Tin tức
Thuốc tâm thần và những điều cần lưu ý
Key: thuốc tâm thần
Tít: Thuốc tâm thần và những điều cần lưu ý
Hiện nay, rất nhiều bệnh tâm thần được điều trị bằng thuốc. Tùy từng loại bệnh và tình trạng của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định những nhóm thuốc điều trị phù hợp. Vậy thuốc tâm thần có tác dụng như thế nào và cần lưu ý điều gì?
1. Thuốc tâm thần có điều trị bệnh hiệu quả hay không?
Tuy rằng không thể chữa khỏi dứt điểm bệnh tâm thần nhưng các loại thuốc tâm thần có thể giúp giảm triệu chứng và kiểm soát bệnh hiệu quả hơn. Từ đó, người bệnh có thể trở lại cuộc sống sinh hoạt bình thường. Có thể kết hợp dùng thuốc với những phương pháp điều trị khác để nâng cao hiệu quả điều trị.
Thuốc là phương pháp điều trị chủ yếu đối với người bệnh tâm thần
Thuốc tâm thần bao gồm nhiều nhóm thuốc khác nhau. Tùy vào mức độ bệnh và thể trạng sức khỏe của từng người bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp nhất. Tuy nhiên, để có thể đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất, bệnh nhân cần dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
Rất nhiều người thắc mắc “uống thuốc chữa bệnh tâm thần có hại không”. Thực chất, bất cứ loại thuốc nào cũng tiềm ẩn tác dụng phụ. Tuy nhiên, nếu dùng đúng cách, đúng liều lượng thì nguy cơ tác dụng phụ sẽ giảm đi đáng kể. Hơn nữa, tùy vào mỗi người mà những tác dụng phụ của thuốc sẽ nặng hoặc nhẹ hơn. Vì thế, khi gặp phải những triệu chứng bất thường trong quá trình dùng thuốc, bệnh nhân phải thông báo cho bác sĩ để được kiểm tra sức khỏe và can thiệp kịp thời.
2. Các loại thuốc tâm thần phổ biến
Dưới đây là một số loại thuốc tâm thần đang được sử dụng phổ biến:
2.1. Thuốc chữa trầm cảm
Cuộc sống hiện đại mang đến cho chúng ta rất nhiều áp lực. Đó cũng chính là lý do khiến số ca bệnh trầm cảm ngày càng tăng. Căn bệnh này là một dạng rối loạn tâm trạng diễn ra trong một thời gian dài. Khi bị trầm cảm, người bệnh thường có một số triệu chứng như buồn chán, vô cảm với mọi thứ xung quanh, tuyệt vọng,...
Người bệnh trầm cảm cần được điều trị sớm và kết hợp nhiều phương pháp
Những loại thuốc điều trị trầm cảm bao gồm thuốc chống trầm cảm ba vòng, nhóm thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc, các loại thuốc ức chế tái hấp thu serotonin-norepinephrine,... Những loại thuốc này thường phải sử dụng khoảng 4 đến 6 tuần mới phát huy được hiệu quả. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, bác sĩ thường kết hợp nhiều loại thuốc khác nhau. Nếu sau một thời gian dùng thuốc mà tình trạng bệnh nhân không tiến triển, bác sĩ có thể cân nhắc và chuyển sang một loại thuốc khác.
Tác dụng phụ của thuốc điều trị bệnh trầm cảm rất đa dạng. Lưu ý, người bệnh không nên dừng thuốc đột ngột để tránh nguy cơ tái phát bệnh và gặp phải những biến chứng nguy hiểm khác. Cần dừng thuốc từ từ trong khoảng vài tuần, sau đó mới dừng hẳn.
2.2. Thuốc điều trị rối loạn lo âu
Người bệnh mắc chứng rối loạn lo âu hay bị lo lắng thái quá về những sự việc đơn giản trong cuộc sống hàng ngày. Bệnh không được điều trị sớm có thể gây ra những ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng cho người bệnh.
Rối loạn lo âu có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh
Một số loại thuốc điều trị rối loạn lo âu bao gồm:
+ Nhóm thuốc chữa trầm cảm: Chỉ nên dùng trong thời gian ngắn, nếu dùng lâu ngày có thể gây nghiện. Một số tác dụng phụ của thuốc như gây choáng váng, buồn ngủ, giảm khả năng tập trung.
+ Thuốc Buspirone: Cần dùng trong khoảng vài tuần mới có thể cải thiện triệu chứng bệnh. Một số tác dụng phụ của thuốc có thể kể đến như đau nhức đầu, mất ngủ, chán nản,...
2.3. Thuốc điều trị chứng rối loạn tâm thần
Người mắc chứng rối loạn tâm thần thường suy nghĩ phi lý, bị ảo tưởng, ảo giác. Sử dụng thuốc chống loạn thần có thể khắc phục tình trạng này. Hiện nay, trên thị trưởng có các loại thuốc chống loạn thần thế hệ cũ và các loại thuốc chống loạn thần thế hệ mới. Tùy vào từng trường hợp bệnh nhân, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp.
Dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả và hạn chế nguy cơ tác dụng phụ
Một số tác dụng phụ của thuốc có thể gặp phải như buồn ngủ, tim đập nhanh hoặc không đều, chóng mặt, tăng cân, rối loạn kinh nguyệt, phát ban, co thắt cơ bắp,... Sau khoảng vài tuần sử dụng, người bệnh bắt đầu thích nghi với thuốc thì các tác dụng phụ cũng sẽ dần biến mất. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể gặp phải những tác dụng phụ nghiêm trọng hơn như rối loạn vận động, đổ mồ hôi, huyết áp cao, mê sảng,...
2.4. Thuốc điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý
Đây là bệnh rối loạn phát triển thần kinh hay gặp ở trẻ nhỏ. Để điều trị căn bệnh này, bác sĩ thường chỉ định cho bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc như thuốc kích thích tâm thần, nhóm thuốc không kích thích thần kinh,... tùy thuộc vào tình trạng bệnh của trẻ.
Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ. Thậm chí, một số trường hợp còn có thể gặp phải các tác dụng phụ nghiêm trọng như đột quỵ, đau tim, loạn thần,...
2.5. Thuốc điều trị bệnh tâm thần ở trẻ
Thông thường, những loại thuốc điều trị tâm thần ở người lớn cũng có tác dụng đối với những bệnh lý về tâm thần tương tự ở trẻ em. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ điều chỉnh liều lượng phù hợp hơn với thể trạng sức khỏe của trẻ. Bên cạnh đó, cần theo dõi trẻ sát sao trong suốt thời gian sử dụng thuốc.
Lưu ý, một số loại thuốc chống trầm cảm có thể khiến trẻ tăng nguy cơ suy nghĩ hoặc thực hiện những hành vi tự sát,.... rất nguy hiểm. Do đó, trong quá trình dùng thuốc cho con, cha mẹ cần thảo luận với bác sĩ để tìm ra những biện pháp phù hợp, giúp phòng ngừa những nguy cơ này.
Có thể nói rằng, dùng thuốc chính là phương pháp điều trị chủ yếu và mang lại hiệu quả nhanh đối với những bệnh nhân đang mắc phải các bệnh lý về tâm thần. Tuy nhiên, mỗi người bệnh cần sử dụng các loại thuốc khác nhau hoặc cần kết hợp nhiều loại thuốc khác nhau để tăng hiệu quả điều trị. Do đó, không nên tự mua và dùng thuốc. Trong quá trình dùng thuốc cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để hạn chế tối đa nguy cơ tác dụng phụ.
Mọi thắc mắc về thuốc tâm thần hoặc có nhu cầu kiểm tra sức khỏe, mời quý khách hàng liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 của Hệ thống Y tế MEDLATEC.
BS Thanh Tuấn đã duyệt
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!