Tin tức
Tiêu chảy HIV là bệnh gì? Phương pháp khắc phục như thế nào?
- 20/10/2021 | Chuyên gia giải đáp: Tiêu chảy uống nước dừa được không?
- 20/10/2021 | Giải mã nguyên nhân gây ra tiêu chảy sốt ớn lạnh
- 20/10/2021 | Tiêu chảy sốt nguy hiểm như thế nào? Làm sao để khắc phục hiệu quả?
- 19/10/2021 | Cần chú ý những gì nếu bị tiêu chảy khi mang thai?
- 18/10/2021 | Cần làm gì nếu mệt mỏi kèm tiêu chảy khi dùng thuốc điều trị HP
1. Tiêu chảy HIV cũng là một triệu chứng của bệnh HIV
Bệnh tiêu chảy có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào, trong đó những bệnh nhân nhiễm HIV cũng không ngoại lệ. Khi bị nhiễm virus, vi khuẩn hay ký sinh trùng gây tiêu chảy qua đường ăn uống(do ăn phải thức ăn ôi thiu, tái sống) hoặc tiếp xúc với phân nhiễm khuẩn thì người bệnh HIV cũng có thể dễ dàng mắc phải bệnh tiêu chảy. Bên cạnh đó, nếu mắc một số bệnh lý về đường tiêu hóa chẳng hạn như bệnh dạ dày, bệnh viêm đại tràng,… thì cũng gây ra triệu chứng tiêu chảy kèm theo một số triệu chứng phụ khác.
Một số thuốc điều trị HIV có thể gây tiêu chảy
Khi cơ thể nhiễm virus HIV/AIDS, người bệnh sẽ được kê một số loại thuốc điều trị với mục đích kìm hãm sự hoạt động của loại virus này. Tuy nhiên, những loại thuốc ngăn chặn sự phát triển của virus HIV lại có thể gây ra những tác dụng phụ nhất định, trong đó có triệu chứng tiêu chảy.
Cụ thể, triệu chứng tiêu chảy HIV sẽ không khác biệt lắm so với bệnh tiêu chảy ở người không nhiễm bệnh. Tuy nhiên, những triệu chứng này có thể kéo dài hơn bình thường. Với tiêu chảy do nguyên nhân nhiễm khuẩn / nhiễm HIV, người bệnh có kèm triệu chứng của nhiễm trùng như sốt, đau bụng, phân chua nhày máu… Bên cạnh đó là các triệu chứng tiêu chảy do nguyên nhân khác hoặc do chính bệnh HIV: tiêu chảy ko có sốt, đại tiện nhiều lần, không có triệu chứng nhiễm trùng kèm theo.
Bệnh nhân bị đau bụng do tiêu chảy
Nếu như không được khắc phục sớm, người bệnh có thể bị suy giảm miễn dịch nghiêm trọng, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, nhiễm khuẩn tiêu hóa, mất nước nghiêm trọng dẫn đến suy kiệt, thậm chí còn gây đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Có thể nói rằng, bất cứ đối tượng nào mắc bệnh tiêu chảy cũng cần được điều trị sớm, đặc biệt tình trạng tiêu chảy HIV lại càng cần điều trị sớm vì những đối tượng này thường có hệ miễn dịch yếu và có nguy cơ cao xảy ra biến chứng nguy hiểm.
2. Những phương pháp điều trị tiêu chảy HIV
Bù nước và điện giải
Phương pháp điều trị bệnh tiêu chảy thường được sử dụng đó là bù nước và điện giải. Người bệnh cần được bù lại lượng nước đã mất để phòng ngừa nguy cơ mất nước nghiêm trọng dẫn đến kiệt sức.
Khi bị mất nước, người bệnh thường có biểu hiện như sau:
- Bệnh nhân có dấu hiệu khát nước nhiều hơn.
- Da người bệnh nhăn lâu sau khi véo da, độ đàn hồi giảm, môi khô, lưỡi khô, mặt xanh và hốc hác.
- Người bệnh có biểu hiện sút cân do mất nước nghiêm trọng.
- Mạch đập nhanh, tụt huyết áp.
- Đối với trẻ em: Khi bị mất nước trẻ thường quấy khóc, thóp lõm xuống, đi ngoài nhiều lần trong ngày.
Bồi hoàn nước qua đường truyền tĩnh mạch
Việc bồi hoàn nước và điện giải rất quan trọng để cải thiện bệnh đối với bệnh nhân tiêu chảy HIV. Bệnh nhân cần được uống nhiều nước hơn và có thể uống dung dịch điện giải Oresol. Lưu ý cần pha thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ và hướng dẫn in trên bao bì của nhà sản xuất. Cần phải quấy kỹ để thuốc có thể tan hết trong nước và nên uống ngay sau khi pha. Nếu để quá lâu thì nên bỏ đi và pha gói thuốc mới.
Bổ sung dinh dưỡng cho người bệnh
Khi bị tiêu chảy, cơ thể người bệnh rất mệt mỏi và cần được bổ sung dinh dưỡng để hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Nên ăn những thức ăn dạng lỏng(như các loại cháo thịt, súp,…), các loại thực phẩm dễ tiêu hóa, nên ăn sữa chua để bổ sung lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa, có thể chia nhỏ bữa ăn để việc tiêu hóa trở nên dễ dàng hơn.
Người bệnh cần bổ sung dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch
Đưa bệnh nhân đi khám kịp thời
Trong trường hợp bệnh nhân bị tiêu chảy HIV có xuất hiện những triệu chứng nghiêm trọng như tiêu chảy kéo dài, nôn nhiều lần, không ăn uống được, có lẫn máu trong phân, người bệnh lờ đờ, mệt mỏi,… cần phải đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế để được thăm khám càng sớm càng tốt. Các bác sĩ có thể bù nước qua đường truyền tĩnh mạch hoặc kê đơn thuốc phù hợp với từng thể trạng và mức độ bệnh.
Lưu ý về cách phòng bệnh tiêu chảy đối với bệnh nhân bị nhiễm HIV
Người bị nhiễm HIV thường có sức đề kháng kém, vì thế họ cần chủ động bảo vệ sức khỏe. Để phòng tránh bệnh tiêu chảy, người nhiễm virus HIV cần phải chú ý những điều sau:
- Đảm bảo sơ chế rau củ sạch sẽ trước khi chế biến, ăn chín, uống đun sôi, lựa chọn nguồn nước sạch. Không nên ăn đồ ăn sống, tái chín, đồ ăn đã để lâu ngày, tránh xa những nguồn nước ô nhiễm.
- Thường xuyên vệ sinh không gian sống để hạn chế sự xuất hiện của các loại vi khuẩn, virus gây bệnh.
- Nên rửa tay thường xuyên bằng dung dịch sát khuẩn, nhất là trước khi chế biến đồ ăn và sau khi đi vệ sinh, sau khi xử lý phân cho trẻ, sau khi vệ sinh cho người ốm, sau khi chạm vào động vật.
- Người bệnh cũng cần chú ý nâng cao sức đề kháng bằng cách bổ sung dinh dưỡng, chăm chỉ tập luyện. Tránh để hệ miễn dịch bị suy giảm, tăng nguy cơ lây nhiễm cho người khác.
Trên đây là những thông tin về phương pháp điều trị cũng như phòng ngừa tiêu chảy HIV. Để được tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56, các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ sẵn sàng hỗ trợ bạn, với cước gọi hoàn toàn miễn phí.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!