Tin tức

Tiểu đường ăn bánh mì được không?

Ngày 08/08/2023
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Chế độ dinh dưỡng đối với người bị tiểu đường không chỉ giúp cung cấp các chất dinh dưỡng mà còn đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát đường huyết. Vậy bệnh nhân tiểu đường ăn bánh mì được không? Những thực phẩm nào nên ăn và cần tránh trong khẩu phần hàng ngày của bệnh nhân tiểu đường?

1. Chế độ dinh dưỡng đối với người bị tiểu đường

Đối với bệnh nhân bị đái tháo đường, bên cạnh việc áp dụng các phương pháp điều trị để ổn định đường huyết thì chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò quyết định kiểm soát tình trạng bệnh. Do đó, người bệnh không chỉ tìm hiểu tiểu đường ăn bánh mì được không mà còn cần phải biết những loại thực phẩm nên và không nên ăn trong khẩu phần dinh dưỡng hàng ngày. 

Thực phẩm mà người bị tiểu đường nên ăn 

Những loại thực phẩm mà người bị tiểu đường nên bổ sung trong khẩu phần dinh dưỡng bao gồm: 

  • Nhóm tinh bột gồm các loại ngũ cốc nguyên hạt, gạo nguyên cám,…
  • Các loại đậu đỗ, cá, thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da,… 
  • Nên ưu tiên sử dụng các loại chất béo có nguồn gốc thực vật như dầu đậu nành, vừng, lạc, oliu hoặc dầu cá
  • Ăn nhiều rau xanh, củ, quả, trái cây tươi để bổ sung chất xơ và vitamin, hạn chế sử dụng các loại sốt có chất béo cao trong các món salad, 
  • Không nên thêm đường, kem, sữa khi chế biến các món từ rau quả, hạn chế cả loại quả chín ngọt như sầu riêng, hồng, xoài chín,… 

Người bị tiểu đường nên ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt để tốt cho sức khỏe

Người bị tiểu đường nên ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt để tốt cho sức khỏe

Thực phẩm mà người bị tiểu đường nên tránh 

Để kiểm soát và điều hoà hàm lượng đường trong máu, bệnh nhân tiểu đường cần tránh các loại thực phẩm sau: 

  • Hạn chế sử dụng gạo trắng, miến, bột sắn dây, khoai lang, sắn (củ mì);
  • Người bị tiểu đường cũng cần chú ý đến hàm lượng muối bổ sung cho cơ thể mỗi ngày;
  • Nên tránh những thực phẩm có hàm lượng chất béo bão hoà cao và nhiều cholesterol như mỡ động vật, các loại da trong thịt gia cầm, nội tạng động vật, dầu dừa,… 
  • Người bị tiểu đường cần tránh các các loại nước ngọt, nước uống có gas, rượu, bia, thuốc, bánh kẹo ngọt, các loại mứt, siro, kem, thức ăn nhanh, đồ đóng hộp,… 
  • Hạn chế ăn các loại trái cây sấy khô vì không chỉ có hàm lượng cao mà còn chứa nhiều chất bảo quản gây hại sức khoẻ. 

Các loại trái cây sấy có hàm lượng đường cao nên người bị tiểu đường cần hạn chế

2. Bệnh nhân tiểu đường ăn bánh mì được không? 

Bánh mì là thực phẩm không còn xa lạ đối với người dân trên toàn thế giới hiện nay. Tuy nhiên, với bệnh nhân tiểu đường ăn bánh mì được không? Ăn như thế nào mới đúng? 

Nguyên liệu chính để làm nên một ổ bánh mì là bột mì kết hợp cùng với một số thành phần khác như trứng, bơ, sữa, đường,… Trong khi đó, bột mì là loại thực phẩm có hàm lượng tinh bột (carbohydrate) cao.

Mặc dù carbohydrate là chất dinh dưỡng không thể thiếu đối với cơ thể người nhưng lại có thể làm tăng hàm lượng đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường. Chính vì vậy mà người bị tiểu đường cần hạn chế ăn bánh mì. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn phải kiêng hoàn toàn bánh mì. 

Bệnh nhân tiểu đường có thể ăn bánh mì nhưng phải thật thận trọng

Nếu bạn biết cách lựa chọn bánh mì tốt cho người bị tiểu đường, ăn với mức độ vừa phải và ăn thêm nhiều rau, củ, quả tươi trước khi ăn bánh mì sẽ hạn chế được quá trình chuyển hoá đường vào máu, tránh đường tình trạng Glucose trong máu tăng cao. Các loại bánh mì được làm từ ngũ cốc nguyên hạt có chứa thành phần chất xơ cao sẽ là lựa chọn an toàn và tốt cho người bị tiểu đường. 

3. Người bị tiểu đường ăn bánh mì như thế nào là đúng cách? 

Mặc dù người bị tiểu đường vẫn có thể ăn bánh mì nhưng phải cẩn thận và biết cách tiêu thụ loại thực phẩm này để đảm bảo đường huyết vẫn được kiểm soát và không xảy ra bất kỳ vấn đề nào ảnh hưởng sức khoẻ. Những lời khuyên dành cho bệnh nhân bị tiểu đường khi ăn bánh mì là: 

Lựa chọn loại bánh mì phù hợp 

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại bánh mì được chế biến theo những cách khác nhau để tăng thêm nhiều lựa chọn và phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Một số loại bánh mì được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng với bệnh nhân tiểu đường là: 

  • Bánh mì không hạt làm từ các nguyên liệu như bột dừa, hạnh nhân, hạt lanh,… có hàm lượng carbohydrate thấp nên bệnh nhân tiểu đường có thể dùng được. 
  • Các loại bánh mì sandwich nguyên hạt được làm từ gạo nâu, yến mạch, lúa mạch,… 
  • Bánh mì được làm hoàn toàn từ lúa mạch đen với hàm lượng chất xơ cao và lượng calo thấp. 

Theo các chuyên gia thì người bệnh nên ưu tiên sử dụng các loại bánh mì không có chứa chất phụ gia, các loại bánh mì trắng. Nếu có thể, bạn có thể tự làm bánh mì tại nhà bằng các nguyên liệu có hàm lượng chất xơ cao, giảm lượng đường, kem, sữa,… để an toàn cho người bị tiểu đường. 

Ăn bánh mì ở mức vừa phải 

Tuỳ vào mức độ bệnh lý mà người bị tiểu đường có thể ăn bánh mì với hàm lượng khác nhau. Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều loại thực phẩm nào cũng có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của người bệnh tiểu đường. Chính vì vậy mà bạn cần lưu ý không lạm dụng quá nhiều bánh mì mà chỉ nên ăn với một mức độ vừa phải. 

  • Không ăn quá nhiều một lần hoặc ăn liên tục trong nhiều ngày liền.
  • Có thể phối hợp với nhiều loại thức ăn khác để bổ sung chất dinh dưỡng và hỗ trợ điều trị bệnh. 
  • Nên nhiều rau, củ trước khi ăn bánh mì. 
  • Ăn phối hợp nhiều loại thực phẩm an toàn cho người bị tiểu đường để tránh nhàm chán và tăng cảm giác ngon miệng mỗi khi thưởng thức món ăn. 

Bệnh nhân tiểu đường có thể ăn bánh mì lúa mạch đen với mức độ vừa phải

Bệnh nhân tiểu đường có thể ăn bánh mì lúa mạch đen với mức độ vừa phải

Với thắc mắc bệnh nhân tiểu đường ăn bánh mì được không thì câu trả lời là có nhưng phải cẩn thận. Không chỉ có bánh mì mà đối với các loại thực phẩm khác, bệnh nhân tiểu đường cũng cần phải lựa chọn thật kỹ để đảm bảo không làm gia tăng hàm lượng đường trong máu. Bên cạnh đó, người bệnh cần tuân thủ theo các chỉ định điều trị và rèn luyện sức khỏe với các bài tập phù hợp nhằm điều hoà và kiểm soát tốt bệnh lý. 

Nếu bạn đang có những thắc mắc liên quan đến tiểu đường hoặc những bệnh lý khác, hoặc có nhu cầu xét nghiệm theo dõi đường huyết tại MEDLATEC thì có thể liên hệ với bệnh viện để được tư vấn, hỗ trợ đặt lịch. Mọi thông tin cần giải đáp, quý khách hành vui lòng gọi 1900 56 56 56 - Tổng đài tư vấn của MEDLATEC trên toàn quốc.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.