Tin tức

Mẹ sinh mổ ăn khoai mì được không? Làm gì nếu chẳng may ngộ độc?

Ngày 23/07/2024
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Sau sinh mổ, có những thực phẩm mẹ nên ăn và có những thực phẩm mẹ cần tránh. Vậy sinh mổ ăn khoai mì được không? Đây là thực phẩm có lợi hay có hại cho mẹ sinh mổ? MEDLATEC sẽ giúp bạn đọc tìm được câu trả lời ngay sau đây.

1. Khoai mì chứa thành phần dinh dưỡng nào?

Để biết sinh mổ ăn khoai mì được không thì chúng ta cùng điểm qua các thành phần dinh dưỡng có trong khoai mì. Theo đó, khoai mì hay củ sắn chứa lượng lớn tinh bột, cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể. Ngoài ra, loại củ này còn có vitamin B6, vitamin C, chất xơ, axit folic, mangan, kali, magie, đồng,…

Tuy nhiên, hàm lượng đạm và chất béo trong khoai mì khá “nghèo nàn”. Đặc biệt, loại củ này có chứa hợp chất cyanhydric gây ngộ độc với các triệu chứng và biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là tử vong.

Khoai mì chứa nhiều tinh bột nhưng ít đạm và chất béo

Khoai mì chứa nhiều tinh bột nhưng ít đạm và chất béo

2. Sinh mổ ăn khoai mì được không?

Từ những phân tích thành phần dinh dưỡng trên, chúng ta dễ dàng trả lời được câu hỏi sinh mổ ăn khoai mì được không. Theo bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng, mẹ sau sinh nói chung không nên ăn khoai mì bởi hàm lượng tinh bột cao khiến mẹ dễ bị đầy bụng, khó tiêu và tăng cân.

Đặc biệt, như đã nói, trong khoai mì, nhất là ở phần vỏ và 2 đầu củ mì có chứa hợp chất cyanhydric gây ngộ độc. Trong khi đó, mẹ mới sinh xong có hệ miễn dịch yếu, hệ tiêu hóa chưa ổn định nên rất dễ bị ngộ độc và khi bị ngộ độc thì tiềm ẩn nhiều rủi ro, biến chứng.

Bên cạnh đó, với mẹ nuôi con bằng sữa mẹ thì khi ăn khoai mì, các độc tố trong loại củ này có thể bài tiết qua sữa, gây nguy hiểm cho em bé. Do đó, nếu phân vân không biết sinh mổ ăn khoai mì được không thì câu trả lời là không.

Trường hợp mẹ quá thèm và muốn ăn để đổi vị thì khi ăn khoai mì cần nhớ:

  • Nên chọn củ khoai mì tươi, vừa mới thu hoạch vì củ càng để lâu thì càng tích tụ nhiều độc tố. 
  • Gọt sạch vỏ và ngâm củ khoai mì trong nước 1 - 2 ngày, sau đó rửa lại nhiều lần rồi mới đem đi nấu, luộc, hấp.
  • Chỉ chế biến khúc giữa củ khoai mì, bỏ hoàn toàn 2 phần đầu để loại bỏ độc tố.
  • Luộc khoai mì thật chín. Khi luộc nên mở nắp để hơi nước bay ra và tốt nhất là thay nước luộc 2 - 3 lần.
  • Chỉ ăn khoai mì 1 - 2 lần/ tháng, mỗi lần ăn 1 khúc nhỏ, tuyệt đối không ăn khoai mì thay cho bữa chính.
  • Không ăn khoai mì vào tối muộn để tránh gây nặng bụng, khó chịu, hay nghiêm trọng hơn là bị ngộ độc và gặp khó khăn trong việc xử lý. 
  • Nên ăn khoai mì chấm cùng đường hoặc mật ong để điều hòa axit hydrocyanic trong loại củ này. 
  • Mẹ sinh mổ chỉ ăn khoai mì sau khi sinh được 3 - 4 tháng. 
  • Nếu mẹ có tiền sử dị ứng thức ăn thì tốt nhất là không nên ăn khoai mì. 

Nếu mẹ thèm ăn khoai mì, chỉ ăn 1 khúc nhỏ và ăn đoạn giữa củ

Nếu mẹ thèm ăn khoai mì, chỉ ăn 1 khúc nhỏ và ăn đoạn giữa củ

3. Làm gì khi mẹ sau sinh bị ngộ độc khoai mì?

Ngoài việc tìm hiểu sinh mổ ăn khoai mì được không thì việc nắm bắt cách xử lý khi mẹ sau sinh bị ngộ độc khoai mì cũng rất quan trọng. Các triệu chứng cho thấy ngộ độc khoai mì bao gồm:

  • Mặt nóng bừng, ù tai, chóng mặt, choáng váng.
  • Chân tay ngứa ngáy và cảm giác nặng trĩu.
  • Buồn nôn và nôn.
  • Đau bụng, bụng sôi, tiêu chảy.
  • Các triệu chứng nghiêm trọng hơn gồm da nhợt nhạt, tái xanh, khó thở, ngất xỉu, giãn đồng tử, hôn mê, thậm chí là tử vong.

Khi xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào sau khi ăn khoai mì cũng tuyệt đối không được chủ quan. Việc cần làm lúc này cố gắng gây nôn cho người bệnh, sau đó cho uống nước đường, nước mía rồi di chuyển người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

4. Những thực phẩm tốt cho mẹ sinh mổ

Thay vì lo lắng không biết sinh mổ ăn khoai mì được không, có hại gì không thì các mẹ sau sinh hãy chủ động bổ sung các thực phẩm tốt, lành mạnh sau đây.

Thịt nạc

Các loại thịt nạc, đặc biệt là thịt bò, thịt heo rất tốt cho mẹ sinh mổ vì cung cấp lượng chất sắt dồi dào, giúp mẹ phòng ngừa thiếu máu sau sinh. Bên cạnh đó, thịt nạc chứa nhiều vitamin B12, cải thiện chất lượng và gia tăng số lượng nguồn sữa, giúp bé yêu tăng trưởng và phát triển tốt.

Thịt nạc giúp mẹ sau sinh phòng ngừa thiếu máu

Thịt nạc giúp mẹ sau sinh phòng ngừa thiếu máu

Cá chép

Cá chép là “thực phẩm vàng” của mẹ bỉm bởi trong cá chép có chứa protid - hoạt chất giúp kích thích tử cung co bóp để đẩy sản dịch ra ngoài, nhờ đó, mẹ mau hồi phục, phòng tránh biến chứng hậu sản. Ngoài ra, cá chép giúp mẹ tạo ra nguồn sữa thanh mát cho em bé yêu của mình. 

Trứng gà

Để mau hồi phục và cải thiện sức khỏe tim mạch, mẹ sinh mổ nên ăn 3 - 4 quả trứng gà/ tuần. Trong trứng gà không chỉ chứa lượng lớn protein mà còn giàu vitamin A, B2, B12, selen, kẽm, phốt pho, canxi,… giúp mẹ mau lấy lại sức và có sức khỏe tốt để chăm em bé.

Rau lá xanh

Mẹ sau sinh thường phải đối mặt với nguy cơ táo bón, do đó, bổ sung rau xanh là rất cần thiết. Đặc biệt, các loại rau có màu xanh đậm như cải xoăn, bông cải, rau bina,… giàu chất chống oxy hóa, không chỉ giúp mẹ mau hồi phục mà còn cải thiện các vấn đề về da và tóc. 

Sữa ít béo

Nếu mẹ muốn có nguồn sữa chất lượng cho con mà không lo mình bị tăng cân thì hãy chọn sữa ít béo hoặc sữa tách béo. Mỗi ngày, mẹ nên uống từ 2 - 3 ly, đặc biệt là nên uống vào mỗi buổi sáng và buổi tối để mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Sữa chua

Đây cũng là thực phẩm mà mẹ sau sinh cần bổ sung để cải thiện các vấn đề về tiêu hóa, đồng thời, tăng cường hệ miễn dịch và sự chắc khỏe của xương khớp. Mỗi ngày, mẹ có thể ăn 1 - 2 hộp sữa chua vào các bữa phụ.

Sữa chua là thực phẩm rất tốt cho mẹ sau sinh

Sữa chua là thực phẩm rất tốt cho mẹ sau sinh

Như vậy chúng ta đã cùng tìm hiểu sinh mổ ăn khoai mì được không và nên làm gì nếu chẳng may ngộ độc. Quý khách hãy gọi đến hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn dịch vụ và đặt lịch khám tại Chuyên khoa Sản Phụ khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.