Tin tức
Tiền mãn kinh là gì? Dấu hiệu nhận diện và phương hướng xử trí
- 25/10/2024 | Cách dùng thuốc nội tiết cho phụ nữ tiền mãn kinh và lời khuyên từ chuyên gia
- 02/06/2025 | Bật mí 5 cách giảm đau nhức tiền mãn kinh hiệu quả tại nhà
- 19/06/2025 | Triệu chứng tiền mãn kinh kéo dài bao lâu và các vấn đề liên quan
1. Dấu hiệu nhận biết tiền mãn kinh là gì?
1.1. Tiền mãn kinh nghĩa là gì?
tiền mãn kinh là gì có thể hiểu như sau: Đây là giai đoạn xảy ra trước khi người phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh hoàn toàn. Lúc này, buồng trứng bắt đầu giảm sản xuất hormone sinh dục nữ estrogen và progesterone, gây ra những triệu chứng khó chịu và rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.
Tiền mãn kinh không được xem là bệnh lý mà chỉ là một phần tự nhiên trong quá trình lão hóa cơ thể của người phụ nữ. Độ tuổi bắt đầu giai đoạn này thường từ 40 - 50. Một số phụ nữ bước vào giai đoạn này sớm hơn được gọi là tiền mãn kinh sớm. Giai đoạn tiền mãn kinh của mỗi người không giống nhau, có thể kéo dài từ vài tháng cho đến vài năm, trước khi chính thức bước vào thời kỳ mãn kinh thật sự.
Tiền mãn kinh là giai đoạn trước khi phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh thực sự
1.2. Dấu hiệu phụ nữ đang trong giai đoạn tiền mãn kinh là gì?
Nếu bạn đang băn khoăn dấu hiệu của tiền mãn kinh là gì thì nên lưu tâm đến những tình trạng sau:
- Rối loạn kinh nguyệt với tình trạng bắt đầu kỳ kinh sớm hoặc muộn hơn, lượng máu kinh ít hoặc nhiều hơn, thời gian hành kinh kéo dài hoặc ngắn hơn bình thường.
- Thường xuyên cảm thấy nóng bừng ở mặt, cổ, ngực (cơn bốc hỏa) kèm theo hiện tượng tim đập nhanh, đổ mồ hôi.
- Rối loạn giấc ngủ với biểu hiện khó đi vào giấc ngủ hoặc mất ngủ, hay bị tỉnh giấc giữa đêm, đổ nhiều mồ hôi về đêm,...
- Tâm lý thất thường theo chiều hướng dễ nổi nóng, buồn bã, lo âu, trầm cảm, mất hứng thú với các hoạt động thường ngày,...
- Âm đạo khô nên dễ bị đau rát khi quan hệ, giảm ham muốn tình dục.
- Các dấu hiệu khác: da khô, dễ có nếp nhăn, rụng tóc, tăng cân, khó tập trung, suy giảm trí nhớ, đau khớp,...
2. Chẩn đoán và điều trị tiền mãn kinh bằng cách nào?
2.1. Chẩn đoán
Biết được dấu hiệu tiền mãn kinh là gì để nhận diện, thăm khám, sẽ giúp nữ giới biết cách khắc phục, cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống ở giai đoạn này. Để chẩn đoán đúng tiền mãn kinh ở phụ nữ, bác sĩ sẽ hỏi thông tin chi tiết về chu kỳ kinh nguyệt cùng các dấu hiệu đi kèm như bốc hỏa, mất ngủ, thay đổi tâm lý,…
Ngoài ra, một số xét nghiệm sau cũng sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện:
- Xét nghiệm nội tiết tố: Kiểm tra để xác định bất thường các chỉ số hormone như: tăng FSH, tăng LH, giảm Progesterone, giảm Estradiol,...
- Xét nghiệm chức năng tuyến giáp: Loại trừ rối loạn tuyến giáp gây triệu chứng tương tự tiền mãn kinh.
- Các xét nghiệm hỗ trợ liên quan như: Tổng phân tích máu, sắt, chức năng gan, thận, tiểu đường, mỡ máu, canxi, điện giải đồ (vì giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh dễ gây rối loạn chuyển hoá, loãng xương,...),
- Khám tim mạch, đo loãng xương,..
- Siêu âm buồng trứng, tử cung: Đánh giá kích thước, hình thái của buồng trứng, tử cung để loại trừ các bệnh lý liên quan.
Việc thực hiện những kiểm tra trên đây giúp bác sĩ có căn cứ để chẩn đoán dấu hiệu gặp phải là do tiền mãn kinh, tránh nhầm lẫn với rối loạn chức năng tuyến giáp, thiếu máu, bệnh lý tim mạch,...
Xét nghiệm nội tiết tố – một trong các kỹ thuật cần có để chẩn đoán tiền mãn kinh
2.2. Điều trị
Mặc dù tiền mãn kinh không phải là bệnh lý nhưng các triệu chứng gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống. Do đó, việc điều trị được thực hiện nhằm mục tiêu giảm nhẹ triệu chứng để nâng cao sức khỏe và tâm lý cho người phụ nữ.
Các phương pháp sau thường được thực hiện trong quá trình điều trị tiền mãn kinh:
- Điều chỉnh dinh dưỡng
Nữ giới trong độ tuổi tiền mãn kinh được bác sĩ khuyến nghị thực hiện chế độ ăn khoa học với:
- Tăng cường trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt.
- Ưu tiên bổ sung thực phẩm giàu canxi và vitamin D để giảm nguy cơ bị loãng xương.
- Hạn chế thực phẩm chứa đường, chất béo bão hòa, đồ uống chứa cồn và caffeine.
- Tập thể dục đều đặn và kiểm soát căng thẳng
Lựa chọn các bài tập như đi bộ, yoga, bơi lội,… sẽ giúp nữ giới cải thiện tâm trạng, giấc ngủ và sức khỏe tim mạch. Đây cũng là cách giúp phòng ngừa loãng xương và kiểm soát nguy cơ tăng cân.
Ngoài ra, nữ giới cũng nên tìm đến các hoạt động yêu thích khác để được thư giãn tinh thần như nghe nhạc, thiền, đọc sách,... Hạn chế lo âu, làm việc quá sức cũng là cách giúp nữ giới cải thiện tâm trạng và sức khỏe trong giai đoạn này.
- Liệu pháp hormone
Đối với những trường hợp có dấu hiệu tiền mãn kinh nặng và kéo dài, bác sĩ có thể chỉ định liệu pháp thay thế hormone estrogen để:
- Giảm bốc hỏa, mất ngủ.
- Cải thiện tình trạng khô âm đạo, loãng xương.
Quá trình điều trị bằng liệu pháp này cần được bác sĩ chuyên khoa giám sát chặt chẽ để tránh tăng nguy cơ huyết khối, ung thư vú, ung thư nội mạc tử cung,...
- Dùng thuốc
Một số loại thuốc có thể được bác sĩ kê đơn để cải thiện triệu chứng tiền mãn kinh như:
- Thuốc bổ sung canxi và vitamin D.
- Thuốc chống trầm cảm.
- Thuốc tránh thai liều thấp giúp giảm triệu chứng khô và nóng rát âm đạo.
- Vaginal estrogen giúp làm dịu chứng khô âm đạo và làm dịu một số triệu chứng liên quan đến âm đạo.
Nữ giới được bác sĩ hướng dẫn tiền mãn kinh là gì và hướng dẫn cách xử trí phù hợp
Tiền mãn kinh là giai đoạn chuyển tiếp tự nhiên của cơ thể, báo trước sự suy giảm về chức năng buồng trứng và nội tiết tố. Dù không phải là bệnh lý, nhưng những thay đổi trong cơ thể ở giai đoạn này sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe thể chất và tinh thần.
Dựa trên chia sẻ dấu hiệu tiền mãn kinh là gì trên đây, nữ giới có thể theo dõi, phát hiện các tình trạng như rối loạn kinh nguyệt trong thời gian dài, bốc hỏa, mất ngủ, cáu gắt,... để sớm thăm khám bác sĩ chuyên khoa, giúp chẩn đoán đúng và có hướng điều trị phù hợp.
Nếu đang trải qua các triệu chứng khó chịu của giai đoạn này, quý khách hàng có thể liên hệ Hotline 1900 56 56 56, đặt lịch khám cùng bác sĩ chuyên khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC để được thăm khám và hỗ trợ kịp thời.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
