Tin tức

Thuốc tăng tiểu cầu cho bệnh nhân bị giảm tiểu cầu trong máu

Ngày 03/04/2023
Khi lượng tiểu cầu trong máu giảm xuống mức dưới 150.000 tiểu cầu/mm3 máu thì được gọi là tình trạng giảm tiểu cầu. Điều này có thể khiến bệnh nhân dễ bị chảy máu và gặp phải các biến chứng nghiêm trọng khác. Để tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng của hiện tượng này  và các thuốc tăng tiểu cầu, mời quý bạn đọc cùng nghiên cứu những thông tin dưới đây.

1. Giảm tiểu cầu nguyên nhân do đâu?

Tiểu cầu là những tế bào không màu, kích thước nhỏ, không chứa nhân, cùng bạch cầu và hồng cầu trở thành những thành phần quan trọng trong máu. Tiểu cầu hình thành từ tủy xương và tham gia vào quá trình đông máu.

Khi có vết thương xuất hiện, để giúp máu ngừng chảy các tiểu cầu sẽ liên kết với nhau tạo thành các cục máu đông, bịt vết thương lại ngăn chặn nguy cơ mất máu. Khi số lượng tiểu cầu trong máu của bệnh nhân quá thấp (dưới mức 150.000 tiểu cầu/mm3 máu) sẽ làm tăng rủi ro chảy máu.

Khi tủy xương sản xuất không đủ số lượng hồng cầu bình thường sẽ dẫn tới hiện tượng giảm tiểu cầu. Những nguyên nhân gây ra tình trạng này đó là:

  • Bệnh lý xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch;

  • Xạ trị vào tủy xương hoặc vùng xương chậu;

  • Thuốc sinh học, tác nhân trị liệu hóa học;

  • Sưng lá lách hoặc ung thư di căn vào lá lách: lách là cơ quan có chức năng sản xuất ra tế bào lympho giúp chống lại vi trùng, tế bào ung thư và tác nhân lạ. Ngoài ra nó còn là nơi lọc máu, lưu trữ tế bào máu và phân hủy các tế bào máu cũ. Khi cơ quan này bị sưng nó sẽ khiến tiểu cầu bị loại ra khỏi máu;

  • Nhiễm một số loại virus: Dengue sốt xuất huyết, rubella, sởi, tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng,...;

  • Hội chứng tan máu ure huyết;

  • Ngộ độc rượu cấp tính;

  • Xơ gan cổ trướng;

  • Cơ chế dị ứng miễn dịch: một số loại thuốc như heparin, quinine hoặc penicillin có thể khiến bệnh nhân bị giảm tiểu cầu;

  • Hiện tượng đông máu nội mạch lan tỏa;

  • Chứng loãng máu;

  • Ban xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối;

  • Các nguyên nhân khác: mắc bệnh tự miễn, mang thai, nhiễm vi khuẩn gây nhiễm trùng nặng.

Tiểu cầu là một trong những thành phần của máu

Tiểu cầu là một trong những thành phần của máu

2. Dấu hiệu nhận biết tình trạng giảm tiểu cầu

Thường thì cho tới khi tiểu cầu đã giảm xuống mức rất thấp cơ thể mới bộc lộ các triệu chứng lâm sàng rõ ràng. Các biểu hiện sẽ xuất hiện sau khoảng từ 10 - 14 ngày khi bắt đầu hóa trị hoặc sau lần hóa trị đầu tiên.

Phụ thuộc vào số lượng tiểu cầu đã mất đi, triệu chứng giảm tiểu cầu sẽ khác nhau, nhìn chung thì thường là:

  • Chảy máu cam, xuất hiện các vết bầm tím tự phát;

  • Nôn ra máu;

  • Chảy máu nướu bất thường;

  • Máu lẫn trong nước tiểu (màu đỏ hoặc hồng), xuất hiện trong phân hoặc phân đen;

  • Chảy máu kéo dài từ vết tiêm hoặc vết thương nhỏ;

  • Trên da có các đốm xuất huyết;

  • Chảy máu âm đạo với triệu chứng giống rong kinh (kỳ kinh kéo dài hơn bình thường);

  • Xuất huyết não, màng não;

  • Mờ mắt, thường xuyên nhức đầu, ý thức lơ mơ.

<a href='https://medlatec.vn/tin-tuc/xuat-huyet-giam-tieu-cau-nguyen-nhan-trieu-chung-va-phuong-phap-dieu-tri-s195-n20126'  title ='Giảm tiểu cầu'>Giảm tiểu cầu</a> có thể khiến bệnh nhân bị chảy máu cam 

Giảm tiểu cầu có thể khiến bệnh nhân bị chảy máu cam

Nếu cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường nêu trên thì bạn nên đi khám ngay để được chẩn đoán và điều trị y tế kịp thời. Trong trường hợp người bệnh có biểu hiện chảy máu không ngừng thì cần đưa đi cấp cứu ngay lập tức vì nguy cơ tử vong là rất cao.

3. Các biện pháp điều trị chứng giảm tiểu cầu

3.1. Biện pháp điều trị và các thuốc tăng tiểu cầu

Nguyên tắc điều trị tăng tiểu cầu:

  • Không cần thiết phải điều trị khi: bệnh nhân không bị chảy máu, không bị nhiễm trùng và lượng tiểu cầu > 50G/I bởi đây có thể là tình trạng giảm tiểu cầu thứ phát sau nhiễm virus, lúc này bệnh nhân cần được kiểm tra tiểu cầu khi điều trị để đưa tiểu cầu về mức bình thường.

  • Bắt đầu điều trị đặc hiệu nếu lượng tiểu cầu < 30 G/I, hoặc trên lâm sàng có biểu hiện xuất huyết hoặc cần thực hiện phẫu thuật.

Điều trị đặc hiệu bằng thuốc tăng tiểu cầu:

Thuốc tăng tiểu cầu thường được áp dụng là Corticoid, bao gồm Prednisolone, Methylprednisolone, Dexamethasone.Đặc biệt đối với những trường hợp xuất huyết nghiêm trọng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân như xuất huyết nội tạng hay xuất huyết não thì cần phối hợp Gamma Globulin tĩnh mạch và Corticoid liều cao.

Nếu Corticoid được dùng đúng cách trong thời gian ngắn thì sẽ ít gây ra tác dụng phụ. Nhưng nếu sử dụng các thuốc nhóm này kéo dài có thể dẫn tới các tác dụng không mong muốn như mất ngủ, giữ nước, tăng cân, tăng nguy cơ mắc phải các bệnh lý như loãng xương, tiểu đường, đục thủy tinh thể, tăng huyết áp, nhiễm trùng, stress,... Trong trường hợp người bệnh dừng thuốc đột ngột không theo chỉ định có thể gây ra các triệu chứng như rối loạn tâm thần, suy thượng thận cấp, rối loạn tiêu hóa, trụy tim mạch. Do vậy khi dùng Corticoid để trị bệnh thì bệnh nhân cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn điều trị của bác sĩ chuyên khoa.

Một số lưu ý trong vấn đề dùng thuốc:

  • Người bệnh không được dùng thuốc chống viêm không steroid hay aspirin vì chúng sẽ làm giảm chức năng tiểu cầu;

  • Ngừng dùng những thuốc là nguyên nhân dẫn đến tình trạng giảm tiểu cầu.

Điều trị bổ trợ:

  • Truyền tiểu cầu, hồng cầu, thuốc cầm máu: áp dụng cho những bệnh nhân bị mất máu nhiều, thiếu máu hoặc đang trải qua hóa trị liệu mà bị giảm tiểu cầu, đồng thời dùng để kiểm soát tình trạng xuất huyết trong những trường hợp như: xuất huyết não; xuất huyết bên ngoài ở mọi vị trí; tình trạng chèn ép, tụ máu lan rộng; ban xuất huyết dạng chấm diện rộng; xuất huyết võng mạc;

  • Đối với các trường hợp đáp ứng kém hoặc điều trị bằng Corticoid không hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân thực hiện phối hợp với các phương pháp sau:

  • Rituximab: là thuốc kháng thể đơn dòng giúp tăng miễn dịch cho cơ thể. Thuốc có nhược điểm là không duy trì được hiệu quả lâu dài và giá thành cao;

  • TPO-RA: Eltrombopag: là thuốc kích thích sản xuất tiểu cầu được cân nhắc áp dụng nếu người bệnh không đáp ứng corticoid và globulin tĩnh mạch. Ưu điểm của thuốc lá dễ dung nạp, hiệu quả mang lại cao và ít tác dụng phụ, Tuy nhiên thuốc phải dùng thường xuyên theo mức độ đáp ứng của người bệnh, chi phí mua thuốc cũng đắt đỏ;

  • Những thuốc ức chế miễn dịch khác: endoxan, dapson, cellcept, azathioprin, hydroxychloroquin, neoral,...;

  • Cắt lách: phẫu thuật này là cắt đi một phần hay toàn bộ lá lách để làm tăng tiểu cầu. Tuy nhiên phẫu thuật này có thể làm suy yếu hệ miễn dịch của bệnh nhân, tăng nguy cơ nhiễm trùng trong tương lai. Do vậy trước và sau khi phẫu thuật bệnh nhân cần được tiêm phòng đầy đủ. Đối với trẻ em cắt lách chỉ được áp dụng với trẻ trên 5 tuổi.

Thuốc tăng tiểu cầu cũng được chỉ định trong những trường hợp bị giảm tiểu cầu

Thuốc tăng tiểu cầu cũng được chỉ định trong những trường hợp bị giảm tiểu cầu

3.2. Dinh dưỡng cho người bị giảm tiểu cầu

Bên cạnh việc can thiệp bằng các biện pháp y khoa, người bệnh nên tránh dùng các thuốc ibuprofen, aspirin, không uống rượu bia, hạn chế các hoạt động gây chấn thương, ngoài ra cần áp dụng thực đơn dinh dưỡng lành mạnh và lối sống khoa học hơn:

  • Thực phẩm chứa nhiều sắt và folate: gan bò, sữa, rau lá xanh đậm, ngũ cốc;

  • Vitamin B12: trứng, thịt bò, ngao sò, cá hồi, sữa và chế phẩm từ sữa, sữa đậu nành, hạnh nhân;

  • Vitamin C: đóng vai trò quan trọng đối với hệ miễn dịch của cơ thể, bao gồm các loại hoa quả như dâu tây, cam, quýt, xoài, bưởi, dứa, cà chua,...;

  • Vitamin D: có tác dụng thúc đẩy sản sinh tiểu cầu trong các tế bào tủy xương. Loại vitamin này thường được tìm thấy trong cá hồi, lòng đỏ trứng, sữa chua, sữa đậu nành, dầu gan cá, nấm, ngũ cốc,...;

  • Vitamin K: giúp tăng cường độ bền chắc cho xương và tham gia vào quá trình đông máu, chứa nhiều trong bông cải xanh, củ cải, đậu nành, rau bina, bí ngô và cải xoăn,...

Như vậy phương pháp để điều trị cho bệnh nhân gặp phải tình trạng thiếu hụt tiểu cầu rõ triệu chứng đó là truyền tiểu cầu. Ngoài ra còn có các thuốc tăng tiểu cầu giúp bổ sinh vitamin B12, vitamin C, D, folate,...

Trên đây là những thông tin về tình trạng giảm tiểu cầu, thuốc tăng tiểu cầu và các biện pháp giúp điều trị tình trạng này. Trong trường hợp bạn xuất hiện các triệu chứng bất thường cảnh báo tình trạng giảm tiểu cầu, hãy đi khám ngay để được thăm khám và tư vấn điều trị.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ qua tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được hỗ trợ thêm.

Từ khoá: hóa trị

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ