Tin tức
Thận trọng với những nguyên nhân bệnh trĩ
- 17/01/2022 | Chia sẻ một vài cách trị bệnh trĩ hiệu quả nhất
- 11/01/2022 | Giải đáp: Bệnh trĩ không nên ăn hoa quả gì và các thắc mắc không liên quan?
- 10/01/2022 | Hiểu biết về các giai đoạn của bệnh trĩ và cách điều trị phù hợp
- 09/12/2021 | Những trường hợp nào cần điều trị phẫu thuật trĩ nội?
1. Tìm hiểu chung về bệnh trĩ
Chắc hẳn bệnh trĩ không còn quá xa lạ đối với mọi người, chúng còn được biết đến với tên gọi khác là bệnh lòi dom - vấn đề sức khỏe có liên quan tới hậu môn trực tràng. Ngày nay, tỷ lệ người mắc bệnh có xu hướng gia tăng nhanh chóng và có rất nhiều nguyên nhân bệnh trĩ.
Bệnh trĩ ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống của người bệnh
Thông thường, khi mắc bệnh, tĩnh mạch ở hậu môn rơi vào tình trạng căng, giãn nghiêm trọng. Về lâu về dài, nếu hiện tượng kể trên không được kiểm soát, hậu môn của người bệnh có nguy cơ bị sưng viêm hoặc phù nề nghiêm trọng. Trên thực tế, bệnh trĩ không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn làm suy giảm chất lượng cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của chúng ta. Chính vì thế bác sĩ luôn khuyến khích bệnh nhân theo dõi diễn biến bệnh và tích cực điều trị theo phác đồ được đưa ra. Nhìn chung, mọi người không thể chủ quan, bỏ qua việc chăm sóc sức khỏe khi mắc bệnh lòi dom.
2. Các dạng trĩ thường gặp
Bệnh trĩ thường được biết tới với hai dạng chủ yếu, đó là trĩ nội và trĩ ngoại. Để phân biệt tình trạng bệnh, mọi người có thể dựa vào vị trí mà búi trĩ xuất hiện. Tùy xem bệnh nhân mắc trĩ nội hay trĩ ngoại, các triệu chứng bệnh và cách điều trị sẽ có nhiều điểm khác biệt.
Đối với bệnh nhân trĩ nội, búi trĩ thường hình thành ở bên trong ống hậu môn, chính vì thế trong những giai đoạn đầu, bạn hầu như không cảm nhận thấy bất cứ triệu chứng lạ nào. Chỉ đến khi tình trạng trở nặng, chúng ta mới phát hiện mình mắc bệnh. Để chẩn đoán tình trạng trĩ nội, bác sĩ thường sử dụng kỹ thuật soi hậu môn. Tuy nhiên, lúc nào việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn, bệnh nhân thường xuyên cảm thấy sưng đau và khó chịu. Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh đó là bạn nắm được nguyên nhân bệnh trĩ.
Tùy vào vị trí hình thành búi trĩ, bác sĩ sẽ xác định bạn mắc bệnh trĩ nội hay trĩ ngoại
Khác với trĩ nội, tình trạng trĩ ngoại dễ nhận biết hơn, nguyên nhân là do búi trĩ hình thành và phát triển ở ngay bên ngoài hậu môn. Mọi người có thể cảm nhận và sờ thấy búi trĩ ngày càng phát triển về kích thước. Tốt nhất chúng ta nên chủ động đi điều trị ngay khi phát hiện, tránh những biến chứng xấu về sau.
3. Những nguyên nhân bệnh trĩ bạn nên biết
Một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu là: bệnh trĩ hình thành do những nguyên nhân nào? Đây là thông tin rất quan trọng mà mọi người nên biết, nhờ vậy chúng ta sẽ chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân, hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh.
Theo các bác sĩ, bệnh lòi dom xảy ra vì tĩnh mạch ở khu vực hậu môn thường xuyên chịu áp lực lớn. Chính vì thế khả năng lưu thông máu ở khu vực này suy giảm đáng kể, đồng thời búi trĩ hình ảnh gây sưng đau và khó chịu cho người bệnh. Tình trạng này xuất hiện chủ yếu là do thói quen sinh hoạt, đặc biệt là chế độ ăn uống hàng ngày kém lành mạnh hoặc vì đặc thù công việc của mỗi người.
3.1. Do thói quen sinh hoạt
Một trong những nguyên nhân bệnh trĩ phổ biến là chế độ ăn uống không đảm bảo, thiếu chất xơ trầm trọng. Hậu quả là mọi người thường xuyên bị táo bón hoặc rối loạn tiêu hóa, mỗi khi đi đại tiện bạn phải cố gắng rặn. Điều này vô tình làm gia tăng áp lực đối với tĩnh mạch ở hậu môn, để lại những tổn thương nghiêm trọng cho khu vực này. Về lâu về dài, búi trĩ bắt đầu hình thành và gây bệnh trĩ. Đây cũng là lý do vì sao mọi người cần quan tâm, xây dựng thực đơn ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ rau xanh trong bữa ăn hàng ngày.
Chế độ dinh dưỡng kém lành mạnh là nguyên nhân bệnh trĩ thường gặp
Hiện nay, nhiều người có thói quen quan hệ tình dục qua hậu môn mà không hề biết rằng điều này có thể gây bệnh lòi dom. Cụ thể, khi quan hệ qua đường hậu môn, tĩnh mạch rất dễ bị trầy xước, tạo điều kiện để búi trĩ hình thành và phát triển. Tốt nhất chúng ta nên lựa chọn hình thức quan hệ tình dục an toàn để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và đối phương. Nhờ vậy, bạn không chỉ hạn chế nguy cơ mắc bệnh trĩ mà còn ngăn ngừa tình trạng lây nhiễm bệnh qua đường tình dục.
3.2. Do đặc thù công việc
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng người thường xuyên làm việc nặng có nguy cơ mắc bệnh trĩ tương đối cao. Bởi vì ổ bụng phải chịu áp lực lớn hơn so với bình thường và làm suy giảm chức năng vận chuyển máu của tĩnh mạch hậu môn.
Lao động làm việc nặng có nguy cơ mắc bệnh rất cao
Nếu bạn phải lao động nặng trong một thời gian dài, hãy chủ động đi kiểm tra sức khỏe để ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh trĩ. Bên cạnh đó, mọi người có thể sắp xếp khối lượng công việc hợp lý để đảm bảo sức khỏe tốt nhất.
Bên cạnh những nguyên nhân bệnh trĩ kể trên, các bác sĩ cho biết tuổi tác hoặc tình trạng cân nặng cũng là yếu tố làm gia tăng nguy cơ hình thành búi trĩ. Mọi người nên lưu ý vấn đề này và có kế hoạch chăm sóc sức khỏe bản thân nhé!
4. Biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ
Nếu không kịp thời phát hiện, điều trị, bệnh nhân sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nghiêm trọng. Trong đó, một số vấn đề thường gặp là tắc mạch hoặc sa nghẹt búi trĩ, nhờ vậy các loại vi khuẩn dễ dàng tấn công và gây hoại tử búi trĩ, đe dọa trực tiếp tới sức khỏe bệnh nhân.
Bên cạnh đó, mọi người nên cảnh giác với hiện tượng bội nhiễm, đây là một trong những di chứng nghiêm trọng mà bệnh trĩ gây ra. Thậm chí, nhiều người mắc bệnh ung thư đại trực tràng do chủ quan, bỏ qua việc điều trị. Như vậy, chúng ta cần nắm được nguyên nhân bệnh trĩ và có kế hoạch chữa trị càng sớm càng tốt nhằm kiểm soát diễn biến của bệnh.
Nếu không điều trị, bạn sẽ đối mặt với nhiều biến chứng xấu
Chắc hẳn qua bài viết này mọi người đều nắm được nguyên nhân bệnh trĩ và tự trang bị cho mình kinh nghiệm phòng bệnh. Đặc biệt, khi phát hiện triệu chứng bất thường, chúng ta nên đi khám và điều trị càng sớm càng tốt.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!