Tin tức
Sốt xuất huyết sốt bao nhiêu ngày? Cách nhận biết sớm giai đoạn nguy hiểm
- 02/01/2025 | Khi sốt xuất huyết phát ban ngứa phải làm sao để giảm ngứa an toàn?
- 03/01/2025 | Sốt xuất huyết ở trẻ em mấy ngày thì khỏi và phương pháp điều trị tốt nhất cho trẻ
- 05/01/2025 | Có mấy chủng sốt xuất huyết? Chủng nào nguy hiểm nhất?
- 10/01/2025 | Top 5 cách giảm đau đầu khi sốt xuất huyết, bạn nên lưu lại ngay
- 10/01/2025 | Các phương pháp giúp giảm rụng tóc sau sốt xuất huyết?
1. Định nghĩa và phân loại sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm, lây truyền qua muỗi vằn Aedes aegypti. Bệnh thường bùng phát theo mùa, đặc biệt trong mùa mưa, khi điều kiện ẩm ướt tạo môi trường thuận lợi cho muỗi phát triển.
Sốt xuất huyết Dengue được phân thành ba loại chính theo mức độ biểu hiện triệu chứng và nguy cơ biến chứng:
- Sốt xuất huyết Dengue không biến chứng: Đây là dạng nhẹ nhất, thường chỉ có triệu chứng sốt cao, đau đầu, đau nhức cơ thể và phát ban. Dạng này không gây nguy hiểm nếu được phát hiện kịp thời và chăm sóc đúng cách.
- Sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo: Biểu hiện bệnh nhân sốt cao liên tục đáp ứng kém với thuốc hạ sốt, có tình trạng cô đặc máu, giảm tiểu cầu nhiều, có thể thoát dịch các màng cơ thể (dịch màng phổi, màng bụng…). Ở giai đoạn này, bệnh nhân có nguy cơ gặp biến chứng cao, cần nhập viện để điều trị.
- Sốt xuất huyết Dengue nặng: Dạng nặng nhất của bệnh, có thể gây ra xuất huyết ồ ạt, sốc do tụt huyết áp, suy gan, thận hoặc suy nội tạng. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong.
Sốt xuất huyết cần được phát hiện sớm để điều trị kịp thời
2. Các giai đoạn bệnh và cách nhận biết sớm
2.1. Giai đoạn sốt
Bạn có thể nhận biết sớm tình trạng sốt xuất hiện ở giai đoạn sốt với những biểu hiện như:
- Sốt cao đột ngột, thường trên 39°C, dai dẳng.
- Đau đầu, đau cơ, đau khớp.
- Nhức hốc mắt
Khi chăm sóc người bị sốt xuất huyết, bạn cần phải lưu ý:
- Đo thân nhiệt thường xuyên khi thấy dấu hiệu sốt cao.
- Theo dõi các dấu hiệu đi kèm như mệt mỏi, chán ăn, hoặc đau nhức toàn thân.
- Đi khám ngay nếu nghi ngờ mắc sốt xuất huyết.
2.2. Giai đoạn nguy hiểm
Ở giai đoạn nguy hiểm, người bệnh sẽ gặp phải một số triệu chứng như:
- Sốt giảm, nhưng đây không phải dấu hiệu bệnh thuyên giảm mà là giai đoạn có thể gặp các biến chứng nặng của sốt xuất huyết.
- Xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng, hoặc chảy máu cam.
- Đau bụng có thể xảy ra nếu có tràn dịch màng bụng.
- Khó thở hoặc cảm giác mệt mỏi nặng nề, là triệu chứng có thể gặp khi tràn dịch màng phổi, tổn thương phổi kèm theo.
Ở giai đoạn này, người nhà cần lưu ý:
- Theo dõi kỹ dấu hiệu xuất huyết, tập trung ở lòng bàn tay, lòng bàn chân. Xuất huyết niêm mạc như chảy máu cam, chảy máu chân răng…
- Quan sát màu sắc phân, nếu phân đen hoặc có lẫn máu, cần nhập viện ngay.
- Xét nghiệm máu theo chỉ dẫn của bác sĩ để kiểm tra tiểu cầu và hematocrit.
2.3. Giai đoạn phục hồi
Ở giai đoạn phục hồi, bạn vẫn cần để ý các dấu hiệu của người bệnh để có biện pháp phục hồi sức khỏe nhanh nhất. Giai đoạn này, có thể bạn sẽ có những biểu hiện như:
- Nhiệt độ cơ thể trở lại bình thường.
- Cảm giác thèm ăn và sức khỏe dần hồi phục.
- Ban xuất huyết trên da có thể mờ dần.
Những điều bạn nên làm để có thể nhận biết sớm về giai đoạn phục hồi là:
- Quan sát sự cải thiện dần dần của các triệu chứng.
- Đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng và nước để hỗ trợ cơ thể người bệnh phục hồi.
Chú ý giai đoạn nguy hiểm của sốt xuất huyết để đảm bảo sức khỏe người bệnh
3. Sốt xuất huyết sốt bao nhiêu ngày?
Để trả lời câu hỏi sốt xuất huyết sốt bao nhiêu ngày, bạn cần hiểu về các giai đoạn sốt xuất huyết. Cụ thể, sốt xuất huyết thường trải qua ba giai đoạn với thời gian và triệu chứng khác nhau, như:
- Giai đoạn sốt: Kéo dài từ 2-7 ngày, triệu chứng chính là sốt cao đột ngột.
- Giai đoạn nguy hiểm: Bắt đầu từ ngày thứ 4 đến thứ 7 của bệnh, khi bệnh nhân có nguy cơ gặp biến chứng.
- Giai đoạn phục hồi: Xảy ra từ ngày thứ 7-10, bệnh nhân dần hồi phục.
Như vậy, câu trả lời cho câu hỏi “sốt xuất huyết sốt bao nhiêu ngày” là thông thường, sốt xuất huyết sốt trong khoảng 5-7 ngày. Tuy nhiên, mức độ sốt và triệu chứng đi kèm ở mỗi người có thể khác nhau, do đó thời gian diễn biến bệnh có thể có sự thay đổi.
4. Phương pháp điều trị sốt xuất huyết
Hiện chưa có thuốc đặc trị cho sốt xuất huyết. Việc điều trị tập trung vào giảm triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng. Một số biện pháp bạn có thể lưu ý như:
4.1. Chăm sóc tại nhà
Đối với các trường hợp nhẹ, bệnh nhân có thể được chăm sóc tại nhà bằng các biện pháp sau đây:
- Hạ sốt: Dùng paracetamol để hạ sốt, cải thiện trình triệu chứng đau đầu, đau mỏi cơ… theo liều lượng bác sĩ chỉ định. Tránh dùng aspirin hoặc ibuprofen vì có nguy cơ gây xuất huyết.
- Bù nước: Uống nhiều nước lọc, nước trái cây hoặc dung dịch oresol.
- Theo dõi triệu chứng: Đo thân nhiệt, kiểm tra dấu hiệu xuất huyết và cảm giác đau bụng.
4.2. Điều trị tại bệnh viện
Những trường hợp nặng hoặc có biến chứng cần được điều trị tại cơ sở y tế với các biện pháp:
- Truyền dịch: Bù nước qua đường tĩnh mạch để tránh mất nước và giảm cô đặc máu.
- Theo dõi xét nghiệm máu theo hướng dẫn: Thường xuyên xét nghiệm máu để đánh giá tình trạng tiểu cầu tình trạng cô đặc máu, ngoài ra có thể đánh giá tình trạng tăng men gan, ảnh hưởng chức năng thận, rối loạn điện giải có thể gặp trong quá trình điều trị sốt xuất huyết.
- Điều trị biến chứng: Can thiệp y tế ngay nếu xuất huyết nặng hoặc có dấu hiệu sốc.
Khi có triệu chứng bệnh trở nặng, bạn cần đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị
5. Phòng ngừa sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là bệnh dễ phòng tránh nếu áp dụng các biện pháp bảo vệ hiệu quả, bao gồm:
- Ngăn chặn muỗi đốt: Mặc quần áo dài tay, ngủ màn, sử dụng kem chống muỗi hoặc nhang muỗi.
- Làm sạch nơi trú ngụ của muỗi: Dọn sạch các vật dụng đọng nước, thả cá vào bể nước lớn.
- Theo dõi thông tin dịch bệnh: Nên tránh đến những nơi đang có dịch sốt xuất huyết.
Ngay khi có các biểu hiện nghi ngờ sốt xuất huyết, bạn nên đến cơ sở y tế để kiểm tra. Đặc biệt, nếu xuất hiện các triệu chứng sau, bạn cần nhập viện ngay:
- Sốt cao liên tục không giảm dù đã uống thuốc.
- Xuất huyết nặng hoặc kéo dài.
- Đau bụng dữ dội, thở khó hoặc kiệt sức.
Như vậy, bạn đã có những thông tin cơ bản để trả lời câu hỏi “sốt xuất huyết sốt bao nhiêu ngày” cũng như cách phòng bệnh sốt xuất huyết để bảo vệ sức khỏe gia đình. Nếu cần thực hiện xét nghiệm sốt xuất huyết ngay tại nhà, bạn có thể liên hệ tới Hệ thống Y tế MEDLATEC. MEDLATEC là địa chỉ tin cậy trong xét nghiệm, thăm khám và điều trị sốt xuất huyết. Dịch vụ Xét nghiệm MEDLATEC đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam và song hành hai tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2012 và tiêu chuẩn CAP (Hoa Kỳ). Với đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, hệ thống xét nghiệm hiện đại, MEDLATEC nhận được sự tin tưởng của 5 triệu lượt khách hàng mỗi năm.
Qúy khách hàng có thể liên hệ ngay với MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn và chăm sóc sức khỏe kịp thời.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!