Tin tức

Thoát vị rốn: dấu hiệu nhận biết và hướng điều trị

Ngày 24/02/2023
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Thoát vị rốn là tình trạng không hiếm thấy ở trẻ sơ sinh và có thể gặp ở một số người lớn. Mặc dù không quá nguy hiểm song khi không được điều trị, bệnh có thể trở nên trầm trọng hơn cùng với thời gian và vì thế, gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của người bệnh.

1. Thoát vị rốn là gì?

Thông thường, đối với trẻ em, hiện tượng này xuất hiện khi sự phát triển của cơ thành bụng chưa hoàn thiện, khiến cho ống dây rốn không được bịt kín. Như chúng ta đã biết, lúc còn nằm trong bụng mẹ, tại các cơ bụng của bé sẽ có một lỗ nhỏ cho dây rốn đi qua.

Các cơ này sẽ đóng kín lại sau sinh. Tuy nhiên, do một số lý do, sự đóng cơ không hoàn toàn khiến lỗ không được bịt kín. Từ đó, một phần của ruột hoặc mô mỡ, nội tạng sẽ chui vào khe hở này, nằm sát dưới da gây một khối u lồi lên ở rốn. Hiện tượng này có thể tự biến mất ở một số trẻ trước khi thôi nôi song cũng có thể kéo dài nhiều năm sau.

Bệnh thường gặp song có thể tự khỏi ở nhiều trẻ em

Bệnh thường gặp song có thể tự khỏi ở nhiều trẻ em

Đối với người trưởng thành, hiện tượng này cũng có thể gặp phải trong một số trường hợp như tiền sử mắc các bệnh có thể dẫn tới áp lực lên ổ bụng tăng (mang thai nhiều lần hoặc tràn dịch ổ bụng hay do sẹo cũ từ việc phẫu thuật giữa bụng,...).

2. Bệnh thoát vị rốn có thể được nhận biết qua triệu chứng như thế nào?

Triệu chứng dễ nhận thấy ở cả trẻ em và người lớn đó là sự xuất hiện của u mềm ở vùng rốn. Trong u này có thể chứa một phần nội tạng, ruột hoặc dịch.

Đặc biệt, những trạng thái khiến vùng bụng bị tăng áp lực như cười hoặc khóc, ho, đi vệ sinh, thậm chí là ở tư thế co mình thì u này có thể bị phình lên to hơn. Những lúc cơ thể ở trạng thái được thư giãn hoặc khi nằm thẳng, u có thể xẹp xuống. 

Mặc dù không gây ra sự đau đớn song bệnh có thể khiến cho người bị luôn có cảm giác vùng bụng khó chịu. Điều này khiến cho trẻ nếu mắc phải thường quấy khóc không yên.

3. Những trường hợp nào có thể khiến tăng nguy cơ mắc bệnh?

Như trên đã nói, bệnh thường gặp đối với trẻ em do các cơ ở bụng không được đóng lại hoàn toàn. Điều này có thể xem là hiện tượng mang tính bẩm sinh. Tuy nhiên, theo thống kê, những trẻ sinh non hoặc sinh ra với trọng lượng nhẹ có thể gặp phải nguy cơ cao hơn. Yếu tố giới tính không liên quan tới nguy cơ này.

Còn đối với người lớn, một số trường hợp sau được xem là khiến cho khả năng mắc bệnh trở nên cao hơn, cụ thể là:

  • Phụ nữ là đối tượng có nguy cơ bị bệnh cao hơn so với nam giới.

  • Những người béo phì.

  • Người mang thai nhiều lần, thường xuyên hoặc một lần mang nhiều thai.

  • Những người trong ổ bụng có xuất hiện dịch.

  • Người trước đó từng thực hiện phẫu thuật dạ dày.

  • Người bị ho nặng và dai dẳng không thuyên giảm.

  • Người thường xuyên thực hiện mang vác vật nặng khiến phải gắng sức, gồng mình.

Mang thai dày, <a href='https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/da-thai-svbsj'  title ='đa thai'>đa thai</a> có thể khiến tăng nguy cơ bị mắc bệnh

Mang thai dày, đa thai có thể khiến tăng nguy cơ bị mắc bệnh

4. Những biến chứng bệnh có thể gây ra là gì?

Bệnh không quá nguy hiểm tới sức khỏe của con người, song nếu dai dẳng kéo dài hoặc không có dấu hiệu thuyên giảm, cần được xử lý ngay bởi nó có thể dẫn tới biến chứng khó lường.

Đối với trẻ em: hầu hết các trường hợp không cần điều trị mà có thể tự khỏi trong khoảng 1 tới 2 năm đầu đời của bé. Những trường hợp thông thường, bệnh không khiến đau đớn mà chỉ gây sự khó chịu.

Mặc dù vậy, một số trường hợp có thể gặp biến chứng nguy hiểm tới tính mạng như: phần ruột bị mắc kẹt và khiến cho các mô tổn thương, đau đớn. Trường hợp kẹp hoàn toàn có thể khiến cho máu không lưu thông tới được gây tắc nghẽn nguồn dinh dưỡng.

Từ đó, phần ruột này sẽ bị hoại tử, nhiễm trùng rồi sau đó lan rộng sang cả các cơ quan, các vùng khác của cơ thể. Đây là mối đe dọa rất lớn cho tính mạng. 

Đối với người lớn cũng vậy, không phải tất cả các trường hợp đều có thể tự khỏi mà cần có sự thăm khám, xử lý kịp thời. Đặc biệt, khi gặp các hiện tượng như sau thì cần tới gặp bác sĩ ngay bởi đây có thể là dấu hiệu của nguy hiểm và đe dọa tới sức khỏe người bệnh.

  • Chỗ thoát vị rốn trở nên đau đớn, sưng tấy hoặc bị đổi màu.

  • Bụng trở nên to tròn, đầy.

  • Thường xuyên bị nôn mửa hoặc trong phân có lẫn máu.

Quấy khóc, nôn trớ nhiều là dấu hiệu chứng tỏ bệnh có thể đã chuyển biến xấu với trẻ

Quấy khóc, nôn trớ nhiều là dấu hiệu chứng tỏ bệnh có thể đã chuyển biến xấu với trẻ

5. Thoát vị rốn được chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa thế nào?

Việc chẩn đoán bệnh có thể được thực hiện cả qua khám lâm sàng cùng với xét nghiệm. Một số trường hợp thông thường, bác sĩ có thể thực hiện kỹ thuật dùng tay đẩy phần thoát vị vào đúng vị trí nhằm đánh giá nguy cơ mắc kẹt.

Cùng với đó, việc chụp X-quang, siêu âm có thể mang lại sự đánh giá chuẩn xác nhất về vị trí, tình trạng của sự thoát vị. Có thể thực hiện thêm xét nghiệm máu nhằm kiểm tra mức độ nhiễm trùng nếu có xảy ra. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa tới phương án phù hợp và hiệu quả cao nhất.

Phương pháp phẫu thuật thường được chỉ định thực hiện đối với người lớn không chỉ khi khối thoát vị xuất hiện hiện tượng đau hoặc phát triển mà gần như tất cả trường hợp. Với trẻ em phẫu thuật được thực hiện trong các trường hợp:

  • Thoát vị vẫn tồn tại và phát triển sau khi trẻ được 1 tới 2 tuổi.

  • Khi trẻ 4 tuổi mà khối thoát vị vẫn không trở lại vị trí ban đầu.

  • Trong u thoát vị có một phần ruột, gây ảnh hưởng tới hoạt động.

  • Khối thoát vị bị kẹt và không thể đẩy trở lại vị trí cũ được.

Đây là một dạng phẫu thuật khá đơn giản và được thực hiện với thời gian nhanh chóng. Mục đích là khiến cho khối thoát vị được đưa về vị trí vốn có của nó, đồng thời làm cho thành bụng trở nên chắc chắn, chống sự tái phát trong tương lai.

Một số người cho rằng có thể áp dụng các mẹo dân gian để khắc phục tình trạng này, chẳng hạn như: lấy một đồng xu rồi ấn nhẹ xuống chỗ thoát vị để cố định. Mặc dù vậy, đây là phương pháp không có cơ sở khoa học, chưa kể còn có thể dẫn tới nguy cơ nhiễm trùng.

Về phòng bệnh, phương pháp tốt nhất là điều chỉnh chế độ ăn uống để không bị thừa cân hoặc mắc phải các bệnh có thể khiến cho thành bụng chịu áp lực lớn. Cùng với đó, nên thay đổi chế độ lao động hoặc sinh hoạt, tránh mang vác quá nặng, gồng sức quá lâu.

Phòng tránh béo phì là một trong những cách có thể khiến giảm nhẹ nguy cơ bị bệnh

Phòng tránh béo phì là một trong những cách có thể khiến giảm nhẹ nguy cơ bị bệnh

Có thể nói, dù không quá nguy hiểm song biến chứng mà thoát vị rốn gây ra có thể ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe người bệnh. Vì thế, bạn cần đi khám ngay nếu xuất hiện bất cứ dấu hiệu không bình thường nào. Để được tư vấn sức khỏe hoặc đặt lịch khám tại MEDLATEC, quý khách vui lòng liên hệ số 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ