Tin tức

Tại sao da sần sùi, bong tróc? Làm thế nào để da luôn mịn màng?

Ngày 18/05/2023
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đều mong muốn có làn da mịn màng, khỏe đẹp nhưng da cũng là bộ phận luôn có nhiều vấn đề khác nhau. Không chỉ riêng về mụn, mà làn da sần sùi, khô ráp cũng khiến nhiều người lo lắng, tự ti. Vậy tại sao da lại sần sùi, kém sắc?

1. Như thế nào là da sần sùi?

Da sần sùi hay còn có thuật ngữ y khoa được sử dụng theo tiếng Hy Lạp là xerosis. Đây là hiện tượng bề mặt da khô ráp, không láng mịn hoặc bong tróc từng mảng. Khi lớp biểu bì của da bị tổn thương sẽ gây ra hiện tượng nứt gãy các liên kết trên bề mặt da. Chính vì thế, khi các liên kết này không còn sự liền mạch thì phần nước cấp ẩm cho da ở lớp hạ bì sẽ bị thất thoát và khiến cho da trở nên sần sùi, khô ráp.

Khi da gặp tình trạng sần sùi không chỉ gây mất thẩm mỹ mà da lúc này cũng nhạy cảm và dễ bị kích ứng hơn. Nếu không chăm sóc kịp thời và đúng cách thì những vết nứt của bề mặt da càng sâu và làm cho da bị lão hóa nhanh hơn. 

Da sần sùi, kém sắc khiến chúng ta trở nên tự ti 

Da sần sùi, kém sắc khiến chúng ta trở nên tự ti 

2. Những vùng da dễ bị sần sùi, bong tróc

Tất cả các vùng da trên cơ thể đều có kết cấu tương tự nhau, vậy những vùng da nào dễ bị sần sùi, bong tróc và cần được chăm sóc hàng ngày để da láng mịn. Hãy cùng theo dõi phần tiếp theo nhé.

2.1. Da mặt

Da mặt là vùng da nhạy cảm nhất trên cơ thể và có nhiều vấn đề khác nhau. Trong đó tình trạng da mặt khô, sần sùi, bong tróc khá phổ biến và đặc biệt là đối với những người thường xuyên phải trang điểm hoặc các loại mỹ phẩm trên da chưa đúng cách. Từ đó, khiến cho da bị tổn thương, mất độ ẩm và nhạy cảm, dễ nổi mụn, kích ứng da hoặc thậm chí là viêm da.

Vùng da mặt thường nhạy cảm và dễ bị sần, khô ráp

Vùng da mặt thường nhạy cảm và dễ bị sần, khô ráp

2.2. Da tay

Vùng da tay thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng khi chạy xe máy hoặc tiếp xúc nhiều với các chất tẩy rửa như nước rửa chén, bột giặt, dầu gội,... Điều này dễ dẫn đến tình trạng khô da, da bị sần do ảnh hưởng của nhiệt độ và hóa chất. 

Da tay thường xuyên tiếp xúc với hóa chất và ánh nắng trực tiếp gây khô da

Da tay thường xuyên tiếp xúc với hóa chất và ánh nắng trực tiếp gây khô da

2.3. Da mông

Da mông là vùng da thường ít được quan tâm nhưng đây cũng là vùng da thường xuyên bị sần sùi, khô ráp khiến cho nhiều người tự ti. Khu vực này thường xuyên tiếp xúc, cọ sát với trang phục hàng ngày và thói quen ngồi lâu cũng khiến cho vùng da này trở nên sần sùi, thâm sạm. 

3. Nguyên nhân khiến cho da sần sùi

Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến cho da trở nên sần sùi, thiếu sức sống. Không chỉ xuất phát từ yếu tố môi trường, thời tiết mà còn do cách ăn uống, chăm sóc da hàng ngày. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến khiến cho làn da của bạn không mịn màng và dễ bị khô hay sần sùi.

3.1. Chế độ ăn uống thiếu chất

Ngoài những tác nhân bên ngoài, nguyên nhân gây tình trạng da sần sùi, kém thẩm mỹ cũng xuất phát từ thói quen ăn uống hàng ngày. Đầu tiên là uống không đủ nước. Khi cơ thể thiếu nước thì biểu hiện đầu tiên dễ nhận thấy nhất chính là làn da trở nên khô, thiếu sức sống.

Những người thường xuyên nạp lượng đường nhiều hơn mức bình thường cũng dễ khiến cho da sần sùi, không láng mịn và nổi mụn. Bởi vì đường sẽ kích thích tăng tuyến bã nhờn và làm to lỗ chân lông từ đó dễ bị vi khuẩn xâm nhập gây mụn

Sử dụng nhiều đường và thiếu nước sẽ khiến da thiếu sức sống

Sử dụng nhiều đường và thiếu nước sẽ khiến da thiếu sức sống

3.2. Mắc bệnh lý về da

Da khô, sần sùi có thể là biểu hiện làn da của bạn đang mắc phải bệnh lý về da như: viêm da, vảy nến, eczema, nấm,... Các tác nhân có thể gây bệnh lý trên da thường gặp như di truyền từ gia đình, môi trường sống có chứa vi khuẩn gây nấm hoặc sử dụng mỹ phẩm không đúng cách gây viêm da,...

3.3. Da đang điều trị mụn

Trong các sản phẩm trị mụn thường chứa các hoạt chất giúp da hạn chế bài tiết chất nhờn và làm khô các vết mụn viêm, sưng đỏ. Điều này cũng khiến cho các vùng da khác trên mặt dễ khô hơn và có hiện tượng sần sùi, bong tróc. 

Các sản phẩm điều trị mụn thường có thành phần khiến da khô, sần sùi

Các sản phẩm điều trị mụn thường có thành phần khiến da khô, sần sùi

3.4. Căng thẳng kéo dài

Trạng thái căng thẳng kéo dài sẽ khiến cơ thể tiết ra nhiều hormone adrenaline và cortisol hơn lượng bình thường. Trong đó, nếu adrenaline tăng sẽ kích thích tuyến mồ hôi hoạt động mạnh hơn từ đó khiến da mất nước và khô hơn. Ngoài ra, thiếu ngủ hoặc ngủ không đủ giấc khi bị stress sẽ khiến cho da bị xỉn màu, thiếu sức sống.

Khi căng thẳng quá mức đối sẽ khiến những bệnh lý về da như chàm, vảy nến,... dễ bùng phát hoặc tái phát trở lại vì hệ miễn dịch bị suy yếu do ảnh hưởng của lượng cortisol vượt mức bình thường.

3.5. Sử dụng mỹ phẩm không hợp với da

Khi sử dụng loại mỹ phẩm không phù hợp với da sẽ khiến cho da dễ bị kích ứng với các biểu hiện như nổi mụn li ti, mẩn đỏ, da sần sùi, ngứa,... Đối với trường hợp này chúng ta nên ngưng sử dụng mỹ phẩm trong vòng 1 - 2 ngày để giúp da ổn định lại trạng thái bình thường. Và nếu bạn muốn thay đổi sản phẩm chăm sóc hoặc trang điểm thì nên dùng thử trước ở 1 vùng da nhỏ để kiểm tra độ kích ứng.

3.6. Không tẩy da chết thường xuyên

Hàng ngày, làn da của chúng ta luôn tái tạo các tế bào mới để thay thế lớp tế bào cũ tạo thành lớp sừng trên da. Và nếu bạn không tẩy tế bào chết thường xuyên để loại bỏ lớp sừng này sẽ khiến da trở nên sần sùi, không mượt mà, láng mịn và kém sắc.

Không tẩy da chết thường xuyên khiến da sần sùi hơn

Không tẩy da chết thường xuyên khiến da sần sùi hơn

4. Nên làm gì để đánh bay làn da sần sùi, khô ráp

Chắc hẳn không ai muốn sở hữu làn da sần sùi, kém thẩm mỹ, vậy làm thế nào để sở hữu làn da mịn màng? Hãy thực hiện các gợi ý sau để thấy sự cải thiện của làn da bạn nhé.

4.1. Cung cấp ẩm đủ cho da

Để hạn chế tình trạng khô, nứt nẻ trên da thì việc cung cấp đủ độ ẩm là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc chăm sóc da. Nên chọn sản phẩm dưỡng da chứa thành phần như glycerin, sorbitol, sodium hyaluronate, urea, propylene glycol, HA,... giúp làn da luôn có độ ẩm nhất định.

Sử dụng sản phẩm cấp ẩm ngay cả khi da không có dấu hiệu khô ráp sẽ giúp tăng cường khả năng bảo vệ da khỏi các các tác nhân từ môi trường hoặc thời tiết.

Các loại kem, mặt nạ dưỡng ẩm giúp cấp ẩm cho da hạn chế rạn nứt

Các loại kem, mặt nạ dưỡng ẩm giúp cấp ẩm cho da hạn chế rạn nứt

4.2. Thường xuyên tẩy tế bào chết 

Nếu bạn đang trong tình trạng da sần sùi thì hãy thường xuyên tẩy tế bào chết từ 2 - 3 lần/ tuần bằng các sản phẩm chuyên dụng được làm từ bã cà phê, các loại đường,... có độ ma sát để giúp loại bỏ lớp sừng trên da. 

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các sản phẩm của chứa AHA, BHA, Retinol,... để giúp tẩy tế bào chất hóa học, tuy nhiên những sản phẩm này dễ gây kích ứng cho da nếu không có liệu trình phù hợp. Vì thế nếu bạn muốn sử dụng các loại tẩy tế bào chết hóa học trên da thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu nhé.

4.3. Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt

Đầu tiên, không thể thiếu chính là cung cấp đủ nước lọc và bổ sung thêm các loại nước ép rau củ, trái cây chứa nhiều vitamin, chất xơ cho cơ thể. Hạn chế sử dụng các thực phẩm có nhiều đường như trà sữa, nước ngọt,... và các loại thức ăn có nhiều dầu mỡ, chiên xào. 

Nên tạo thói quen ngủ sớm, tránh thức khuya để cơ thể có đủ thời gian nghỉ ngơi và hồi phục sau một ngày làm việc. Giấc ngủ chất lượng không chỉ giúp cho da khỏe hơn mà đồng thời cơ thể sẽ được nạp đủ năng lượng để tiếp tục ngày mới hiệu quả.

Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày để da khỏe hơn

Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày để da khỏe hơn

Có thể thấy, để sở hữu làn da đẹp, mịn màng không chỉ phụ thuộc vào các sản phẩm chăm sóc da mà còn xuất phát từ thói quen ăn uống, sinh hoạt khoa học hàng ngày. Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về làn da của mình. Nếu cần thăm khám chi tiết hơn, các bạn có thể đến chuyên khoa Da liễu thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để đặt lịch khám, Quý khách hãy liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ