạng tăng cân mất kiểm soát. Em bé ngày một lớn lên cũng khiến bụng mẹ bầu to lên từng chút. Phần da quanh rốn cũng vì lý do đó mà căng ra. Sau cùng, rốn sẽ xuất hiện tình trạng lồi lên, nhô khỏi phần bề mặt da bên ngoài.
Nguyên nhân rốn lồi trên bé
Tình trạng rốn lồi cũng thường gặp với các em bé. Khi còn ở trong bụng mẹ, dây rốn là đường truyền thức ăn duy nhất cung cấp dinh dưỡng từ bụng mẹ giúp bé phát triển hoàn thiện. Ngay khi bé chào đời, dây rốn của bé sẽ được cắt bỏ và nẹp lại. Theo thời gian, khoảng 1 hoặc 2 tuần chúng sẽ tự khô lại, teo dần và rụng đi. Từ đó, chiếc rốn của bé bắt đầu hình thành. Rốn lồi chỉ xảy ra khi các cơ bụng của bé không thể đóng kín. Có thể do một phần nội tạng không nằm gọn trong ổ bụng và bị lồi ra khỏi vị trí bình thường.
Rốn lồi gặp nhiều ở trẻ sinh non hoặc cân nặng thấp. Theo ước tính, trung bình cứ 75 em trên 100 em có cân nặng ít hơn 1,5 kg bị rốn lồi; gặp nhiều hơn ở bé gái.
Rốn lồi có thể do yếu tố bẩm sinh
Phụ thuộc vào từng trường hợp, hiện tượng rốn lồi có thể xảy ra do bẩm sinh, do gen di truyền. Còn ở phụ nữ thì hầu như là do sự thay đổi khi mang thai, và một số tác động vào rốn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia nhận định thì bệnh rốn lồi khá an toàn, hiếm khi gây ra những biến chứng. Không gây ra cảm giác đau đớn và hầu hết không gây nguy hiểm cho tính mạng của mẹ và bé. Đa phần chỉ gây mất thẩm mỹ khi diện trang phục, đặc biệt là bé gái.
Dù vậy, các mẹ vẫn không nên chủ qua. Bởi đôi khi rốn lồi cũng là biểu hiện của thoát vị nghẹt. Thoát vị nghẹt là tình trạng mà một phần ruột của bé không thể dịch chuyển, bị mắc kẹt ở thoát vị. Lúc này, bé sẽ có một số biểu hiện đi kèm nổi bật như nôn, trớ, chướng bụng. Trường hợp này sẽ dễ dàng được khắc phục khi bác sĩ đẩy khối thoát vị ở rốn vào trong
3. Trẻ sơ sinh bị rốn lồi thường có biểu hiện gì?
Rất dễ để nhận dạng tình trạng rốn lồi. Dẫu vậy, không phải đứa trẻ nào cũng có những biểu hiện rõ rệt từ sớm. Có thể đến tận khi chúng lớn lên bạn mới có thể nhìn rõ được. Nhưng nhìn chung, nếu đã có rốn lồi thì đều có những biểu hiện sau:
-
Các mô ở phần da dưới quanh khu vực rốn có biểu hiện phình to ra.
-
Khi thực hiện các hoạt động như ngồi hay đứng thẳng sẽ nhìn rõ được đầu rốn lồi lên. Hoặc ngay cả khi trẻ khóc to, ho, ưỡn mình, hoạt động cơ bụng mạnh.
-
Khi mẹ lấy tay ấn mạnh vào phần rốn, mẹ cảm nhận và thấy được phần mô bị lồi hẳn vào bên trong.
-
Trẻ sẽ không cảm thấy bất kỳ đau đớn hay khó chịu nào.
-
Kích thước trung bình sẽ chỉ dao động quanh mức nhỏ hơn hoặc bằng 2,5 cm.
Nhận dạng rốn lồi không khó
4. Bé bị rốn lồi có thể tự khỏi hay cần điều trị?
Điều trị rốn lồi ở trẻ khá đơn giản, nó tùy thuộc vào tình trạng và nguyên nhân. Cụ thể như thế này.
Điều trị rốn lồi
Đôi khi các bậc phụ huynh có thể chẳng phải làm bất cứ điều gì tác động lên bé cả. Bởi khi cơ thể bé hoàn thiện, thành bụng và khoang bụng của bé khỏe hơn tự đóng kín được các lỗ hổng trong ổ bụng lại thì tự nhiên rốn lồi sẽ thu bé và biến mất.
Khi bé lớn dần lên mà vẫn chưa thấy vòng rốn đóng lại hoặc do yếu tố bẩm sinh, bạn hãy đưa con em mình đến cơ sở uy tín khám xét và sau đó có thể tiến hành phẫu thuật cho em.
Người ta thường rỉ tai nhau rằng chỉ cần rửa sạch đồng xu rồi bọc lại dán vào rốn bé bằng băng keo. Sau đó, rốn lồi sẽ tự chữa lành và xẹp lại. Tuy nhiên, mẹ tránh tuyệt đối và không nghe theo những lời đồn đại chưa được xác minh. Đây chính là cơ hội mở đường cho các loại vi khuẩn xâm nhập vào ổ bụng của bé. Điều này sẽ dẫn đến một hậu quả khôn lường nếu hành động một cách thiếu hiểu biết như vậy.
Phòng tránh rốn lồi hiệu quả
Và để phòng tránh rốn lồi một cách hiệu quả, các mẹ cũng cần lưu tâm những điều sau:
-
Hạn chế để bé gào khóc trong thời gian dài. Vì điều này sẽ làm tăng áp lực phần ổ bụng, đó cũng là một nguyên nhân khiến rốn lồi ra.
-
Tăng cường bổ sung chất xơ cho trẻ tránh việc bé phải rặn mỗi khi đi ngoài. Ưu tiên sử dụng những thực phẩm xanh như súp khoai lang, đu đủ.
-
Hãy massage nhẹ ở vùng bụng cho bé mỗi ngày.
-
Không tự ý mua thuốc, thực hiện những phương pháp dân gian chưa được kiểm chứng
-
Vệ sinh sạch sẽ vùng rốn một cách nhẹ nhàng.
-
Tránh tuyệt đối không có những tác động mạnh lên rốn vì đây chính là đầu ruột của bé, rất dễ gây tổn thương cho vùng bụng.
Thăm khám giúp mẹ nhanh chóng xác định tình trạng gây hại của rốn lồi
Hy vọng với những chia sẻ trên, các mẹ đã hiểu rõ hơn về tình trạng rốn lồi ở trẻ nhỏ. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé, nếu nhận thấy dấu hiệu bất thường, cha mẹ hãy đưa bé đến khám tại các cơ sở y tế uy tín, trong đó có Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Tại đây, trẻ sẽ được các bác sĩ chuyên khoa trực tiếp thăm khám và đưa ra phương pháp can thiệp phù hợp, hiệu quả nhất tương ứng với tình trạng bé gặp phải. Để được tư vấn và đặt lịch khám tại MEDLATEC, Quý vị hãy liên hệ đến tổng đài chăm sóc khách hàng của Bệnh viện theo số: 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!