Tin tức
Sắt cho bà bầu nên bổ sung như thế nào cho hợp lý?
- 05/01/2023 | Sắt hữu cơ có tác dụng gì và được sử dụng như thế nào?
- 02/01/2023 | Sắt uống lúc nào là tốt nhất trong ngày? Một số lưu ý liên quan
- 02/01/2023 | Sắt có trong thực phẩm nào? Bạn nên bổ sung sắt như thế nào?
1. Tác dụng của sắt đối với sức khỏe mẹ bầu
Sắt có nhiệm vụ tham gia vào quá trình cấu thành nên hồng cầu trong máu, enzyme trong hệ miễn dịch, giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng chống chọi với các tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài.
Cơ thể của người bình thường khi thiếu sắt phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ bệnh lý, còn đối với mẹ bầu, thiếu sắt không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn tác động đến sự phát triển của thai nhi.
Một người phụ nữ khi mang thai cần một lượng máu lớn hơn bình thường để phục vụ cho nhu cầu dinh dưỡng của trẻ cũng như tăng sức đề kháng cho cả mẹ và bé.
Ngoài ra sắt cũng giúp làm tăng cảm giác thèm ăn nên ở những phụ nữ đang mang thai nếu bị thiếu máu vì thiếu sắt thì sẽ thường xuyên cảm thấy khó ngủ, chán ăn, cơ thể mệt mỏi do bị thiếu hụt oxy do máu vận chuyển lên não và các cơ quan khác. Mẹ bầu thiếu sắt còn bị suy giảm sức đề kháng, dễ gặp phải tình trạng nhiễm trùng và làm ảnh hưởng đến thai nhi. Nhiều trường hợp trẻ sinh ra từ mẹ thiếu máu thiếu sắt trong thai kỳ cũng bị thiếu máu và sức khỏe kém.
Sắt rất quan trọng đối với mẹ bầu và thai nhi
Một nguy cơ khác ở những thai phụ bị thiếu sắt đó là nguy cơ bị sinh non, băng huyết sau sinh, nhiễm trùng hậu sản cao, cơ thể suy nhược,... khiến bào thai bị suy dinh dưỡng, đẻ non tháng, sinh ra nhẹ cân và ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ sau này của trẻ.
Vì những lý do trên nên các mẹ bầu hãy lưu ý bổ sung đủ sắt cho cơ thể trong suốt thai kỳ theo hướng dẫn từ bác sĩ sản khoa. Đồng thời nếu xuất hiện những triệu chứng như: chóng mặt, mệt mỏi, khó thở, ngất xỉu,... thì khả năng cao là mẹ đang bị thiếu sắt. Lúc này mẹ bầu cần được đưa đi khám để được tìm hiểu nguyên nhân và có phương án bổ sung sắt hợp lý.
Không chỉ thiếu sắt mà thừa sắt cũng nguy hiểm không kém. Tình trạng này có thể khiến mẹ xuất hiện các dấu hiệu như phân đen, táo bón, đau bụng, buồn nôn,... Bởi vì dư thừa lượng sắt tự do sẽ dẫn đến tăng nồng độ huyết sắc tố trong máu, gây cản trở quá trình mẹ cung cấp máu cho thai nhi, dễ dẫn đến biến chứng sinh non và trẻ nhẹ cân sau sinh.
2. Hướng dẫn bổ sung sắt cho bà bầu đúng cách
2.1. Hàm lượng sắt phù hợp cho mẹ bầu mỗi ngày
Trước khi mang thai, mỗi người phụ nữ cần bổ sung một lượng sắt tối thiểu là 15mg/ngày.
Sang giai đoạn mang thai, vì lúc này em bé sẽ ngày càng phát triển trong cơ thể của mẹ nên mẹ cần bổ sung gấp đôi lượng sắt bình thường (khoảng 30mg/ngày).
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), thời điểm người phụ nữ phát hiện có thai lần đầu tiên thì nên duy trì sử dụng 1 viên sắt/ngày, nên duy trì liều lượng này đến khi sau sinh một tháng. Liều bổ sung nên là 60mg sắt dùng kèm với 400mcg acid folic mỗi ngày. Đặc biệt nên dùng thêm các sản phẩm chức năng có tăng cường acid folic và sắt theo chỉ định của bác sĩ.
2.2. Những loại thực phẩm chứa nhiều sắt rất thích hợp cho bà bầu
Thực phẩm chúng ta tiêu thụ hàng ngày chính là nguồn bổ sung sắt dồi dào nhất. Sắt được tìm thấy nhiều trong thịt gia cầm, tim, gan, cá, hàu, nghêu, lòng đỏ trứng gà; trái cây khô, các loại rau xanh lá đậm, ngũ cốc, các loại đậu, bí ngô, bông cải,... So với thực vật thì cơ thể hấp thu sắt từ động vật tốt hơn.
Bên cạnh việc chú trọng bổ sung sắt trong giai đoạn thai kỳ, mẹ bầu cũng nên chú ý bổ sung các chất khác như acid folic, Folate, vitamin B12,... bởi những chất này cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo máu.
Mẹ bầu cũng nên chú ý bổ sung sắt qua các loại thực phẩm trong chế độ ăn hàng ngày
Ngoài những thực phẩm chứa sắt kể trên, phụ nữ có thai cũng có thể bổ sung sắt thông qua các loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng khác.
2.3. Khi dùng thuốc chứa sắt, mẹ bầu cần lưu ý điều gì?
Có 2 dạng thuốc bổ sung sắt dành cho mẹ bầu đó là: sắt hữu cơ (sắt gluconate và sắt fumarate) và sắt vô cơ (sắt sulfat). Trong đó so với loại sắt vô cơ thì sắt hữu cơ thường dễ hấp thu hơn, ngoài ra còn ít gây táo bón.
Trên thị trường hiện bày bán 2 dạng bào chế của sắt đó là viên sắt hoặc sắt nước. Ưu điểm của sắt nước là ít gây nóng, ít gây táo bón, dễ hấp thu, dễ gây buồn nôn nên khá khó uống. Ưu điểm của viên sắt là ít gây buồn nôn nên dễ uống hơn, tuy nhiên lại dễ gây nóng và khả năng hấp thu kém hơn so với sắt nước.
Trong quá trình bổ sung sắt, mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý những vấn đề sau:
-
Không dùng đồng thời thuốc sắt cùng với sữa, thuốc bổ sung canxi hoặc thực phẩm chứa nhiều canxi cho bà bầu vì điều này sẽ làm giảm khả năng hấp thu của sắt;
-
Chỉ nên uống viên sắt khi bụng đói cùng nước lọc, không nên uống sắt với những loại nước chứa nhiều vitamin C như nước chanh, nước cam,...;
-
Viên sắt nên được uống sau bữa ăn khoảng 1 - 2 giờ vì đây là thời điểm sắt được hấp thu tốt nhất;
-
Khi uống sắt cho bà bầu, mẹ nên uống với nhiều nước kết hợp với những thực phẩm chứa nhiều chất xơ vì sẽ giúp hạn chế tình trạng táo bón. Mẹ chỉ nên dùng nước đun sôi để nguội khi uống sắt thay vì các loại thức uống khác như trà, cà phê,...
Mẹ bầu có thể bổ sung sắt qua dạng thực phẩm chức năng
Nhìn chung, việc bổ sung sắt cho bà bầu cần được chỉ định bởi các bác sĩ chuyên khoa. Dùng thuốc đúng liều lượng, đúng loại theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất và bác sĩ để tránh việc thiếu hoặc thừa sắt gây ra biến chứng cơ tim, xơ gan, tiểu đường,...
Để được thăm khám và tư vấn về sức khỏe thai kỳ, các mẹ bầu hãy đăng ký khám cùng các bác sĩ tại Chuyên khoa Sản phụ khoa của MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!