Tin tức

Thông tin hữu ích cho chị em phụ nữ về sàng lọc ung thư cổ tử cung

Ngày 08/05/2024
Ban Biên tập
Tham vấn y khoa: ThS.BS Nguyễn Thị Hiền
Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư phổ biến hàng ở phụ nữ trên toàn cầu, nhưng bệnh có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm. Nguyên nhân nào gây ung thư cổ tử cung? Dấu hiệu nào cảnh báo ung thư cổ tử cung? Bao lâu nên sàng lọc ung thư cổ tử cung? Tất cả những câu hỏi đó của chị em phụ nữ sẽ được giải đáp cụ thể qua chia sẻ của ThS.BS Nguyễn Thị Hiền - Trưởng chuyên khoa Sản, Hệ thống Y tế MEDLATEC tại bài viết dưới đây.

Ung thư cổ tử cung là gì?

Cổ tử cung của phụ nữ được bao phủ bởi một lớp mô mỏng, lớp mô này được tạo thành từ các tế bào. Ung thư cổ tử cung là khi các tế bào ở cổ tử cung phát triển quá khả năng kiểm soát của cơ thể và tạo ra khối u trong cổ tử cung.

Nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung

Các nghiên cứu cho thấy, HPV là nguyên nhân chính gây ung thư cổ tử cung. HPV có hơn 200 type khác nhau, trong đó có khoảng 40 type có thể gây bệnh ở đường sinh dục và khoảng 15 type liên quan đến ung thư cổ tử cung. Trong số các type nguy cơ cao riêng HPV 16, 18 là nguyên nhân của hơn 70% trường hợp ung thư cổ tử cung.

HPV là nguyên nhân chính gây ung thư cổ tử cung dễ dàng phát hiện bằng xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung

Tuy nhiên, hai type nguy cơ cao này và một số type khác có thể phòng ngừa bằng tiêm chủng, hoặc tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ là biện pháp hữu hiệu để phát hiện bệnh sớm ngay khi chưa có dấu hiệu bất thường.

Ngoài ra, ung thư cổ tử cung còn có thể do các yếu tố thuận lợi khác gây nên như hoạt động tình dục sớm, có nhiều bạn tình, nhiễm trùng, nhiễm virus Herpers, suy giảm miễn dịch, hút thuốc lá...

Dấu hiệu nhận biết ung thư cổ tử cung

Bên cạnh thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ, chị em phụ nữ cần đi tầm soát ung thư cổ tử cung ngay nếu thấy xuất hiện một trong các dấu hiệu bất thường như:

  • Xuất huyết âm đạo bất thường: Ra khí hư âm đạo bất thường (xanh, vàng, mùi hôi...), khí hư lẫn máu ở âm đạo, máu ra ngoài chu kỳ kinh, hoặc sau khi sinh hoạt tình dục...; Chảy máu âm đạo bất thường;
  • Đau vùng chậu không liên quan tới kinh nguyệt;
  • Đau khi giao hợp;
  • Thay đổi thói quen đi tiểu;
  • Thiếu máu, sụt cân không rõ nguyên nhân.

Đối tượng nên tầm soát ung thư cổ tử cung

Theo các chuyên gia y tế nên tầm soát ung thư cổ tử cung cho phụ nữ từ tuổi 21 trở lên (khi đã có quan hệ tình dục), đặc biệt phổ biến nhất là từ độ tuổi 35 - 44 tuổi.

 Nên tầm soát ung thư cổ tử cung cho phụ nữ từ tuổi 21 trở lên (khi đã có quan hệ tình dục)

Để việc tầm soát ung thư được hiệu quả và không bỏ sót giai đoạn vàng phát hiện bệnh, chị em nên định kỳ thực hiện định kỳ từ 1-3 năm/lần, nhất là những người có yếu tố nguy cao như có thói quen hút thuốc lá, quan hệ tình dục sớm, quan hệ tình dục với nhiều người, quan hệ không an toàn, sinh con sớm (dưới 17 tuổi), viêm cổ tử cung, mãn kinh...

Một số lưu ý khi tầm soát ung thư cổ tử cung

Để việc tầm soát ung thư cổ tử cung cho kết quả chính xác, tin cậy, chị em đi tầm soát ung thư cổ tử cung cần lưu ý:

  • Không được quan hệ tình dục trong 2-3 ngày trước khi xét nghiệm;
  • Không sử dụng băng vệ sinh dạng tăm bông, sau dừng thuốc âm đạo khoảng 7 ngày;
  • Không tháo thụt rửa âm đạo trong 2-3 ngày trước khi khám và xét nghiệm.

Ung thư cổ tử cung nên được tầm soát như thế nào?

Để phòng tránh ung thư cổ tử cung, tiêm chủng vaccine là biện pháp hữu nên được thực hiện cho trẻ em gái. Đồng thời, thực hiện tầm soát ung thư cổ cung được xem như giải pháp vàng để phát hiện bệnh sớm, từ đó có biện pháp phòng ngừa kịp thời. Vậy khi tầm soát ung thư cổ cung nên làm được thực hiện thế nào? Thực hiện những xét nghiệm nào?

Xét nghiệm tin cậy giúp chị em an tâm kết quả sàng lọc, tầm soát ung thư cổ tử cung

Theo bác sĩ Hiền, để tầm soát ung thư cổ tử cung, người dân nên thực hiện các xét nghiệm như sau:

  • Khám phụ khoa: Là thăm khám quan trọng ban đầu để phát hiện các dấu hiệu ban đầu của bệnh.
  • Thực hiện xét nghiệm: Xét nghiệm giúp phát hiện sớm những tổn thương tiền ung thư, ung thư... ngay cả khi mắt thường không nhìn thấy, thăm khám không thấy. Thông thường, các phương pháp xét nghiệm được chỉ định làm có ý nghĩa như sau:

- Xét nghiệm Pap smaer (hay còn gọi là xét nghiệm Pap): Là xét nghiệm tế bào học nhằm xác định những tế bào bất thường ở cổ tử cung, bất thường ở cấu trúc/ hoạt động/ biến đổi của các tế bào cổ tử cung và phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh. Từ kết quả của xét nghiệm Pap smear, bác sĩ từ vấn hướng theo dõi, điều trị cho người bệnh nếu có bất thường.

- Xét nghiệm Thinprep Pap: Xét nghiệm này có cải tiến so với xét nghiệm Pap Smear, do giảm tỷ lệ kết quả ấm tính giả, tăng tỷ lệ phát hiện ung thư cổ tử cung biểu mô tuyến, chẩn đoán chính xác giai đoạn sớm tổn thương tế bào ở cổ tử cung, tăng hiệu quả điều trị.

- Xét nghiệm Cellprep: Đây là xét nghiệm có ưu điểm vượt trội so với xét nghiệm Pap Smear truyền thống, do xét nghiệm Cellprep có độ nhạy phát hiện ung thư cổ cung lên tới 70-95% .

Xét nghiệm Cellprep lấy mẫu phết tế bào cổ tử cung nhúng dịch, còn phương pháp truyền thống lấy mẫu phết tế bào cổ tử cung thương quy như xử lý chất nhầy, hồng cầu và tế bào viêm nên khó phát hiện ung thư biểu mô tuyến - loại ung thư khó phát hiện thì phương pháp Cellprep dễ dàng phát hiện.

- Xét nghiệm HPV DNA: Là xét nghiệm đầu tay tầm soát sớm ung thư cổ tử cung với độ nhạy từ 90-95%, phát hiện 14 chủng HPV nguy cơ cao, trong đó có HPV type nguy cơ cao gây ung thư cổ tử cung - type 16, 18. Hiện nay, Bộ Y tế đã đưa vào hướng dẫn quốc gia dùng xét nghiệm HPV DNA để tầm soát ung thư cổ tử cung cho phụ nữ từ 25 tuổi trở lên và nếu kết quả âm tính thì cần làm lại xét nghiệm từ 3-5 năm sau.

  • Soi cổ tử cung: Bác sĩ sử dụng thiết bị chuyên dụng để chẩn đoan ung thư cổ tử cung, trong quá trình khám nếu phát hiện có các tổn thương nghi ngờ tại cổ tử cung, bác sĩ bấm sinh thiết tại vị trí đó lấy vài mảnh mô nhỏ làm giải phẫu bệnh xác định chính xác tế bào ác tính hay không, từ đó có cơ sở điều trị sớm cho người bệnh.
  • Chẩn đoán hình ảnh:

- Siêu âmNhằm sàng lọc, chẩn đoán giai đoạn ung thư cổ tử cung, phát hiện các di căn hạch chậu, hạch ổ bụng...

- Chụp CT, MRI: Đánh giá tổn thương ngoài cổ tử cung như di căn gan, phổi xương, hạch... để chẩn đoán giai đoạn và có phác đồ điều trị phù hợp.

Ung thư cổ tử cung là một trong 10 loại ung thư có số mắc mới và tử vong hàng đầu Việt Nam nên luôn là mối quan tâm, lo lắng của nhiều chị em phụ nữ, hy vọng với những thông tin chia sẻ hữu ích của chuyên gia, chị em có thêm thông tin hữu ích để nâng cao ý thức chủ động tầm soát và phòng ngừa bệnh.

Hệ thống Y tế MEDLATEC - Địa chỉ tầm soát ung thư cổ tử cung uy tín, chất lượng

Với gần 30 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực y tế, MEDLATEC tự hào là đơn vị y tế có độ phủ rộng nhất cả nước gồm 01 Bệnh viện Đa khoa, 12 Phòng khám Đa khoa, 30 Phòng khám chuyên khoa Xét nghiệm, hơn 200 văn phòng lấy mẫu xét nghiệm tận nơi trên toàn quốc và mở rộng ra quốc tế có điểm đặt chân tại Campuchia.

Theo đó, khi đến khám chữa bệnh tại Hệ thống Y tế MEDLATEC, người dân không chỉ được trải nghiệm tại trong khuôn viên khang trang, sạch đẹp, tiện nghi, mà còn hoàn toàn an tâm kết quả chẩn đoán chính xác, tin cậy. Bởi tại MEDLATEC được đồng tư đồng bộ hệ thống máy móc hiện đại, tự đồng hoàn toàn, tiêu biểu như:

  • Trung tâm Xét nghiệm hiện đại hàng đầu, đáp ứng trên 2.000 danh mục xét nghiệm của đa chuyên khoa và tiên phong áp dụng song hành hai tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2012 và CAP.
  • Trung tâm Giải phẫu bệnh mỗi năm thực hiện hơn 100.000 mẫu với hơn 30.000 mẫu sinh thiết, hơn 12.000 dấu ấn hóa mô miễn dịch và hơn 60.000 mẫu tế bào.
  • Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh trang bị đồng bộ hệ thống máy chẩn đoán hiện đại, đồng bộ như máy siêu âm 3D-4D, siêu âm doppler, chụp CT, MSCT, MRI…
  • Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh 4.0 kết nối hội chẩn trực tuyến không khoảng cách trong Hệ thống Y tế MEDLATEC, cũng như hỗ trợ kết nối hội chuẩn các bệnh viện, phòng khám trên toàn quốc;
  • Máy móc chuyên dụng của đa chuyên khoa cũng được trang bị đồng bộ, hiện đại.

Bác sĩ chuyên khoa Sản giàu kinh nghiệm tư vấn bệnh nhân

Đặc biệt, để chẩn đoán bệnh lý ung thư cổ tử cung, bên cạnh đội ngũ chuyên gia, bác sĩ Sản khoa giàu kinh nghiệm, với thế mạnh trang bị đồng bộ hệ thống máy móc hiện đại, Hệ thống Y tế MEDLATEC có đầy đủ thiết bị, kỹ thuật chẩn đoán sớm, theo dõi ung thư cổ tử cung như gồm khám chuyên khoa Sản, soi tử cung, xét nghiệm (Pap smaer, Thinprep Pap, HPV, DNA), chẩn đoán hình ảnh (siêu âm, chụp MRI, CT)…

Ngoài ra, khi đến khám chữa bệnh nói chung, tầm soát ung thư cổ tử cung nói riêng, người dân còn hài lòng về quy trình thăm khám khép kín, thủ tục đơn giản, nhanh chóng và được phục vụ tất các ngày trong tuần, kể cả ngày Lễ/Tết.

Thông tin chi tiết về dịch vụ khám chữa bệnh tại Hệ thống Y tế MEDLATEC, người dân vui lòng gọi ngay tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ kịp thời.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.