Tin tức

Thiếu máu do bệnh mạn tính - Nguyên nhân và triệu chứng

Ngày 16/07/2024
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Thiếu máu do bệnh mạn tính xảy ra với những trường hợp bệnh kéo dài hơn 3 tháng. Tùy theo mức độ bệnh lý mà tình trạng thiếu máu có thể nặng hoặc nhẹ. Vậy thiếu máu có thể do những bệnh mạn tính nào? Triệu chứng ra sao?

1. Thiếu máu do bệnh mạn tính là gì?

Thiếu máu do bệnh mạn tính tiếng anh là Anemia Of Chronic Disease (viết tắt AI hoặc ACD). Đôi khi tình trạng này sẽ được gọi là thiếu máu do viêm bởi loại thiếu máu này thường xảy ra với người bị bệnh mạn tính có liên quan đến tình trạng viêm.

Tình trạng viêm mạn tính làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ sắt để phục vụ hoạt động sản xuất tế bào hồng cầu. Khi lượng tế bào hồng cầu khỏe mạnh giảm, máu không thể cung cấp đủ oxy cho các tế bào, cơ quan trong cơ thể ảnh hưởng hoạt động, chức năng của những bộ phận này. 

Bệnh mạn tính gây ảnh hưởng hoạt động sản xuất hồng cầu dẫn đến thiếu máu

Bệnh mạn tính gây ảnh hưởng hoạt động sản xuất hồng cầu dẫn đến thiếu máu

Trong các loại bệnh thiếu máu thì ACD xếp thứ hai về mức độ phổ biến chỉ sau tình trạng thiếu máu thiếu sắt. Tùy theo từng loại bệnh mắc phải cũng như mức độ viêm nhiễm mà tỷ lệ thiếu máu sẽ khác nhau. Thiếu máu do bệnh mạn tính có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào. Tuy nhiên, người lớn tuổi là đối tượng dễ gặp tình trạng này do nguy cơ mắc các bệnh mạn tính tăng. 

2. Những bệnh mạn tính dẫn đến thiếu máu 

Một số bệnh mạn tính có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu là: 

Bệnh viêm 

Cơ thể bị viêm nhiễm sẽ sản xuất là cytokine là protein có chức năng giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng. Tuy nhiên, hợp chất này có thể cản trở quá trình hấp thụ sắt gây làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất hồng cầu. Ngoài ra, tình trạng viêm có thể gây xuất huyết làm giảm lượng hồng cầu dẫn đến thiếu máu. Hoạt động hấp thụ sắt từ thực phẩm cũng có thể bị cản trở nếu viêm xảy ra ở đường tiêu hóa. 

Các bệnh viêm mạn tính dẫn đến thiếu máu có thể kể đến là: Viêm loét đại tràng, đường ruột, tiểu đường, bệnh Crohns, hội chứng kích thích ruột,… hoặc bất kỳ loại nhiễm trùng nào. 

Tình trạng viêm đường tiêu hóa có thể làm giảm khả năng hấp thu sắt

Tình trạng viêm đường tiêu hóa có thể làm giảm khả năng hấp thu sắt 

Bệnh tự miễn 

Bệnh tự miễn là tình trạng hệ thống miễn dịch nhầm lẫn kháng nguyên lạ với tế bào của cơ thể, dẫn đến hiện tượng tự sản sinh kháng thể chống lại thành phần của cơ thể. Một số bệnh tự miễn có thể gây ra tình trạng thiếu máu là Lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp, viêm mạch máu, sarcoidosis là rối loạn đa hệ thống mạn tính ảnh hưởng phổ biến nhất tại phổi và hạch bạch huyết,… 

Ung thư 

Một số loại ung thư như ung thư hạch bạch huyết không Hodgkin, ung thư phổi, ung thư vú,… có thể kích thích sản sinh cytokine làm cản trở quá trình sản xuất hồng cầu. Ngoài ra, ung thư di căn vào tủy xương cũng ảnh hưởng đến chức năng sản xuất hồng cầu. Không chỉ vậy, nhiều trường hợp tủy xương bị tổn thương do ảnh hưởng của phương pháp hóa trị, xạ trị khi chữa ung thư. 

Suy thận mạn tính 

Ngoài chức năng chính là lọc máu và đào thải các chất dư thừa, thận còn sản xuất hormone erythropoietin đảm nhận nhiệm vụ kích thích tủy xương sản sinh hồng cầu. Khi chức năng thận suy giảm sẽ đồng thời giảm sản xuất hormone này. Khi đó, số lượng hồng cầu cũng sẽ giảm và gây ra hiện tượng thiếu máu. 

Thận sản xuất erythropoietin kích thích tủy xương sản xuất hồng cầu

Thận sản xuất erythropoietin kích thích tủy xương sản xuất hồng cầu

Ngoài những bệnh mạn tính trên thì thiếu máu còn có thể do các bệnh truyền nhiễm như HIV/AIDS, viêm gan, lao,… hoặc suy tim, viêm nội tâm mạc, viêm tủy xương, béo phì, thoái hóa khớp,… 

3. Triệu chứng và cách kiểm soát thiếu máu do bệnh mạn tính

Tùy theo mức độ thiếu máu cũng như loại bệnh mạn tính đang mắc phải mà biểu hiện có thể khác nhau.

Triệu chứng

Khi số lượng hồng cầu giảm, các cơ quan trong cơ thể sẽ không được cung cấp đủ oxy gây ra tình trạng: 

  • Da nhợt nhạt, xanh xao. 
  • Cơ thể thiếu năng lượng, mệt mỏi. 
  • Thường xuyên bị chóng mặt, hoa mắt, ngất xỉu. 
  • Rối loạn nhịp tim, đau tức ngực, khó thở, đau đầu.
  • Bàn tay và bàn chân bị lạnh.

Cách kiểm soát thiếu máu do bệnh mạn tính 

Để khắc phục tình trạng thiếu máu do bệnh mạn tính thì phương pháp điều trị tốt nhất là loại bỏ căn nguyên. Điều này có nghĩa là người bệnh cần được điều trị tích cực bệnh lý nền mạn tính thì tình trạng thiếu máu sẽ sớm cải thiện. 

Bên cạnh đó, để kích thích cơ thể sản sinh hồng cầu, bác sĩ có thể áp dụng một số phương pháp như dùng thuốc để tăng cường khả năng sản xuất hormone erythropoietin hoặc sử dụng erythropoietin nhân tạo. 

Ngoài ra, bổ sung các chất như sắt, vitamin b12, acid folic thông qua đường uống hoặc tiêm để thúc đẩy quá trình tạo hồng cầu trong máu. Nếu bệnh nhân thiếu máu nghiêm trọng có thể được chỉ định truyền máu để bổ sung. Chế độ dinh dưỡng lành mạnh cũng góp phần cải thiện tình trạng thiếu máu do bệnh lý mạn tính cũng như sức khỏe tổng thể. 

Bạn có thể tăng cường các loại thực phẩm như thịt gà, thịt bò, đau, rau có màu xanh đậm như rau bina, cải xoăn, thực phẩm giàu sắt, acid folic, vitamin b12,… Đồng thời, bạn nên xây dựng thói quen tập thể dục mỗi ngày và xây dựng lối sống lành mạnh để giảm nguy cơ hình thành bệnh lý. 

Kiểm tra sức khỏe định kỳ cũng là biện pháp giúp bạn sớm phát hiện những vấn đề bất thường trong cơ thể và can thiệp điều trị kịp thời. Điều này sẽ hạn chế nguy cơ bệnh chuyển hướng nghiêm trọng dẫn đến thiếu máu và các vấn đề sức khỏe khác. 

Nếu bạn đang cần một địa chỉ kiểm tra sức khỏe hoặc thăm khám tình trạng thiếu máu do bệnh mạn tính, hãy đến ngay các cơ sở thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. MEDLATEC quy tụ đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, luôn tận tình với từng bệnh nhân. Cùng với trang thiết bị y tế hiện đại, đặc biệt là Trung tâm Xét nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO 15189:2012 và CAP (Hoa Kỳ), qua đó mang lại kết quả xét nghiệm chính xác, hỗ trợ bác sĩ đưa ra chẩn đoán và phương pháp điều trị hiệu quả cho từng trường hợp khách hàng. 

Kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh lý mạn tính

Kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh lý mạn tính

Sau khi thăm khám, xác định chính xác tình trạng sức khỏe của từng bệnh nhân, bác sĩ chuyên khoa sẽ xây dựng liệu trình điều trị cũng như tư vấn chế độ chăm sóc phù hợp.

Mọi thắc mắc cần hỗ trợ và có nhu cầu đặt lịch khám với bác sĩ chuyên khoa tại các cơ sở thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC, hoặc đặt lịch lấy mẫu xét nghiệm tận nơi, quý khách hàng vui lòng gọi đến hotline: 1900 56 56 56 của MEDLATEC, sẽ có tổng đài viên hướng dẫn cụ thể. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ