Tin tức

Thở khò khè ở người lớn có phải là hiện tượng nguy hiểm không

Ngày 01/09/2023
Lương Thanh Thủy
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn

Thở khò khè ở người trưởng thành có phải là hiện tượng nguy hiểm không?

 

 Thở khò khè tưởng chỉ là dấu hiệu bệnh gặp ở trẻ em nhưng thực tế người trưởng thành cũng không tránh khỏi và đó còn là dấu hiệu liên quan đến nhiều bệnh lý. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu chi tiết hơn về mức độ ảnh hưởng của hiện tượng này đối với sức khỏe của người trưởng thành.

1. Thở khò khè là như thế nào?

Thở khò khè là hiện tượng đường thở bị chèn ép hoặc hẹp nên khi thở, không khí đi qua sẽ tạo ra âm thanh rung giật trong lồng ngực như kiểu thở của người bị hen suyễn. Nếu âm thanh này kéo dài suốt thì chứng tỏ áp lực trong lồng ngực đang bị tăng lên, thể tích phổi giảm xuống.

Thở khò khè kéo dài khiến lồng ngực đau tức, khó chịu

2. Nguyên nhân gây nên hiện tượng thở khò khè ở người trưởng thành

Thở khò khè ở người trưởng thành có thể do nhiều nguyên nhân bệnh lý ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe:

2.1. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Hiểu đơn giản thì đây chính là tình trạng khí phế thũng và viêm phế quản dai dẳng. Người bệnh có thể bị tắc nghẽn đường dẫn khí nên bị khí phế thũng hoặc viêm phế quản mạn mà cũng có thể bị đồng thời cả hai. Nguyên nhân phổ biến nhất là do việc hút thuốc lá.

   

Mô tả về cơ chế bệnh tắc nghẽn phổi mạn tính

2.2. Giãn phế quản

Đây là bệnh lý gặp phải khi một hoặc nhiều đường thở bị giãn rộng ra một cách bất thường và đường thở có nhiều chất nhầy dẫn đến nhiễm trùng. Đây là lý do mà người bị giãn phế quản ho có rất nhiều đờm, ho ra máu, thở khò khè. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra trong đó từng viêm phổi nặng trước đó là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất.

2.3. Viêm phế quản cấp

Bệnh lý này xảy ra khi niêm mạc đường thở từ thanh quản đến nhu mô phổi bị viêm nhiễm. Căn nguyên gây bệnh chủ yếu do vi khuẩn và virus, bệnh thường không để lại di chứng sau khi đã được điều trị khỏi.

Người trưởng thành thường bị viêm phế quản cấp sau đợt cúm với tình trạng ho tăng dần, ho kèm khạc đờm hoặc không. Khi khạc nhổ đờm người bệnh sẽ thấy đờm có vàng, xanh hoặc đục như mủ.

Một số người bị viêm phế quản cấp có triệu chứng thở khò khè, khó thở, đau ngực, sốt. Nếu các triệu chứng gặp phải kéo dài trên 5 ngày hoặc bị đau tức ngực nhiều thì người bệnh nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được điều trị ngay.

2.4. Hen suyễn

Bệnh hen suyễn có thể khiến người trưởng thành bị ho, thở nhanh, thở khò khè, tức ngực. Thở khò khè ở bệnh lý này là do ống phế quản bị viêm khiến cho đường thở bị hẹp. Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nhưng khi tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ thì bệnh có thể được kiểm soát tốt.

2.5. Nguyên nhân khác

Hầu hết tình trạng thở khò khè ở người trưởng thành đều là dấu hiệu nhiễm khuẩn đường thở. Một số ít trường hợp gặp hiện tượng này là do hít phải dị vật khiến đường thở bị tắc nghẽn hoặc do bệnh lý khác như:

- Suy tim: khả năng giãn nở của tim giảm nên áp lực máu quanh phổi tăng lên khiến người bệnh bị ho, thở khò khè, khó thở.

- Bệnh lý gan thận mạn tính: làm cho lượng dịch đến phổi tăng lên, giảm trao đổi oxy tại phổi nên sinh ra khó thở, tức ngực, thở khò khè.

- Hệ thống thần kinh có vấn đề: khối u não, chấn thương sọ não, chảy máu não, tai biến mạch máu não,... đều có thể làm răng áp lực sọ não và chèn ép lên vùng điều hòa hô hấp khiến người bệnh bị khó thở, ho, thở khò khè,...

3. Xử trí với hiện tượng thở khò khè ở người lớn như thế nào?

Khi bị thở khò khè có thể áp dụng một số phương pháp hỗ trợ cải thiện triệu chứng tại nhà như:

- Uống nhiều nước để làm loãng đờm, giảm tắc nghẽn ở ngực. Điều này vừa tạo cảm giác dễ chịu vừa giúp cho chất nhầy dễ dàng bị đẩy ra ngoài trong khi ho đồng thời cũng là cách cấp ẩm thêm cho đường thở để giảm cảm giác đau rát cổ họng, giảm ho.

- Giữ ấm cổ họng, đeo khẩu trang khi ra ngoài để tránh các tác nhân gây hại tấn công đường thở. Có thể ngậm mật ong để làm dịu cổ họng và giảm ho, long đờm khá tốt.

Nhìn chung, hiện tượng thở khò khè ở người lớn ban đầu thường bị bỏ qua vì tâm lý cho rằng đây chỉ là khó chịu tạm thời; chỉ đến khi triệu chứng này kéo dài kèm theo các hiện tượng khác làm sinh hoạt và công việc bị ảnh hưởng, sức khỏe suy giảm thì người bệnh mới đi khám, điều này khiến cho quá trình điều trị mất thời gian và hiệu quả không cao.

Như đã nói đến ở trên, đại đa số trường hợp thở khò khè ở người lớn đều có liên quan với bệnh lý đường hô hấp. Vì thế, để tránh tình trạng bệnh diễn tiến kéo dài ngày càng nghiêm trọng thì người bệnh nên chú ý các biểu hiện kèm theo để thăm khám bác sĩ chuyên khoa kịp thời.

Nếu người trưởng thành bị thở khò khè kèm mệt mỏi kéo dài thì nên khám bác sĩ chuyên khoa ngay

Để xác định đúng nguyên nhân gây thở khò khè ở người trưởng thành, bác sĩ có thể sẽ chỉ định một số xét nghiệm cần thiết. Tùy theo triệu chứng lâm sàng mà người bệnh gặp phải và quá trình thăm khám mà bác sĩ sẽ có hướng dẫn xét nghiệm phù hợp. Thông thường, người bệnh sẽ được đo chức năng hô hấp và chụp X-quang ngực.

Nếu đang gặp phải hiện tượng thở khò khè, mệt mỏi và có những dấu hiệu bất thường khác đi kèm, quý khách hàng có thể đến thăm khám cùng bác sĩ chuyên khoa Hô hấp của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Tại đây, qua thăm khám của bác sĩ chuyên khoa và sự hỗ trợ của hệ thống máy siêu âm, máy nội soi, máy chụp X-quang,.. tiên tiến bậc nhất, bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân để có hướng điều trị hiệu quả dành từng trường hợp bệnh cụ thể.

Để liên hệ đặt trước lịch thăm khám quý khách có thể gọi đến hotline 1900 56 56 56, tổng đài viên sẽ giúp quý khách xác nhận lịch hẹn nhanh chóng.

 

Từ khoá: thở khò khè

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.