Tin tức
Tất tần tật thông tin bạn cần biết về kỹ thuật xét nghiệm Renin
- 06/10/2020 | Renin huyết tương tăng cao ở trẻ, một chỉ số không nên bỏ qua
- 18/06/2022 | Renin là gì và khi nào nên tiến hành xét nghiệm Renin?
- 09/06/2020 | Vai trò của xét nghiệm Renin đối với người cao huyết áp
1. Thế nào là xét nghiệm Renin?
Renin cùng được sản xuất ra từ thận với chức năng chính là làm tăng huyết áp, duy trì sự ổn định của nồng độ natri và kali trong cơ thể.
Nếu một người bị hạ huyết áp hay lượng máu tới thận giảm, hoặc hạ natri tại ống thận thì khi đó thận sẽ tăng tiết Renin. Lúc này, Renin với vai trò là một enzyme xúc tác sẽ kích thích vỏ thượng thận xảy ra một loạt các phản ứng như sản xuất nhiều hormone aldosterone hơn, điều này giúp làm tăng huyết áp, khả năng tái hấp thu natri và bài tiết kali ở ống thận từ đó mà cũng tăng theo.
Giá trị Renin đo được trong huyết tương đo được ở người bình thường sẽ nằm trong khoảng 4,66 - 31,9 ng/L. Khoảng giá trị này có thể khác nhau ở mỗi bệnh nhân do chế độ sinh hoạt ở mỗi người là không giống nhau. Cụ thể:
-
Người lớn áp dụng thực đơn ăn uống hàng ngày có hàm lượng natri bình thường: nồng độ Renin khi xét nghiệm lấy mẫu máu ở tư thế nằm là 0,2 - 1,6 ng/ml/h, còn khi đứng thẳng là 0,7 - 3,3 ng/ml/h;
-
Người lớn có chế độ ăn được điều chỉnh ít natri hơn: nồng độ Renin khi xét nghiệm lấy mẫu máu ở tư thế nằm là 0,4 - 3,2 ng/ml/h, còn khi đứng thẳng là 4,2 - 19,8 ng/ml/h.
Mỗi bệnh nhân sẽ có giá trị Renin khác nhau do chế độ sinh hoạt khác nhau
Xét nghiệm Renin cho ra kết quả đều không thuộc khoảng giới hạn trên sẽ có tác dụng chẩn đoán và tìm ra nguyên nhân bệnh.
2. Đặc điểm xét nghiệm Renin và quy trình thực hiện
Để thực hiện xét nghiệm Renin, người ta thường sử dụng kỹ thuật miễn dịch hóa phát quang. Kỹ thuật này được tiến hành theo phương pháp sandwich. Trước khi bắt đầu xét nghiệm, tốt hơn hết bệnh nhân cần thay đổi hoặc ngưng sử dụng các loại thuốc như thuốc lợi tiểu, thuốc điều chỉnh huyết áp,... Vì những thuốc này có khả năng làm ảnh hưởng đến các chỉ số kali, natri trong máu khiến kết quả xét nghiệm có thể bị sai lệch.
Ngoài ra, trước khi tiến hành xét nghiệm 2 tuần, người bệnh nên tránh xa đồ uống có cồn, chất kích thích như rượu bia, cafein, thuốc lá,..., đồng thời không sử dụng cam thảo đen,... do đây là những chất sẽ làm thay đổi huyết áp của người bệnh. Đặc biệt lưu ý, trước khi làm xét nghiệm 3 ngày, không ăn nhiều thực phẩm giàu natri và muối, bữa ăn nên thanh đạm hơn 8 tiếng trước khi xét nghiệm, bệnh nhân cần nhịn ăn.
Bên cạnh đó, các yếu tố sinh lý như phụ nữ đang trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc đang mang thai, tuổi tác, tư thế lấy mẫu xét nghiệm khi đang đứng hoặc nằm,... cũng là các tác nhân làm ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm.
Không dùng đồ uống có cồn và hút thuốc lá trước khi thực hiện xét nghiệm Renin
Quy trình thực hiện xét nghiệm Renin:
Có 2 tư thế lấy mẫu máu bệnh nhân có thể lựa chọn đó là nằm ngửa hoặc đứng thẳng. Máu sẽ được lấy ở tĩnh mạch cánh tay.
-
Nếu người bệnh chọn nằm ngửa để lấy máu thì cần nghỉ ngơi từ 1 - 2 tiếng. Sau đó nhân biên sẽ sát khuẩn vị trí lấy máu và lấy máu như bình thường;
-
Nếu người bệnh chọn đứng thẳng để lấy máu thì cần đi lại thư giãn, nghỉ ngơi nhưng trong tư thế đứng thẳng trước khi lấy máu từ 30 phút đến 1 tiếng.
Quá trình lấy mẫu có thể xảy ra một số rủi ro sau:
-
Tĩnh mạch nơi lấy máu có thể bị bầm và sưng;
-
Xét nghiệm có sai số do bệnh nhân không hợp tác trong khi lấy máu, tư thế lấy mẫu không chuẩn xác, bệnh nhân chưa tuân thủ các lưu ý trước thời gian lấy máu,...;
-
Sai số do thiết bị xét nghiệm.
Thiết bị, máy móc để xét nghiệm cần phải được chuẩn bị sẵn trong điều kiện tiêu chuẩn. Đối với xét nghiệm Renin, Trung tâm Xét nghiệm của bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ ứng dụng máy miễn dịch Liaison tự động để thực hiện nên sẽ rút ngắn được thời gian xét nghiệm chỉ còn 50 - 60 phút thực hiện và vẫn đảm bảo độ chính xác cao.
3. Đọc kết quả xét nghiệm Renin
Dưới đây là cách đọc kết quả xét nghiệm Renin:
-
Chỉ số Renin bình thường (thuộc khoảng tham chiếu): cho thấy giá trị Renin ở ngưỡng an toàn, bệnh nhân không mắc bệnh lý gì liên quan đến nồng độ Renin trong cơ thể. Giá trị này có thể không thống nhất ở các khu vực trên thế giới nên sẽ có sự điều chỉnh phù hợp với điều kiện ở từng nơi;
-
Chỉ số Renin nằm ngoài khoảng tham chiếu:
-
Thấp hơn bình thường: nguy cơ mắc phải hội chứng Conn (cường aldosterone nguyên phát), các vấn đề về thận,...;
-
Cao hơn bình thường: tỷ lệ cao bệnh nhân đang bị suy giảm chức năng gan, thận, mắc các bệnh về thận, suy tuyến thượng thận, tăng huyết áp mạn tính, tắc nghẽn máu lưu thông đến thận, xuất huyết do nhiều nguyên nhân khác nhau,...
Thường xuyên theo dõi và kiểm tra nồng độ Renin trong máu sẽ có tác dụng đánh giá chức năng thận sau khi điều trị các thuốc huyết áp, glucocorticoid một thời gian.
Bệnh nhân nên thực hiện xét nghiệm renin ở cơ sở uy tín, chất lượng
Ngoài ra để có được kết luận chuẩn xác hơn về các bệnh lý về thận thì bệnh nhân cần thực hiện kết hợp thêm các loại xét nghiệm khác như xét nghiệm aldosterone, xét nghiệm ACTH, siêu âm thận và tuyến thượng thận, điện giải đồ,... kết hợp với thăm khám lâm sàng, khai thác các thông tin liên quan đến chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày, bệnh án và các thuốc đang sử dụng,...
4. Địa chỉ xét nghiệm Renin uy tín, an toàn và hiệu quả
Dành cho những ai đang băn khoăn không biết nên thực hiện xét nghiệm Renin ở đâu hợp lý thì hãy đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Bệnh viện là nơi quy tụ các chuyên gia đầu ngành tay nghề cao, bên cạnh đó MEDLATEC còn sở hữu hệ thống máy móc đạt tiêu chuẩn quốc tế và được nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài góp phần giúp kết quả xét nghiệm chính xác và được trả ra nhanh chóng hơn.
Trong trường hợp khách hàng chưa sắp xếp được lịch khám trực tiếp tại Bệnh viện thì MEDLATEC vẫn đang cung cấp dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà. Khách hàng nếu muốn sử dụng dịch vụ có thể liên hệ đặt lịch qua tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC sẽ được tổng đài viên tư vấn chi tiết, cụ thể hơn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!