Tin tức
Thiếu máu tan máu: Triệu chứng phổ biến, nguyên nhân và cách điều trị
- 03/07/2024 | Thiếu máu thiếu sắt có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách khắc phục
- 17/07/2024 | Thiếu máu hồng cầu nhỏ và những tác động đối với sức khỏe
- 17/07/2024 | Thiếu máu do bệnh mạn tính - Nguyên nhân và triệu chứng
1. Tìm hiểu về tình trạng thiếu máu tan máu
Thiếu máu xuất hiện khi số lượng hồng cầu trong cơ thể bị giảm gây ra tình trạng thiếu oxy tại các mô và cơ quan trong cơ thể. Thiếu máu tan máu hay còn gọi là Hemolytic Anemia xảy ra do hồng cầu bị phá hủy, đời sống bình thường của hồng cầu bình thường giao động trong khoảng 120 ngày bị rút ngắn lại.
Bệnh được chia làm hai nhóm: tan máu di truyền bẩm sinh và tan máu mắc phải.
Thiếu máu tan máu ở trẻ em có thể dẫn đến nhiều biến chứng
2. Nguyên nhân
Nguyên nhân dẫn tới thiếu máu tan máu gồm:
Các rối loạn ngoài hồng cầu, nguyên nhân bởi:
- Tác động của thuốc: Thiếu máu hemolytic miễn dịch có thể xảy ra do phản ứng với thuốc hoặc sau khi truyền globulin qua đường tĩnh mạch.
- Vấn đề miễn dịch: Phản ứng tan máu sau truyền máu hoặc do hội chứng tán huyết tự miễn.
- Nhiễm trùng hoặc độc tố vi khuẩn: Các tác nhân nhiễm trùng hoặc độc tố có thể gây ra tình trạng tan máu.
- Mắc bệnh cường lách.
- Nhiễm độc: Các phản ứng do độc tố từ rắn độc, côn trùng cắn hoặc ngộ độc hóa chất có thể gây tình trạng tan máu.
Ngoài ra thiếu máu tan máu còn xảy ra do các bất thường trên hồng cầu nội sinh do:
- Bệnh di truyền liên quan đến màng tế bào, ví dụ như bệnh tăng hồng cầu hình cầu do di truyền.
- Bệnh lý màng tế bào mắc phải: Như tình trạng đái hemoglobin kịch phát ban đêm.
- Thiếu hụt men G6PD.
- Bệnh Thalassemia.
Những nguyên nhân gây ra thiếu máu tan máu chính là cơ sở để bác sĩ chẩn đoán và điều trị bệnh
3. Triệu chứng
Bệnh nhân gặp một số biểu hiện sau đây:
- Bệnh nhân mệt mỏi, chóng mắt, khó thở, đặc biệt da trở nên nhợt nhạt, nhịp tim trở nên nhanh bất thường.
- Bệnh nhân có thể bị sốt cao, dai dẳng dù sử dụng thuốc. Da trở nên vàng, màu nước tiểu thay đổi bất thường, gan trở nên to, lách to.
- Nhiều bệnh nhân trở nặng thậm chí bị biến dạng xương mặt, xương sọ.
Khi gặp một số triệu chứng trên, bệnh nhân cần được thăm khám và điều trị kịp thời để ngăn ngừa các biến chứng lên các cơ quan như tim, não, gan. Nhiều bệnh nhân vì không được điều trị đã ảnh hưởng tới tính mạng hoặc gặp phải những căn bệnh ác tính.
Bệnh nhân thường cảm thấy đau đầu, chóng mặt
4. Cách chẩn đoán và điều trị
Nếu thiếu máu tan máu xảy ra do bất đồng nhóm máu mẹ con thì bác sĩ sẽ dựa vào xét nghiệm mẫu máu ở dây rốn từ tuần thai 18 để tìm kháng nguyên, xác định nồng độ hemoglobin, bilirubin, Coombs, hồng cầu lưới… Nhiều trường hợp có thể phải siêu âm doppler động mạch não giữa của em bé.
Điều trị thiếu máu tan máu đối với trẻ sơ sinh, nguyên nhân do nhóm máu mẹ con bất đồng
Với thai nhi
- Bác sĩ chỉ định truyền máu dây rốn lấy qua da.
- Với chị em có tiền sử thai sản không ổn định, từng lưu thai hoặc đã truyền máu cho thai trước thì phải thực hiện truyền máu cho thai sau sớm hơn 10 tuần, không nên truyền sớm hơn 18 tuần thai, duy trì chỉ số hồng cầu ở mức 20% đến 25% nhằm ngăn ngừa tình trạng phù thai.
- Truyền máu O, Rh âm, xét nghiệm máu âm tính với các kháng nguyên, CMV âm tính, phản ứng hòa hợp với máu mẹ.
Với thai phụ
Bác sĩ sẽ điều trị giảm miễn dịch cho mẹ, bao gồm các phương pháp: truyền tĩnh mạch IgG, sử dụng glucocorticoid, tiêm kháng thể Anti D.
Với trẻ sơ sinh
Thay máu chỉ định khi huyết sắc tố dây rốn < 110g/l, bilirubin> 4.5mg/dl, bilirubin máu dây rốn tăng nhanh và chiếu đèn trong trường hợp tình trạng thiếu máu tan máu nặng.
Điều trị hội chứng tan máu vi mạch
Bác sĩ sẽ theo dõi và đánh giá quá trình bệnh nhân hồi phục để có thể chỉ định truyền máu và truyền tiểu cầu khi cần thiết.
Điều trị tan máu do chấn thương
Bệnh nhân thiếu sắt, axit folic cần bổ sung thông qua chế độ ăn và thực phẩm chức năng hàng ngày. Ngoài ra khi được chỉ định truyền máu, trường hợp nặng thì bệnh nhân cần điều trị bằng EPO, đặt hoặc sửa lại van mổ.
Điều trị tan máu, đái hemoglobin do thể thao cường độ cao
Thay đổi hoạt động và thiết lập chế độ tập luyện vừa sức sẽ giúp bệnh nhân trước mắt ngăn ngừa được tình trạng tan máu do tập thể thao và chạy. Bên cạnh đó, bổ sung axit folic và sắt từ thịt đỏ, trứng và các loại hạt cũng rất tốt cho cơ thể.
Điều trị tan máu do nhiễm ký sinh trùng
Điều trị tích cực, sử dụng kháng sinh theo hướng dẫn của bác sĩ đối với những bệnh nhân nhiễm trùng cấp tính.
Như vậy, trên đây là những thông tin bạn cần nắm về thiếu máu tan máu- Hemolytic Anemia để có kế hoạch thăm khám và điều trị kịp thời. Việc phòng bệnh bằng chế độ ăn giàu sắt và axit folic sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng thiếu máu. Bên cạnh đó, lựa chọn một địa chỉ khám bệnh uy tín cũng là yếu tố giúp bạn ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh và điều trị bệnh hiệu quả.
Nếu bạn đang tìm một cơ sở khám chữa bệnh uy tín, chất lượng thì Hệ thống Y tế MEDLATEC là một gợi ý dành cho bạn. Ngoài quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm trong khám và điều trị bệnh, MEDLATEC còn trang thiết bị nhiều dòng máy móc hiện đại như máy siêu âm, máy chụp X-quang, máy chụp CT, máy chụp MRI,… đáp ứng mọi nhu cầu khám chữa bệnh của khách hàng. Đặc biệt, MEDLATEC có Trung tâm Xét nghiệm được cấp chứng chỉ quốc tế ISO 15189:2012 và CAP (Hoa Kỳ), mang đến kết quả xét nghiệm, đánh giá sức khỏe chính xác, nhanh chóng, hỗ trợ bác sĩ đưa ra chẩn đoán và hướng điều trị hiệu quả.
MEDLATEC còn có dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi vô cùng tiện lợi. Với dịch vụ này, khách hàng không cần tới các cơ sở khám bệnh mà chỉ cần đặt lịch qua tổng đài 1900 56 56 56, cung cấp địa chỉ và cán bộ y tế của MEDLATEC sẽ đến địa chỉ theo lịch hẹn để lấy mẫu. Kết quả sẽ được gửi qua tin nhắn và bác sĩ của MEDLATEC cũng sẽ gọi điện tư vấn về tình trạng sức khỏe của khách hàng.
Dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà của MEDLATEC vô cùng tiện lợi và nhanh chóng
Quý khách liên hệ Hotline 1900 56 56 56 để Tổng đài viên hỗ trợ đặt lịch thăm khám và xét nghiệm tại các cơ sở của MEDLATEC trên toàn quốc.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!