Tin tức

Sinh mổ bao lâu có sữa và cách kích sữa cho mẹ sinh mổ

Ngày 07/08/2024
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
So với mẹ sinh thường, mẹ sinh mổ không chỉ lâu hồi phục hơn mà sữa cũng về chậm hơn. Vậy thì sinh mổ bao lâu có sữa? Làm gì để kích sữa cho mẹ sinh mổ, giúp sữa về nhanh hơn và nhiều hơn? Chị em đừng bỏ qua bài viết để có được câu trả lời nhé.

1. Sinh mổ bao lâu có sữa?

Đối với mẹ sinh thường thì sau khi sinh được 2 - 4 tiếng, sữa sẽ về. Vậy mẹ sinh mổ bao lâu có sữa? Câu trả lời chính là lâu hơn, có thể là 5 - 6 tiếng, thậm chí một số mẹ còn bị chậm sữa tới vài ngày, nếu không có cách kích sữa thì sẽ đối mặt với nguy cơ không có sữa.

Cả mẹ sinh thường lẫn sinh mổ đều có thể nhận biết được sữa về thông qua các dấu hiệu sau.

  • Bầu ngực căng tức, sưng lên và có cảm giác nặng, đầy, chắc.
  • Có hiện tượng rỉ sữa tại núm vú, thường xảy ra vào ban đêm.
  • Vùng da xung quanh quầng vú thay đổi, trở nên căng hơn.

Sinh mổ bao lâu có sữa? Thường là 5 - 6 tiếng sau sinh

Sinh mổ bao lâu có sữa? Thường là 5 - 6 tiếng sau sinh 

2. Tại sao mẹ sinh mổ sữa chậm về?

Ngoài thắc mắc sinh mổ bao lâu có sữa thì nhiều người còn không biết tại sao mẹ sinh mổ sữa lại chậm về. Theo đó, nguyên nhân gây ra tình trạng này là do:

Ảnh hưởng từ các loại thuốc

Các loại thuốc gây tê, thuốc mê hay thuốc kháng sinh, kháng viêm sử dụng trong và sau khi mổ đẻ có thể tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ. Một trong số đó chính là cản trở hoạt động tiết sữa do thuốc tác động lên hormone, khiến sữa về chậm, nhiều trường hợp còn gây mất sữa. 

Các loại thuốc dùng trong và sau khi sinh mổ có thể khiến sữa lâu về

Các loại thuốc dùng trong và sau khi sinh mổ có thể khiến sữa lâu về

Không thể cho con bú sớm

Nếu mẹ sinh thường được da kề da với em bé và cho con bú ngay sau đó thì mẹ sinh mổ gặp nhiều hạn chế trong việc này. Cụ thể, mẹ sinh mổ chỉ được da kề da với em bé sau khi chuyển về từ phòng hồi sức, sau đó mới cho con bú. Việc này có thể mất từ 3 - 4 tiếng sau sinh, khiến tuyến sữa hoạt động chậm, sữa lâu về hoặc có thể đã về nhưng em bé chưa được bú khiến mẹ bị tắc tia sữa.

Cho con bú sai cách

Mẹ sinh mổ không có cơn đau chuyển dạ nhưng lại rất đau sau khi sinh mổ. Do đau tại vết mổ nên mẹ gặp nhiều khó khăn trong việc cho con bú, dẫn đến cho bú sai cách. Bé bú sai cách thì lực mút và nuốt của em bé không đủ để kích thích tuyến sữa hoạt động, đồng thời, có thể khiến mẹ cảm thấy đau và khó chịu ở đầu vú.

3. Làm sao để kích sữa về nhanh cho mẹ sinh mổ?

Ở phần trên, chúng ta đã biết được sinh mổ bao lâu có sữa và nguyên nhân khiến mẹ sinh mổ bị chậm sữa. Ở phần này, chúng ta tiếp tục cùng tìm hiểu các phương pháp kích sữa, giúp sữa mau về cho mẹ sinh mổ.

  • Cố gắng da kề da với con càng sớm càng tốt, trong vòng 24 giờ đầu sau sinh. Khi da kề da, mẹ hãy ôm ấp, âu yếm, vỗ về con để vừa thúc đẩy các cơn gò tử cung, vừa kích thích các tế bào tiết sữa hoạt động.
  • Ngay cả khi chưa có dấu hiệu sữa về, mẹ cũng hãy cho bé ngậm vú, đặc biệt là cho bé bú liên tục, thường xuyên, cả ngày lẫn đêm để sữa về nhanh hơn và nhiều hơn.
  • Massage nhẹ nhàng cho bầu ngực. Khi massage, các tuyến sữa sẽ tăng cường hoạt động, giúp sữa mau về. Đồng thời, massage bầu ngực cũng là cách giúp mẹ phòng ngừa được tình trạng tắc tia sữa.
  • Thực hiện hút sữa sau mỗi lần con bú hoặc giữa các lần cho con bú. Hút sữa đều đặn và đúng cách là một trong những cách giúp mẹ gọi sữa về nhanh, đồng thời, duy trì được nguồn sữa dồi dào cho con yêu.
  • Mẹ tăng cường bổ sung các thực phẩm lợi sữa như đu đủ xanh, khoai lang, củ sen, mướp, rong biển, chuối, móng giò,… Đặc biệt, uống sữa (sữa đặc pha) và nước ấm cũng là cách đơn giản để kích sữa sau sinh.
  • Giữ tâm lý thoải mái, không quá lo lắng, bất an, căng thẳng khi thấy sữa chưa về hoặc về quá ít. Chỉ cần mẹ bình tĩnh, kiên trì, nhẫn nại và thực hiện các hướng dẫn trên là sữa sẽ về như mong đợi.

Mẹ cố gắng da kề da với con sau khi mổ đẻ càng sớm càng tốt để kích sữa

Mẹ cố gắng da kề da với con sau khi mổ đẻ càng sớm càng tốt để kích sữa

4. Mẹ sinh mổ không có sữa phải làm sao?

Nếu 3 ngày sau sinh, sữa mẹ không tăng thể tích dự kiến thì bị coi là chậm tiết sữa và mẹ có thể đối mặt với nguy cơ mất sữa, không có sữa. Trong trường hợp này, mẹ nên làm gì?

  • Nhờ sự hướng dẫn, hỗ trợ của chuyên gia về sức khỏe phụ nữ và em bé. Tùy vào tình trạng cụ thể của mẹ mà chuyên gia sẽ có phương pháp và kỹ thuật kích sữa phù hợp.
  • Tạo môi trường lý tưởng nhất cho mẹ và em bé, đảm bảo yếu tố yên tĩnh, thoải mái để cả mẹ và bé cùng cảm thấy thư giãn, dễ chịu, dễ tập trung trong khi cho bú và bú. Phòng của mẹ và em bé không nên có ánh sáng mạnh, quá ồn ào hoặc thường xuyên có người ra vào.
  • Thực hiện chế độ ăn uống và sinh hoạt theo hướng dẫn của bác sĩ và chuyên gia. Đảm bảo mẹ có một sức khỏe và tinh thần thật tốt thì mới có thể tạo ra nguồn sữa chất lượng và dồi dào cho em bé.
  • Trường hợp mẹ bị mất sữa, không có sữa, hãy lựa chọn sữa công thức để thay thế. Trao đổi với bác sĩ và chuyên gia để được tư vấn dòng sữa phù hợp nhất. 

Mẹ cố gắng da kề da với con sau khi mổ đẻ càng sớm càng tốt để kích sữa

Mẹ cố gắng da kề da với con sau khi mổ đẻ càng sớm càng tốt để kích sữa 

Nếu vẫn còn thắc mắc về vấn đề sinh mổ bao lâu có sữa, làm sao để sữa nhanh về, bạn có thể đến gặp bác sĩ Chuyên khoa Sản Phụ khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC. Và Chuyên khoa cũng là địa chỉ uy tín để bạn đến khám và điều trị các bệnh lý phụ khoa hoặc theo dõi thai kỳ. Quý khách hãy gọi ngay đến hotline 1900 56 56 56 để Tổng đài viên của bệnh viện hỗ trợ đặt lịch khám.

Từ khoá: tắc tia sữa

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.