Tin tức

Sàng lọc trước sinh gồm những gì? Mẹ bầu nên thực hiện ở đâu?

Ngày 01/08/2023
Vũ Thị Thu Hương
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn

Sàng lọc trước sinh gồm những gì? Mẹ bầu nên thực hiện ở đâu?

Hệ miễn dịch của phụ nữ mang thai thường suy yếu và dễ bị những tác nhân có hại từ ngoài môi trường xâm nhập. Ngoài ra thai nhi trong bụng mẹ cũng có thể vì một nguyên nhân nào đó bị đột biến gen gây ra những bệnh lý bẩm sinh nguy hiểm. Do đó các phương pháp sàng lọc trước sinh có vai trò rất quan trọng trong việc theo dõi tình trạng phát triển của trẻ. Để tìm hiểu sàng lọc trước sinh gồm những gì, mời quý bạn đọc cùng tìm hiểu qua các thông tin dưới đây.

1. Mục đích của sàng lọc trước sinh là gì?

Sàng lọc trước sinh với các mốc thời gian là 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ sẽ giúp chỉ ra những vấn đề sức khỏe của mẹ và bé, cụ thể đó là:

       Đối với người mẹ: nhóm máu người mẹ, hệ miễn dịch của thai phụ đối với một số loại bệnh lý, nguy cơ thiếu máu, tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ, rủi ro mắc bệnh lây qua đường tình dục,...;

       Đối với thai nhi: các chỉ số cơ thể (cân nặng, chiều dài, chu vi vòng đầu,...), tuổi thai, giới tính, vị trí của trẻ ở trong buồng tử cung, nguy cơ dị tật bẩm sinh, các bệnh lý di truyền,...

Bất kỳ thai nhi ở tuần thai nào cũng có rủi ro bị dị tật bẩm sinh. Do đó các biện pháp sàng lọc trước sinh có ý nghĩa rất quan trọng đối với cả mẹ và bé.

Sàng lọc trước sinh có vai trò rất quan trọng trong việc theo dõi tình trạng phát triển của trẻ

Theo khuyến cáo của các bác sĩ Chuyên khoa Sản thì phụ nữ có thai nên thực hiện thăm khám thai định kỳ kết hợp với những biện pháp sàng lọc trước sinh tại các dấu mốc quan trọng để cập nhật được quá trình phát triển của thai nhi, đồng thời qua đó đánh giá được những nguy cơ bệnh lý mà trẻ có thể gặp phải. Nhờ các biện pháp sàng lọc trước sinh, cha mẹ sẽ được tư vấn những phương pháp xử trí hợp lý trước những bất thường và chuẩn bị tốt cho kế hoạch trẻ ra đời an toàn, khỏe mạnh.

2. Những ai cần thực hiện khám sàng lọc trước sinh?

Mọi phụ nữ mang thai đều cần phải thăm khám sàng lọc trước sinh, trong đó đặc biệt là những mẹ bầu thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao sau:

       Mẹ bầu bị mắc các bệnh sởi, thủy đậu, cảm cúm, rubella, quai bị trong 3 tháng đầu thai kỳ;

       Những mẹ có sức khỏe yếu, tiền sử sảy thai hoặc thai lưu không rõ nguyên nhân ở những lần mang thai trước;

       Phụ nữ đang dùng những thuốc kháng sinh không dành cho mẹ bầu;

       Phụ nữ mang thai mắc phải các bệnh mạn tính như huyết áp cao, tiểu đường;

       Trong gia đình có người thân bị dị tật, mắc các bệnh về di truyền hoặc bị chất độc màu da cam;

       Mẹ bầu thường xuyên bị căng thẳng, lạm dụng chất kích thích, bia rượu, sinh sống hoặc làm việc trong môi trường chứa nhiều hóa chất độc hại.

Người phụ nữ nào cũng nên khám sàng lọc trước sinh, đặc biệt là những ai thuộc nhóm nguy cơ cao

3. Sàng lọc trước sinh gồm những gì?

Sàng lọc trước sinh gồm những gì là băn khoăn của nhiều mẹ bầu, đặc biệt là những mẹ đang mang thai lần đầu còn nhiều bỡ ngỡ. Hiện nay với sự phát triển của khoa học công nghệ tiên tiến, có rất nhiều phương pháp sàng lọc trước sinh ra đời đem đến nhiều hiệu quả khả quan trong tầm soát nguy cơ bệnh lý cho thai nhi, cụ thể đó là những biện pháp sau:

3.1. Siêu âm

Siêu âm là hình thức thăm khám giúp cung cấp hình ảnh của bào thai trong bụng mẹ, kiểm tra xem liệu rằng em bé có phát triển đúng tuổi thai hay không, kích thước, cấu tạo cơ thể có gì bất thường. Không chỉ giúp đánh giá chi tiết về hình thái thai nhi, siêu âm còn có tác dụng chẩn đoán nguy cơ mắc bệnh Down, xơ nang, khuyết tật tim cùng một số vấn đề khác ở trẻ.

Ngay từ tháng đầu tiên của thai kỳ mẹ bầu đã có thể thực hiện biện pháp sàng lọc này. Khi thai nhi còn chưa đủ lớn, mẹ sẽ được bác sĩ chỉ định siêu âm đầu dò qua ngả âm đạo để kiểm chứng thai đã vào buồng tử cung hay chưa. Hình thức siêu âm thai sẽ được áp dụng định kỳ trong mỗi lần mẹ bầu tái khám cho đến tận khi mẹ lâm bồn.

3.3. Xét nghiệm Double test

Ở 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu thường sẽ được chỉ định thực hiện 2 loại xét nghiệm máu phổ biến đó là xét nghiệm sàng lọc tổng hợp huyết thanh và xét nghiệm sàng lọc tổng hợp tuần hoàn. Mục đích của xét nghiệm Double test đó chính là để kiểm tra thành phần máu của người mẹ, chẩn đoán nguy cơ thai phụ có mắc các bệnh lý như viêm gan B, giang mai, HIV,... hay không.

Đặc biệt Double Test còn giúp phát hiện những bất thường xảy ra ở nhiễm sắc thể của em bé - nguyên nhân gây  ra những bệnh lý bất thường nhiễm sắc thể như: hội chứng Edwards (Trisomy 18), hội chứng Down (Trisomy 21), Patau (Trisomy 13).

3.3. Xét nghiệm Triple test

Xét nghiệm Triple test giúp kiểm tra hàm lượng 3 chất có trong máu thai phụ được tiết ra từ nhau thai, bao gồm uE3, AFP và β-hCG. Đây là xét nghiệm được chỉ định sau 3 tháng đầu thai kỳ, có thể thay thế cho Double Test. Triple test có tác dụng chẩn đoán nguy cơ dị tật ống thần kinh, hội chứng Edwards hay hội chứng Down.

3.4. Xét nghiệm NIPT

Xét nghiệm NIPT làm phương pháp sàng lọc trước sinh không xâm lấn, có thể được tiến hành ngay từ tuần thai thứ 10 với độ chính xác cao và đây được coi là biện pháp sàng lọc tiên tiến nhất so với 2 hình thức trên.

NIPT sẽ phân tích những ADN tự do của thai nhi trôi nổi trong máu của người mẹ để phát hiện, chẩn đoán rất nhiều bất thường trong sự phát triển của thai nhi, điển hình là:

       Hội chứng Down, Edwards, Patau;

       Những bất thường xảy ra trên NST giới tính như: hội chứng Klinefelter (XXY), hội chứng Triple X (XXX), hội chứng Turner (monosomy X), hội chứng Jacobs (XYY);

       Một số hội chứng mất đoạn NST dẫn tới các khuyết tật về trí não và vận động như: Hội chứng Wolf - Hirschhorn do mất đoạn 1p36, hội chứng Prader-Willi, Hội chứng DiGeorge do mất đoạn 22q11, hội chứng Cri-du-chat, hội chứng Angelman.

Sàng lọc trước sinh gồm những gì? Gọi ngay tổng đài 1900565656 để được MEDLATEC ngay!

3.5. Chọc ối

Đây là phương pháp sẽ được chỉ định trong trường hợp thai ở tuần 15 trở đi và người mẹ gặp phải những vấn đề sau:

       Kết quả sàng lọc trước đó xảy ra bất thường, độ mờ da gáy khi siêu âm > 3,5 mm;

       Người mẹ mang thai khi đã lớn tuổi;

       Lần mang thai trước xuất hiện bất thường NST;

       Tiền sử gia đình có rối loạn di truyền.

Chọc ối là phương pháp sàng lọc trước sinh xâm lấn có thể gây đau cho mẹ bầu trong quá trình thực hiện. Ngoài ra thủ thuật này cũng có thể gây ra một số rủi ro, tai biến như vỡ ối, sảy thai, thai lưu, nhiễm trùng ối,... Do đó trước khi thực hiện mẹ bầu nên cân nhắc thật kỹ lưỡng và tham khảo tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa.

3.6. Xét nghiệm CVS

Ở những trường hợp đã có kết luận thai nhi có dị tật bẩm sinh, người mẹ có thể sẽ cần thực hiện thêm xét nghiệm CSV, thường tiến hành khi thai nhi được 10 - 12 tuần tuổi. Bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô nhỏ từ nhau thai, sau đó kiểm tra kỹ càng mẫu mô này để xem xét các yếu tố và nguyên nhân gây dị tật ở thai nhi.

Như vậy bài viết trên đây đã giúp bạn trả lời cho thắc mắc sàng lọc trước sinh gồm những gì. Phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, nhu cầu của thai phụ cùng các yếu tố nguy cơ liên quan, bác sĩ sẽ tư vấn cho các mẹ những hình thức sàng lọc phù hợp nhất.

Nếu mẹ bầu chưa lựa chọn được cơ sở khám thai chất lượng thì có thể tham khảo Hệ thống Y tế MEDLATEC. Sở hữu đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm với đa dạng các Chuyên khoa khác nhau, trong đó bao gồm cả Chuyên khoa Sản, MEDLATEC đã trở thành địa chỉ thăm khám uy tín của hàng triệu khách hàng trên khắp cả nước. Hệ thống máy móc hiện đại cùng Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn ISO 15189:2012 và CAP hỗ trợ hiệu quả cho quá trình thăm khám và điều trị bệnh, nhờ đó MEDLATEC có đủ năng lực để thực hiện đến 3.000 loại xét nghiệm từ cơ bản đến chuyên sâu.

Đặc biệt tại MEDLATEC còn áp dụng chính sách bảo hiểm đối với Chương trình xét nghiệm NIPT như sau:

       Bảo hiểm sau sinh (đối với trường hợp âm tính giả): 200.000.000 VND.

       Hỗ trợ chẩn đoán khi kết quả dương tính: Theo chi phí thực hiện thực tế tại các Bệnh viện được MEDLATEC chấp nhận (Tối đa 8.000.000 VND).

       Hoàn phí 100% khi kết quả dương tính giả (áp dụng cho hội chứng Down, Edwards, Patau) hoặc không ra kết quả.

Khi thực hiện xét nghiệm NIPT tại MEDLATEC, khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm vì những ưu điểm sau:

       Độ an toàn cao: 100% không xâm lấn;

       Độ chính xác lên đến 99.8%;

       Độ nhanh chóng: nhận kết quả chỉ từ 3-5 ngày không tính thứ Bảy, Chủ nhật;

       Độ tiện lợi cao: ngoài xét nghiệm trực tiếp tại viện, khách hàng có thể đăng ký lấy mẫu xét nghiệm tận nơi trên toàn quốc

Mọi thông tin chi tiết vềdịch vụ xét nghiệm NIPT MEDLATEC xin vui lòng cập nhật tại:

https://medlatec.vn/dich-vu/xet-nghiem-nipt-sang-loc-truoc-sinh-khong-xam-lan

Nếu cần được tư vấn chi tiết hơn về các dịch vụ đang được triển khai tại MEDLATEC, quý bạn đọc xin vui lòng liên hệ qua hotline 1900565656  ngay hôm nay!

 

 

 

BS Thanh Tuấn đã duyệt

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.