Tin tức
Tại sao bị mất giọng - Điểm qua 10 nguyên nhân phổ biến!
- 03/03/2022 | Đau họng Covid như thế nào - Cách phân biệt với các dạng đau họng khác
- 15/09/2021 | Bác sĩ chỉ rõ cách điều trị đau họng do trào ngược dạ dày hiệu quả
- 15/09/2021 | Nguyên nhân dẫn đến hắng giọng và cách khắc phục hiệu quả
- 16/02/2022 | Cùng bạn điểm danh những nguyên nhân gây đau họng thường gặp
1. Mất giọng nghĩa là gì?
Mất giọng không phải là một loại bệnh mà là một triệu chứng của bệnh lý mà chúng ta mắc phải. Giọng nói của bạn cũng sẽ trở nên khàn hơn, không còn được trong trẻo hay bạn sẽ gặp những vấn đề như khó phát ra tiếng nói.
Nguyên nhân gây mất giọng là gì?
Trong giao tiếp hằng ngày, con người luôn chú trọng đến giọng nói, một giọng nói trong trẻo, phát âm rõ ràng sẽ truyền đạt tốt cảm xúc tốt hơn là một giọng nói khàn đặc vì không thể phát âm được. Việc giao tiếp sẽ trở nên khó khăn hơn vì giọng nói chính là "vũ khí lợi hại nhất" trong một cuộc trò chuyện, việc mất đi chất giọng của mình có thể khiến nhiều người lo lắng, đặc biệt là đối với những người có nghề nghiệp liên quan mật thiết tới giọng nói như giáo viên, MC, ca sĩ,…
2. Nguyên nhân gây ra bệnh mất giọng
Vì là một triệu chứng đi kèm với bệnh lý chứ không phải bệnh lý, nên nguyên nhân tại sao bị mất giọng cũng rất đa dạng và cần đến bác sĩ để xác định rõ nguồn gốc của mất giọng và dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu tại sao bị mất giọng:
2.1. Cảm cúm
Đây là một nguyên nhân khá phổ biến khi chúng ta bị mất giọng. Bệnh cảm lạnh do virus gây ra và nó thường có những triệu chứng như đau họng, khàn tiếng, nhức đầu, sốt cao, đau nhức cơ, mệt mỏi, sổ mũi, ho, nghẹt mũi, mặc dù ít gặp phải hơn nhưng cảm cúm còn khiến bệnh nhân tiêu chảy hay nôn mửa. Việc điều trị cho triệu chứng sẽ làm cho bệnh thuyên giảm và có thể khỏi hẳn, kết hợp với chế độ dinh dưỡng đảm bảo đủ chất và nghỉ ngơi đúng giờ sẽ khiến cho bệnh nhanh khỏi.
Đối với những đối tượng có bệnh nền hoặc những người già, trẻ em thì triệu chứng thường gặp của cảm cúm sẽ là viêm phổi nên cần phải đề phòng cẩn thận và chữa trị hợp lý theo hướng dẫn của bác sĩ và may mắn là hiện nay cảm cúm do virus cũng đã có thể phòng ngừa bằng tiêm chủng .
2.2. Mất giọng nói quá nhiều
Đối với những người cần phải sử dụng giọng nói với cường độ cao, mỗi lần hát hay nói có rất nhiều cơ phải phối hợp với nhau để tạo ra âm thanh bao gồm cơ ở miệng và cả họng. Việc này nếu như lặp lại với cường độ cao thì sẽ khiến cho các cơ này bị mỏi, căng thẳng và dẫn đến những chấn thương vùng cơ đó là lý do tại sao bị mất giọng. Bên cạnh đó việc sử dụng sai kỹ thuật nói, sai kỹ thuật hát, ho quá nhiều, nói âm cao hoặc thấp so với bình thường trong một thời gian cũng gây mất giọng.
Dùng giọng nói quá nhiều gây tổn thương thanh quản
2.3. Dị ứng
Ngoài những triệu chứng thường gặp khi dị ứng như ngứa, nổi mẩn, hắt hơi, sổ mũi thì khi bạn dị ứng có thể sẽ gây ra mất giọng. Do dị ứng gây ra hiện tượng dây thanh quản bị sưng phù, chảy dịch mũi sau vào dây thanh quản gây ra kích ứng cho dây thanh quản, ho nhiều làm trầy xước dây thanh quản dẫn đến mất giọng.
2.4. Bệnh lý về tuyến giáp
Tuyến giáp đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát một số chức năng của cơ thể bạn và trong đó có giọng nói. Tuyến giáp tiết ra Hoocmon để điều tiết những chức năng đó nhưng một khi không còn sản xuất đủ hay gặp phải một số vấn đề như phù nề, sưng to, bạn có thể bị ho và gây nên mất giọng.
2.5. Viêm thanh quản
Việc sử dụng giọng nói quá nhiều, cảm lạnh, hít phải thứ gì đó gây khó chịu hoặc gây tổn thương đến thanh quản sẽ khiến cho nhiều bệnh nhân dẫn đến hiện tượng bị khàn giọng, mất giọng. Cần tìm hiểu nguyên nhân tại sao bị viêm thanh quản để điều trị kịp thời. Đây cũng là một lý do phổ biến khi tìm hiểu tại sao bị mất giọng.
2.6. Hút thuốc lá
Các nghiên cứu khoa học cho thấy người hút thuốc lá có nguy cơ rối loạn giọng nói và những bệnh về thanh quản nhiều hơn người thường khoảng 3 lần. Khói thuốc sẽ gây kích ứng đến thanh quản và lâu dài ảnh hưởng đến giọng nói. Hút thuốc có thể gây ra những khối u nhỏ trên dây thanh quản được gọi là Polyp. Đây là lý do tại sao bị mất giọng.
Hút thuốc cũng là lý do tại sao bị mất giọng
2.7. Viêm khớp dạng thấp
Có lẽ bạn có thể bất ngờ khi viêm khớp dạng thấp lại là một trong những nguyên nhân gây ra mất giọng. Nhưng vì bệnh lý này ảnh hưởng đến những khớp nhỏ tại nhiều vùng trong đó có vùng mặt và cổ họng, dẫn đến những tác động đến quá trình hô hấp và hoạt động của dây thanh quản. Tỷ lệ bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có triệu chứng ảnh hưởng đến giọng nói chiếm khá cao vào khoảng 1/3.
2.8. Trào ngược dạ dày thực quản
Đây là một bệnh lý do tình trạng axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản. Những triệu chứng như ợ chua, đau và tổn thương thượng vị, có thể dẫn đến khàn giọng, thở không mạnh, có nhiều chất nhầy trong cổ họng gây ảnh hưởng đến giọng nói của bệnh nhân. Thanh quản, cổ họng và thực quản đều có thể bị kích ứng do axit có trong dạ dày.
2.8. Bệnh thần kinh
Bệnh Parkinson, là một loại bệnh thần kinh gây ảnh hưởng đến các cơ trên cơ thể và trong đó có cơ mặt và cổ họng. Khi bị mắc bệnh này, chức năng kiểm soát chuyển động và phối hợp của não bộ sẽ bị suy giảm và gần như hầu hết các bệnh nhân mắc chứng bệnh này đều có sự rối loạn về giọng nói.
2.9. Các nốt, Polyp, u nang ở dây thanh quản
Một số nguyên nhân có liên quan như:
-
Nốt: đây là hiện tượng xuất hiện những nốt có hình dạng như mô sẹo và thường nằm giữa dây thanh âm và sẽ tiêu đi khi giảm sử dụng giọng nói một thời gian.
-
Polyp: xuất hiện với nhiều kích cỡ và hình dạng ở một bên dây thanh âm và thường phải loại bỏ những Polyp này bằng phẫu thuật.
-
U nang: những khối u phát triển gần hay bên dưới bề mặt thanh quản sẽ khiến cho giọng nói của bệnh nhân thay đổi nghiêm trọng và phải nhờ sự can thiệp của phẫu thuật để loại bỏ.
U, nốt, polyp trong dây thanh âm
2.10. Ung thư vòm họng
Có lẽ đây là lý do tại sao bị mất giọng khiến nhiều người không mong muốn xảy ra với mình nhất. Các triệu chứng ngoài việc mất giọng khi xảy ra ung thư vòm họng là đau khi nhai nuốt, đau tai, khó thở có xuất hiện khối u tại vùng cổ.
Những thông tin về nguyên nhân tại sao bị mất giọng trên đây mang tính chất tham khảo, khi bạn mất giọng kéo dài 2 tuần thì nên đi khám bác sĩ để chẩn đoán bệnh và nguyên nhân chính xác, không nên để tình trạng này kéo dài gây ảnh hưởng đến cuộc sống.
Nếu có thắc mắc hoặc muốn đặt lịch khám, các bạn có thể đến trực tiếp khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hoặc gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ chi tiết hơn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!