Tin tức

Sa tử cung siêu âm có thấy không và cách điều trị bệnh

Ngày 01/04/2025
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Sa tử cung có thể tiến triển nặng nếu bạn không được điều trị kịp thời. Phụ nữ sau sinh là những đối tượng cần đặc biệt chú ý đến căn bệnh này. Cùng MEDLATEC tìm hiểu triệu chứng của bệnh là gì? Sa tử cung siêu âm có thấy không và điều trị bệnh bằng những cách nào?

1. Các cấp độ sa tử cung 

Sa tử cung là hiện tượng cơ do cơ sàn chậu và dây chằng căng ra quá mức, dẫn đến không thể nâng đỡ tử cung, khiến tử cung tụt xuống vào trong ống âm đạo, thậm chí có trường hợp tử cung lộ ra ngoài âm đạo. Tất cả phụ nữ đều có thể gặp phải tình trạng này, tuy nhiên, phụ nữ ở tuổi mãn kinh và chị em đã từng sinh con qua đường âm đạo sẽ có nguy cơ bị sa tử cung cao hơn những phụ nữ khác. 

Sa tử cung là hiện tượng hay gặp ở nữ giới

Sa tử cung là hiện tượng hay gặp ở nữ giới

Có thể phân loại bệnh thành những cấp độ như sau: 

- Cấp độ I: Tử cung bị chùng xuống nhưng vẫn nằm ở phần nửa trên của ống âm đạo. 

- Cấp độ II: Ở cấp độ này, tử cung của chị em đã trượt gần đến lỗ âm đạo hoặc chỉ cách cửa âm đạo 1cm tình từ ngoài vào trong.

- Cấp độ III: Tử cung đã nhô ra khỏi cửa ngoài âm đạo.

- Cấp độ IV: Là nghiêm trọng nhất khi toàn bộ tử cung đã trượt hẳn ra ngoài âm đạo.

2. Nguyên nhân sa tử cung

Một nhóm cơ và dây chằng hay còn gọi là cơ sàn chậu là yếu tố quan trọng để đảm bảo cho tử cung luôn được giữ cố định bên trong xương chậu. Tuy nhiên, vì lý do nào đó, những cơ này bị yếu đi, khiến chúng không thể giữ tử cung ở vị trí của nó và bắt đầu có tình trạng chảy xệ. 

Phụ nữ đã từng sinh con là những đối tượng dễ bị sa tử cung

Phụ nữ đã từng sinh con là những đối tượng dễ bị sa tử cung

Dưới đây là một số yếu tố làm tăng nguy cơ suy yếu cơ sàn chậu và dẫn đến sa tử cung: 

- Mất trương lực cơ do mãn kinh.

- Do mang thai. 

- Sinh con qua đường âm đạo, nguy cơ sa tử cung càng cao với những trường hợp đã từng sinh nhiều con hoặc sinh con nặng cân. 

- Do chị em đã từng bị chấn thương tại vùng đáy cơ xương chậu. 

- Người bị thừa cân, béo phì, ho mãn tính, căng thẳng kéo dài, thường xuyên bị táo bón hoặc phải lao động quá sức sau sinh,... cũng là những yếu tố làm tăng nguy cơ sa tử cung. 

3. Triệu chứng sa tử cung 

Những chị em vừa trải qua thời kỳ sinh nở, nhất là những trường hợp sinh con qua đường âm đạo, có thể bị sa tử cung mức độ nhẹ nhưng không có biểu hiện rõ ràng. Trong khi đó, những trường hợp sa tử cung từ trung bình đến nghiêm trọng thường gặp phải những triệu chứng như sau: 

- Có cảm giác như ngồi trên quả bóng nhỏ hay cảm giác như có mô âm đạo đang cọ xát vào quần, rất khó chịu. 

- Cảm thấy áp lực tại vùng xương chậu hoặc lưng dưới. 

- Mô âm đạo bị lỏng và cảm giác đau khi quan hệ. 

- Gặp khó khăn khi đưa các dụng cụ vào âm đạo. 

- Cảm nhận được hoặc nhìn thấy cổ tử cung ra khỏi âm đạo. 

- Tiểu thường xuyên, tiểu gấp, thậm chí tiểu không tự chủ. 

Khi người bệnh thay đổi tư thế, đứng lâu, ho hay hắt xì hơi, những triệu chứng bệnh sẽ rõ ràng và nghiêm trọng hơn vì những tác động này sẽ tạo thêm áp lực cho vùng xương chậu của người bệnh. 

4. Sa tử cung siêu âm có thấy không?

Nhiều chị em thắc mắc “sa tử cung siêu âm có thấy không”. Theo bác sĩ lâm sàng sa tử cung không dùng phương pháp siêu âm để phát hiện chẩn đoán mà được chẩn đoán chủ yếu bằng khám lâm sàng phụ khoa và chụp MRI vùng chậu khi rặn. Siêu âm được sử dụng phối hợp để phát hiện các bệnh lý phụ khoa khác đi kèm.

5. Điều trị sa tử cung bằng những phương pháp nào?

Dựa vào mức độ sa tử cung, độ tuổi và thể trạng sức khỏe của người bệnh, bác sĩ sẽ lựa chọn phác đồ điều trị phù hợp. Cụ thể như sau:

- Phương pháp điều trị không phẫu thuật

+ Bài tập cơ sàn chậu: Là phương pháp luyện cơ vùng chậu bằng những động tác siết chặt cơ vùng chậu, giống như bạn đang cố gắng nhịn tiểu. Giữ tư thế này 10 giây, rồi thả lỏng. Cứ thế, bạn thực hiện 10 lần. Nên thường xuyên tập luyện để có được kết quả tốt nhất. 

+ Phương pháp đặt vòng nâng tử cung để đỡ tử cung và giúp nó ổn định vị trí.

+ Sử dụng liệu pháp estrogen âm đạo tại chỗ để tăng cường sức mạnh của cơ sàn chậu. 

+ Điều chỉnh chế độ ăn uống và thay đổi lối sống để giảm tình trạng táo bón, góp phần cải thiện tình trạng bệnh. 

- Điều trị bằng cách phẫu thuật: 

- Cắt tử cung: Đây là loại phẫu thuật lớn được chỉ định trong những trường hợp sa tử cung nặng. 

- Phẫu thuật treo tử cung: Đây cũng là phương pháp giúp phục hồi sự nâng đỡ tử cung và cấu trúc của sàn chậu, từ đó đưa tử cung về vị trí của nó. Bác sĩ có thể lựa chọn phẫu thuật qua ngã âm đạo hoặc nội soi nội soi ổ bụng.

6. Một số cách giúp bạn phòng tránh sa tử cung

Để phòng ngừa nguy cơ sa tử cung, chị em cần lưu ý một số vấn đề sau: 

- Ngăn ngừa táo bón bằng cách ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ. 

- Tránh nâng vật nặng.

- Kiểm soát cơn ho bằng cách điều trị bệnh triệt để và loại bỏ thói quen hút thuốc lá. 

- Duy trì cân nặng hợp lý. 

Chị em nên đi khám tại những cơ sở y tế đáng tin cậy

Chị em nên đi khám tại những cơ sở y tế đáng tin cậy

Trên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc “sa tử cung siêu âm có thấy không” và một số phương pháp điều trị cũng như phòng ngừa sa tử cung hiệu quả. Nếu có nhu cầu đặt lịch khám với các bác sĩ chuyên khoa sản của Hệ thống Y tế MEDLATEC, chị em có thể liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ