Tin tức
Thủy đậu có lây không và cách phòng ngừa hiệu quả
- 13/03/2020 | Bệnh thủy đậu kiêng gì để nhanh khỏi, không để lại sẹo?
- 16/03/2020 | Giá vacxin thủy đậu 2020 cập nhật mới nhất
- 13/03/2020 | Bệnh thủy đậu và những câu hỏi thường gặp
- 14/03/2020 | Bị thủy đậu phải làm sao và cách phòng tránh hiệu quả
- 14/03/2020 | Thủy đậu bệnh học - Những kiến thức cơ bản dưới góc nhìn y khoa
1. Thông tin cơ bản về bệnh lý thủy đậu?
Trước khi đi tìm lời giải đáp bệnh thủy đậu có lây không, cùng tìm hiểu một số thông tin về căn bệnh này trước nhé!
Thủy đậu hay còn gọi là bệnh trái rạ là bệnh lý truyền nhiễm được gây ra bởi virus Varicella Zoster (VZV). Bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh, phổ biến nhất là đối với trẻ em.
Trẻ em là đối tượng rất dễ mắc phải bệnh lý thủy đậu do hệ thống miễn dịch chưa được hoàn thiện
Các biểu hiện ban đầu của bệnh thường là xuất hiện các mụn nước trên bề mặt da và niêm mạc, sốt cao, cơ thể người bệnh nhanh chóng suy nhược, mệt mỏi. Thủy đậu có thể chữa khỏi sau khoảng 2 tuần nếu người bệnh được chăm sóc và điều trị đúng cách. Tuy nhiên, nếu không được điều trị tốt, bệnh lý có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm màng não, viêm não, vô sinh ở nam, sẹo xấu, nhiễm trùng da, dị tật thai nhi khi người mẹ mắc bệnh,…
Sau khi đã mắc thủy đậu, cơ thể có khả năng tự tạo ra cơ chế miễn dịch với bệnh nên khả năng tái phát bệnh trở lại là rất ít. Nhưng virus gây bệnh sau khi xâm nhập vào cơ thể sẽ tồn tại tại hệ thống dây thần kinh và gây ra bệnh zona khi hệ thống miễn dịch của cơ thể suy yếu.
2. Thủy đậu có lây không và các cách thức lây truyền của bệnh?
Thắc mắc thủy đậu có lây không được nhiều người đặt ra khi tìm hiểu về bệnh lý này. Thủy đậu hoàn toàn có khả năng lây lan, thậm chí là còn có nguy cơ bùng phát thành dịch nếu không được ngăn chặn và kiểm soát kịp thời.
Vậy thủy đậu lây qua đường nào và cách thức lây truyền ra sao? Bệnh có thể lây lan theo các con đường trực tiếp hoặc gián tiếp, cụ thể như sau:
-
Thông qua đường hô hấp: Virus gây bệnh thủy đậu có khả năng tồn tại trong các giọt nước bọt bên ngoài không khí khi người bệnh hắt hơi, nói chuyện hoặc ho. Cách thức lây truyền này còn được gọi là nhiễm trùng nhỏ giọt.
-
Thông qua tiếp xúc với vật trung gian: Một trong những con đường lây truyền nhanh nhất của bệnh lý thủy đậu chính là việc tiếp xúc trực tiếp với phần da bị nổi mụn nước của người bệnh hay chất dịch chảy ra từ các nốt phỏng. Ngoài ra, việc tiếp xúc thường xuyên với vật dụng cá nhân của đối tượng mắc thủy đậu như khăn mặt, bàn chải đánh răng, giường chiếu,… cũng có nguy cơ cao gây lây lan bệnh.
-
Con đường lây nhiễm thủy đậu mà nhiều người không hề nghĩ tới chính là việc tiếp xúc với những người mắc zona do sự tiềm ẩn của virus Varicella Zoster trong hệ thần kinh. Tuy nhiên, bệnh chỉ lây truyền qua việc tiếp xúc trực tiếp khi hệ miễn dịch của người chưa từng mắc thủy đậu bị suy yếu, chứ không thông qua các giọt trong không khí.
3. Cách phòng ngừa thủy đậu hiệu quả?
Theo thống kê, tiêm 1 mũi khả năng phòng bệnh sẽ không đạt hiệu quả cao, khoảng 94% (đối với vắc xin Varivax), nên có thể nhắc lại mũi thứ 2 sau 4 năm (nếu có nguy cơ cao nhắc lại mũi thứ 2 tối thiểu sau 3 tháng) ở trẻ em. Nếu tiêm 2 mũi khả năng phòng bệnh của vắc xin Varivax sẽ đạt >98%. Như vậy có thể thấy, tiêm phòng vắc xin thủy đậu là cách thức phòng ngừa bệnh lý hiệu quả và lâu dài nhất. Bất cứ đối tượng nào cũng nên tiêm phòng, với trẻ em và phụ nữ đang có kế hoạch sinh con thì công tác này càng trở nên quan trọng.
Tiêm vắc xin là giải pháp hữu hiệu trong việc phòng ngừa thủy đậu
Ngoài ra, việc hạn chế tiếp xúc với người bệnh cũng là cách phòng ngừa hiệu quả. Nếu phải tiếp xúc với người đang mắc thủy đậu và bản thân người tiếp xúc chưa từng mắc bệnh hoặc chưa được miễn dịch, lúc này cần nhanh chóng thực hiện tiêm phòng trong 3 ngày sau đó.
Với đặc tính hữu hiệu trong việc ngừa bệnh, không ít người thắc mắc rằng vắc xin thủy đậu có đắt không hay vacxin thủy đậu giá bao nhiêu? Hiện nay, vắc xin ngừa thủy đậu không có trong chương trình tiêm chủng mở rộng và là loại hình vắc xin dịch vụ. Do đó, mức giá tiêm chủng là khác nhau tùy thuộc vào đơn vị cung cấp dịch vụ, cũng như hãng vắc xin được lựa chọn sử dụng. Trên thị trường, chi phí tiêm phòng thường dao động từ 700.000 - 1.000.000 VNĐ/liều.
4. Địa chỉ thực hiện sàng lọc thủy đậu và các bệnh truyền nhiễm mùa đông - xuân hiệu quả?
Trong bối cảnh dịch viêm phổi Covid - 19 đang phát triển và lây lan nhanh chóng thì đây cũng là khoảng thời gian thuận lợi để các bệnh lý truyền nhiễm mùa đông - xuân như thủy đậu, cúm, rubella, quai bị, sốt xuất huyết,… phát triển và bùng phát. Đặc biệt, các triệu chứng ban đầu của nhóm bệnh này rất giống với bệnh viêm phổi Covid - 19 đó là ho, sốt cao,… gây hoang mang tới người dân. Trước tình trạng này, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh cần bình tĩnh, không quá lo lắng và nên thực hiện sàng lọc các tác nhân gây bệnh mùa Đông - Xuân trước đó.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hiện nay đã và đang triển khai “Gói xét nghiệm sàng lọc một số bệnh truyền nhiễm mùa Đông - Xuân”, nhằm cung cấp giải pháp xét nghiệm y khoa sàng lọc bệnh lý ngay tại nhà cho người dân một cách nhanh chóng và tiện ích nhất có thể. Không cần phải di chuyển tới bệnh viện để lấy mẫu xét nghiệm hay nhận trả kết quả, MEDLATEC tiến hành lấy mẫu tại nhà chỉ với 10.000 VNĐ/lần di chuyển và trả kết quả online qua nhiều hình thức như email, tin nhắn, website,... giúp khách hàng chủ động trong việc phát hiện các bệnh lý nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC - địa chỉ cung cấp dịch vụ sàng lọc bệnh truyền nhiễm tiện ích và nhanh chóng
Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết có thể giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc thủy đậu có lây hay không, cũng như đưa ra gợi ý về địa chỉ cung cấp dịch vụ sàng lọc các bệnh truyền nhiễm mùa Đông - Xuân uy tín. Để được tư vấn thêm về dịch vụ sàng lọc bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua đường dây nóng 1900.56.56.56 để được hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!