Tin tức
Thuốc giảm đau đầu: cách dùng và lưu ý khi sử dụng
- 30/05/2023 | Cách giảm đau đầu hiệu quả, có thể thực hiện ngay tại nhà
- 21/03/2023 | Cách chữa đau đầu ngay lập tức đơn giản và hiệu quả cao
- 12/05/2023 | Các loại thuốc giảm đau đầu và lưu ý khi sử dụng
1. Đại cương về chứng đau đầu
Khi các thụ thể cảm giác trong hệ thần kinh bị kích thích sẽ gây đau đầu. Đây có khả năng là triệu chứng của các tổn thương vùng đầu hoặc là do tâm lý căng thẳng, chế độ sinh hoạt gây ra. Nguyên nhân gây đau đầu được phân thành 2 nhóm là đau đầu nguyên phát và đau đầu thứ phát:
1.1. Đau đầu nguyên phát
Đây là những cơn đau đầu không phải là bệnh lý, chiếm tỷ lệ đa số trong các trường hợp đau đầu và gồm nhiều loại như: đau căng đầu, đau nửa đầu migraine, đau đầu từng cụm, đau khi ngủ, khi gắng sức, đau do lối sống sinh hoạt (dùng đồ uống chứa caffein, uống nhiều bia rượu, đứng/ngồi sai tư thế, tâm lý căng thẳng),...
Đau đầu là một tình trạng phổ biến nhiều người gặp phải
1.2. Đau đầu thứ phát
Là một loại đau đầu do bệnh lý gây ra, điển hình là bệnh về mạch máu não, tăng huyết áp, chấn thương vùng đầu, nhiễm trùng màng não hoặc não, khối u não, viêm xoang,...
Theo các nhà khoa học thì khi cơ thể liên tục sản sinh ra các gốc tự do sẽ khiến não bộ gặp tổn thương và thay đổi cấu trúc. Điều này sẽ gây ra các cơn đau đầu kéo dài làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.
Khi các gốc tự do đi vào mạch máu não sẽ làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, gây hẹp lòng mạch và cản trở lưu lượng tuần hoàn chảy qua đây. Khi đó não sẽ không được cung cấp đủ máu và oxy dẫn đến tình trạng đau đầu. Có những trường hợp bệnh nhân đau đầu kèm theo căng thẳng sẽ càng giải phóng ra nhiều gốc tự do hơn, vì thế người bệnh sẽ càng cảm thấy đau đầu, trí tuệ sa sút, thậm chí là đột quỵ não,...
2. Các loại thuốc giảm đau đầu hiệu quả
Để điều trị đau đầu thì trước tiên người bệnh cần xác định được nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Cách giúp làm giảm triệu chứng đau đầu đó là nghỉ ngơi thoải mái, giảm căng thẳng và lo âu. Sau khi đã tìm ra nguyên nhân gây đau đầu thì có thể áp dụng biện pháp điều trị phù hợp. Các loại thuốc giảm đau đầu chính là một trong những phương pháp giúp kiểm soát tình trạng này hiệu quả.
2.1. Đối với bệnh nhân bị đau căng đầu
Đau căng đầu xảy ra rất phổ biến ở người trưởng thành với dấu hiệu nhận biết là đau nhức đầu một bên từ nhẹ đến vừa, chèn ép 2 bên đầu với cơn đau âm ỉ trong thời gian ngắn.
Các thuốc giảm đau đầu phù hợp trong tình huống này đó là paracetamol, nhóm thuốc NSAID (naproxen, ibuprofen, aspirin). Nếu cần ngăn ngừa tình trạng đau căng đầu tái phát thì bệnh nhân sẽ cần dùng thuốc giảm đau đầu loại chống trầm cảm 3 vòng (amitriptyline).
Paracetamol là thuốc giúp cải thiện tình trạng đau căng đầu
2.2. Đối với những người bị đau đầu từng cụm
Triệu chứng của các cơn đau đầu từng cụm là cơn đai mang tính chất dữ dội, xảy ra ở một bên đầu, ở xung quanh - phía trong - phía sau của một mắt và có thể dai dẳng từ 15 phút cho tới 3 giờ đồng hồ. Ngoài ra đau đầu từng cụm có thể kèm theo những biểu hiện như chảy nước mắt, sưng mắt, sụp mí, chảy nước mũi, nghẹt mũi,... Đây được đánh giá là dạng đau đầu nghiêm trọng và tỷ lệ mắc phải cao hơn ở đàn ông tuổi trung niên có thói quen hút thuốc lá lâu năm.
Hiện chưa có phương pháp nào giúp điều trị dứt điểm tình trạng đau đầu từng cụm. Mục đích điều trị sẽ là kiểm soát tốt triệu chứng và giảm nhẹ mức độ nghiêm trọng của bệnh, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát về sau.
Một số biện pháp điều trị đau đầu từng cụm bao gồm:
-
Dùng thuốc giảm đau đầu cấp tính: dihydroergotamine, Triptans (zolmitriptan, sumatriptan), lidocaine (thuốc giảm đau đầu bào chế theo dạng thuốc xịt mũi);
-
Các loại thuốc khác: Corticosteroid (prednisone dùng ngắn ngày), lithium hay verapamil (giảm liều dần dần khi hết đau đầu);
-
Áp dụng liệu pháp hít thở oxy.
Thuốc giảm đau đầu là một trong những biện pháp giúp giảm đau đầu hiệu quả
2.3. Đối với cơn đau nửa đầu (đau đầu migraine)
Cơn đau đầu migraine thường xuất hiện nhiều hơn ở nữ giới, xảy ra dồn dập theo mức độ từ vừa đến nặng ở một bên đầu. Bệnh nhân có khuynh hướng nhạy cảm hơn với tiếng ồn và ánh sáng, thường xuyên cảm thấy buồn nôn, muốn nôn mửa, đau đầu lặp đi lặp lại và kéo dài từ vài giờ cho tới vài ngày.
Để điều trị chứng đau nửa đầu, bệnh nhân có thể tham khảo các loại thuốc dưới đây:
-
Thuốc giúp kiểm soát chung tình trạng đau đầu: paracetamol, thuốc nhóm NSAID;
-
Thuốc đặc hiệu: dihydroergotamine, Ergotamine tartrate với công dụng chính là làm co mạch, giảm thiểu cơn đau nhức đầu;
-
Thuốc dự phòng: thường là các thuốc giảm đau đầu kê đơn như thuốc chống trầm cảm (amitriptylin), thuốc chẹn beta (nadolol, propranolol, atenolol), thuốc chống co giật (valproate, topiramate).
Cân lưu ý rằng bệnh nhân nên tham khảo tư vấn từ bác sĩ khi cần sử dụng các thuốc giảm đau đầu kê đơn. Nguyên nhân là do nếu dùng thuốc sai cách, sai liều lượng, lạm dụng thuốc lâu ngày sẽ làm thay đổi chức năng các thụ thể tiếp nhận cảm giác đau ở hệ thần kinh trung ương. Khi đó cơ thể sẽ bị nhờn thuốc và khiến cho các cơn đau đầu trở nên nghiêm trọng hơn, thường xuyên tái phát hơn.
3. Cách phòng ngừa sự xuất hiện của các cơn đau đầu
Ngoài việc dùng thuốc giảm đau đầu thì những biện pháp sau sẽ giúp bạn ngăn ngừa được sự xuất hiện của các cơn đau này:
-
Hạn chế tới những khu vực có ánh sáng chói mắt, tiếng ồn lớn và có các yếu tố gây kích thích giác quan quá mức;
-
Giải tỏa căng thẳng và áp lực bằng cách tập luyện các bài thể dục, thể thao hàng ngày như yoga, đi bộ, bơi lội,...;
-
Nghỉ ngơi điều độ, thư giãn hợp lý sau những giờ làm việc căng thẳng. Đặc biệt nếu bạn là người phải làm việc quá nhiều với máy tính thì nên dành ra khoảng 15 - 20 phút nghỉ ngơi sau 2 - 3 giờ làm việc liên tục;
-
Ngủ đúng giờ và đủ giấc, ít nhất 7 - 8 tiếng/ngày để cải thiện sức khỏe não bộ, hạn chế các cơn đau đầu và giảm mệt mỏi;
-
Uống đủ nước mỗi ngày. Không sử dụng thuốc lá, uống cà phê, bia rượu vì các chất chứa trong những sản phẩm này sẽ khiến các cơn đau đầu trở nên nghiêm trọng hơn.
Ngủ đủ giấc sẽ giúp bạn tránh bị đau đầu
Trên đây là những loại thuốc giảm đau đầu bạn có thể tham khảo. Nếu tình trạng đau đầu của bạn vẫn không thuyên giảm sau khi đã áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà thì bạn nên đi khám sớm. Chuyên khoa Thần kinh - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những địa chỉ được rất nhiều khách hàng đánh giá cao về chất lượng thăm khám và dịch vụ. Để được đặt lịch khám cùng các y bác sĩ tại Chuyên khoa, bạn có thể liên hệ trực tiếp qua hotline 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!