Tin tức
Tất tần tật mọi điều nên biết về xét nghiệm Hematocrit
- 29/04/2022 | Chuyên gia hướng dẫn về cách đọc các chỉ số xét nghiệm máu bình thường
- 14/04/2022 | Gợi ý địa chỉ xét nghiệm máu ở Hà Nội đảm bảo chính xác và nhanh chóng
- 23/03/2022 | Chỉ số MCHC trong xét nghiệm máu là gì và có ý nghĩa như thế nào?
1. Hematocrit là xét nghiệm gì?
Hematocrit (viết tắt là HCT) là thuật ngữ dùng để chỉ tỷ lệ phần trăm của tế bào hồng cầu có ở trong máu. Nhiệm vụ của những tế bào này là đưa oxy đi khắp cơ thể. Do đó có thể xem đây là một chỉ số rất quan trọng đối với chẩn đoán và theo dõi bệnh lý về máu.
Hematocrit là tỷ lệ của tế bào hồng cầu trong máu
Xét nghiệm Hematocrit giúp đo lường lượng máu được tạo thành từ tế bào hồng cầu. Bản thân tế bào hồng cầu có chứa protein hemoglobin có vai trò vận chuyển oxy từ phổi đến các bộ phận trong cơ thể. Kết quả xét nghiệm dù nồng độ hematocrit quá thấp hay quá cao đều có thể là dấu hiệu cảnh báo rối loạn máu, mất nước hoặc các bệnh lý khác.
2. Khi nào nên làm xét nghiệm Hematocrit
Bác sĩ có thể sẽ yêu cầu làm xét nghiệm HCT như một khâu của quá trình kiểm tra sức khỏe định kỳ. Ngoài ra, khi người bệnh có triệu chứng của rối loạn tế bào hồng cầu cũng có thể sẽ được đề nghị thực hiện xét nghiệm này. Các triệu chứng thường gặp ở người bị rối loạn hồng cầu gồm: mệt mỏi, khó thở, cơ thể suy nhược, đau đầu, tay chân lạnh, chóng mặt, da nhợt nhạt, tức ngực,...
3. Quá trình thực hiện và những rủi ro có thể gặp phải trong xét nghiệm Hematocrit
3.1. Quy trình tiến hành xét nghiệm
- Trước khi làm xét nghiệm
Người bệnh không cần phải chuẩn bị gì và cũng không cần nhịn ăn trước khi làm xét nghiệm Hematocrit.
- Quá trình diễn ra xét nghiệm
Để tiến hành xét nghiệm Hematocrit, người bệnh sẽ được lấy máu ở tĩnh mạch khuỷu tay hoặc đầu ngón tay. Trước khi lấy máu, người bệnh sẽ được lau sát trùng làm sạch khu vực sẽ được lấy máu. Tiếp sau đó, trên bắp tay của người bệnh sẽ được buộc một dải băng cao su để làm tăng áp lực của tĩnh mạch, khiến cho tĩnh mạch hiển thị rõ.
Bác sĩ thường chỉ định xét nghiệm Hematocrit khi khám sức khỏe định kỳ hoặc nghi ngờ triệu chứng của bệnh lý về máu
Khi đã nhìn thấy tĩnh mạch, kỹ thuật viên sẽ đưa một cây kim nhỏ vào tĩnh mạch để rút ra một lượng máu vừa đủ và đưa nó vào ống nghiệm. Cuối cùng, kim được rút ra và kỹ thuật viên sẽ dùng bông y tế hoặc một miếng gạc nhỏ để che vị trí vừa đưa kim vào lấy máu.
Khi việc lấy mẫu máu xét nghiệm đã được hoàn tất, kỹ thuật viên sẽ đưa mẫu bệnh phẩm thu được đến phòng xét nghiệm để phân tích.
3.2. Rủi ro có thể xảy ra
Xét nghiệm Hematocrit được thực hiện đơn giản và khá an toàn nên hiếm khi có rủi ro. Người bệnh có thể sẽ thấy đau nhẹ hoặc có vết bầm tím ở vùng da được đưa kim tiêm vào để lấy máu nhưng những biểu hiện này sẽ nhanh chóng biến mất.
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể gặp phải một số rủi ro khác nhưng không đáng ngại như: máu ở vùng đưa kim tiêm vào chảy quá nhiều hoặc bị tụ lại, choáng, chóng mặt, nhiễm trùng da ở vùng lấy máu,...
4. Ý nghĩa của kết quả xét nghiệm Hematocrit
- Kết quả bình thường
Kết quả của xét nghiệm chỉ số Hematocrit được báo cáo dưới dạng phần trăm và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: giới tính, tuổi tác, chủng tộc, mang thai,... Mặt khác, tùy từng địa chỉ tiến hành xét nghiệm và phương pháp được sử dụng mà kết quả của xét nghiệm cũng có thể sẽ sai lệch đôi chút.
Chỉ số xét nghiệm Hematocrit được xem là bình thường khi:
+ Đối với nam giới: Hematocrit trong khoảng 41 - 50%.
+ Đối với nữ giới: Hematocrit trong khoảng 36 - 44%.
+ Đối với trẻ em: Hematocrit trong khoảng 32 - 42%.
+ Đối với trẻ sơ sinh: Hematocrit trong khoảng 45 - 61%.
- Kết quả cho thấy chỉ số Hematocrit thấp hơn bình thường
Điều này có nghĩa là các tế bào trong cơ thể đang không được nhận đủ oxy. Nguyên nhân gây nên tình trạng này chủ yếu do: bị mất máu, thiếu máu, thiếu khoáng chất hoặc vitamin, bệnh thận, tuyến giáp bất thường, đa u tủy, thừa nước, tế bào hồng cầu bị phá hủy miễn dịch, tăng bạch cầu,...
Chỉ số Hematocrit trong máu giúp bác sĩ có cơ sở để chẩn đoán nhiều bệnh lý về máu
- Kết quả cho thấy chỉ số Hematocrit cao hơn bình thường
Nếu chỉ số xét nghiệm Hematocrit cao hơn bình thường thì nó có thể cảnh báo tế bào hồng cầu đang sản xuất quá mức. Nguyên nhân gây ra tình trạng đó thường là:
+ Bị mất nước.
+ Dày hoặc có sẹo phổi.
+ Mắc bệnh tim bẩm sinh.
+ Bị đa hồng cầu.
+ Khối u thận.
+ Suy tim.
+ Mắc bệnh tủy xương.
+ Dùng testosterone.
+ Bị ngộ độc carbon monoxide
Về cơ bản, xét nghiệm Hematocrit dù cho kết quả thấp hay cao cũng vẫn là một sự bất thường, nó có thể cảnh báo những bệnh lý nghiêm trọng ảnh hưởng xấu cho sức khỏe. Vì thế, khi đã nhận được kết quả xét nghiệm người bệnh nên tham khảo kỹ lưỡng ý kiến của bác sĩ để có hướng điều trị kịp thời trong trường hợp cần thiết.
Tính đến thời điểm này, trung tâm xét nghiệm của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là đơn vị y tế đầu tiên và duy nhất ở nước ta đang được cấp và thực hiện đồng thời hai chứng chỉ: ISO 15189:2012 và CAP (Hội bệnh học Hoa Kỳ cấp). Đây chính là cơ sở khẳng định chất lượng của dịch vụ xét nghiệm được thực hiện tại trung tâm xét nghiệm MEDLATEC.
Lựa chọn thực hiện xét nghiệm Hematocrit tại MEDLATEC quý khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm về độ chính xác của kết quả xét nghiệm. Không những thế, chính đội ngũ bác sĩ chuyên khoa đầu ngành của bệnh viện sẽ trực tiếp giải thích cặn kẽ về kết quả xét nghiệm để quý khách được rõ. Những trường hợp phát hiện bất thường sẽ được bác sĩ tư vấn, định hướng điều trị hiệu quả.
Mọi thắc mắc có liên quan đến xét nghiệm Hematocrit nói riêng và các loại xét nghiệm máu nói chung, quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp tổng đài 1900 56 56 56. Đội ngũ chuyên gia y tế của bệnh viện luôn sẵn sàng giải đáp, giúp quý khách tháo gỡ mọi băn khoăn về tình trạng sức khỏe của mình.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!