Tin tức
Thai nhi quay đầu ở tuần 30 có phải sớm không - mẹ bầu thắc mắc
- 21/06/2021 | Giải đáp y khoa: Mẹ bị đi ngoài có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- 10/06/2021 | Đa ối ảnh hưởng gì đến thai nhi và mẹ cần lưu ý những gì?
- 08/06/2021 | Tất tần tật về siêu âm màu thai nhi mẹ bầu cần ghi nhớ
1. Thai nhi quay đầu là gì?
Thai nhi quay đầu là một trong những quá trình quan trọng, khi thai dần dịch chuyển tư thế để đầu chúc xuống dưới, gáy quay về phía bụng mẹ để tạo áp lực cho tử cung. Tư thế chính xác này sẽ giữ ổn định đến lúc sinh để khi tử cung rộng mở, xuất hiện các cơn co thắt, thai được đẩy ra ngoài dễ dàng nhất, an toàn nhất.
Thai nhi quay đầu là giai đoạn quan trọng để chuẩn bị sinh
Quá trình thai nhi quay đầu là vô cùng cần thiết để chuẩn bị cho thời khắc ra đời, tuy nhiên thực tế vẫn có trường hợp thai nhi quay đầu không đúng thời điểm hoặc không quay đầu, ngôi thai ngược gây khó khăn cho quá trình sinh thường.
Do đó trong những lần khám thai gần cuối thai kỳ này, bác sĩ sẽ kiểm tra ngôi thai đã đúng hay chưa, nếu không sẽ có chỉ định sinh phù hợp.
2. Mẹ bầu băn khoăn: thai nhi quay đầu ở tuần 30 có phải sớm không?
Có thể nói, thai nhi quay đầu là dấu hiệu vô cùng quan trọng mà mẹ bầu cần theo dõi trong khoảng tuần thai từ 28 đến 35. Quá trình quay đầu thai này có thể diễn ra trong thời gian một vài tuần cho đến khi đầu của bé hướng xuống dưới, tạo áp lực cho tử cung và gây ra những cơn co thắt khi chuyển dạ. Thai có thể sinh đẻ tự nhiên dễ dàng nhất với tư thế này.
Mẹ bầu có thể cảm nhận được chuyển động khi thai nhi quay đầu
Về thắc mắc thai nhi quay đầu ở tuần 30 có phải sớm không, các chuyên gia cho biết, thời điểm quay đầu của thai nhi là khác nhau, kể cả những lần sinh khác nhau của mẹ. Yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến thời điểm thai nhi quay đầu là số lần mang thai của mẹ:
Mẹ mang thai lần đầu
Ở lần mang thai đầu tiên, cơ thể mẹ có nhiều bỡ ngỡ, xương chậu và tử cung chưa bị ảnh hưởng nhiều nên hầu hết thai nhi quay đầu vào khoảng tuần thai thứ 34 đến 35.
Mẹ mang thai những lần sau
Ở lần mang thai thứ 2 hoặc những lần sau, hầu hết thai nhi quay đầu sẽ muộn hơn rơi vào khoảng tuần thai thứ 36 - 37.
Song thực tế nhiều trường hợp thai nhi 28 tuần tuổi đã bắt đầu có dấu hiệu quay đầu, mẹ có thể cảm nhận được những chuyển động của thai trong quá trình này. Siêu âm là cách xác định chính xác nhất quá trình quay đầu của thai nhi. Như vậy thai nhi quay đầu ở tuần thứ 30 là tương đối sớm, song để xác nhận có bất thường hay không thì cần siêu âm kiểm tra.
Nhiều trường hợp thai nhi quay đầu sớm từ tuần thai thứ 30 không phải là ngôi thai đúng, ngôi thai ổn định nên việc kiểm tra ngôi thai để chuẩn bị sinh là rất cần thiết. Với các ngôi thai bất thường và giữ ổn định đến gần lúc sinh, mẹ có thể khó sinh thường nên bác sĩ sẽ xem xét phương pháp sinh mổ.
Có trường hợp thai không quay đầu dù gần ngày sinh
3. Mẹ cần làm gì khi thai chưa quay đầu ở tuần 30?
Tuần thai thứ 30 chưa phải là thời điểm đúng để thai nhi quay đầu, vì thế nếu lúc này mẹ không thấy có dấu hiệu thai nhi quay đầu thì không nên quá lo lắng. Cần tiếp tục ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi nhiều để nuôi dưỡng thai tốt nhất, sau khoảng 3 - 4 tuần nữa dấu hiệu quay đầu thai sẽ xuất hiện.
Để thai nhi quay đầu đúng thời điểm và đúng ngôi thai giúp sinh thường dễ dàng, các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu nên thực hiện sớm các biện pháp sau:
3.1. Tập thể dục hợp lý
Các môn thể thao vận động mạnh không được khuyến cáo với phụ nữ mang thai, nhất là những tháng thai cuối. Thay vào đó, mẹ bầu nên tập những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội hoặc yoga. Ngoài ra, mẹ có thể tập nhấn mạnh lực vào chân, tay, hông kể từ thai 30 - 37 tuần tuổi sẽ giúp vùng hông nở tốt hơn, thai nhi quay đầu dễ hơn và quá trình sinh dễ dàng hơn.
3.2. Nằm nghiêng
Kích thước thai càng lớn thì mẹ bầu càng khó tìm tư thế nằm thoải mái, tư thế tốt nhất được các chuyên gia khuyến cáo là nằm nghiêng sang trái. Tư thế này giúp giảm áp lực thai lên mạch máu, dễ lưu thông máu và oxy hơn, hơn nữa cũng giúp thai nhi quay đầu dễ dàng hơn. Vì thế, đừng quên thói quen này để thai nhi quay đầu đúng thời điểm và đúng tư thế.
Giơ chân cao giúp thai nhi quay đầu đúng thời điểm và đúng tư thế
3.3. Giơ chân cao
Giơ chân cao là bài tập nhẹ nhàng được khuyến cáo ở phụ nữ mang thai, vừa giúp giảm phù chân vừa đem lại hiệu quả cho quá trình thai nhi quay đầu vào gần những tuần cuối. Bắt đầu từ khoảng tuần 30, mẹ có thể tập kiên trì động tác giơ chân cao mỗi ngày để thai nhi quay đầu đúng tư thế đúng thời điểm hơn.
3.4. Ngồi đúng tư thế
Tư thế ngồi với mẹ bầu cũng vô cùng quan trọng, vừa giúp giảm đau nhức xương khớp vừa giúp cơ thể thoải mái, từ đó thai nhi quay đầu thuận lợi hơn. Mẹ bầu nên ngồi với đầu gối thấp hơn hông, nên kê thêm một chiếc gối phía dưới để thấy thoải mái hơn.
Không nên ngồi nhiều, ngồi quá lâu một tư thế mà mẹ bầu nên vận động thường xuyên, đi lại để xương khớp khỏe mạnh, thai nhi dễ vận động hơn.
3.5. Cho con nghe nhạc
Từ tuần thai thứ 30, thai nhi đã phát triển thính giác tương đối tốt nên có thể nghe được âm thanh từ bên ngoài. Vì thế, mẹ bầu có thể tập cho trẻ nghe nhạc cùng việc trò chuyện cùng con hàng ngày. Đặt loa hoặc tai nghe vào phần bụng dưới, thai có xu hướng di chuyển về phía có âm thanh nên sẽ dễ dàng quay đầu hơn.
Nghe nhạc giúp trẻ thông minh và quay đầu đúng thời điểm
Thai nhi quay đầu ở tuần 30 có phải sớm không? Bác sĩ cho biết đây là thời điểm tương đối sớm so với bình thường song hầu hết không phải là dấu hiệu bất thường, để đảm bảo mẹ bầu nên đi khám và siêu âm kiểm tra. Khi thai bước sang tuần tuổi thứ 30, mẹ bầu cần chuẩn bị nhiều thứ bởi tam cá nguyệt cuối cùng sẽ mau qua và trẻ sẽ sớm được sinh ra đời.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!