Tin tức
Tìm hiểu ưu điểm và nhược điểm của chụp cắt lớp vi tính
- 17/07/2020 | Chụp cắt lớp não có nguy hiểm không và quy trình chụp?
- 19/07/2020 | Vai trò của chụp cắt lớp vi tính đối với bệnh lý về sỏi hệ tiết niệu
- 17/07/2020 | Chụp cắt lớp phổi: phương pháp hỗ trợ chẩn đoán, điều trị các bệnh về phổi
1. Chụp cắt lớp vi tính và ưu nhược điểm
Chụp cắt lớp vi tính (chụp CT) là phương pháp sử dụng tia X-quang hiện đại kết hợp với kỹ thuật xử lý vi tính để cho hình ảnh quét 2 chiều hoặc 3 chiều dọc theo lát cắt ngang của một khu vực của cơ thể. Máy CT phát sóng X-quang chạy quanh cơ thể bệnh nhân và đo độ hấp thụ tia X.
chụp cắt lớp vi tính có thể khảo sát nhiều bộ phận trên cơ thể người
Kết quả chụp CT cho phép quan sát, theo dõi cấu trúc chi tiết bên trong cơ thể mà không cần can thiệp mổ. Kỹ thuật này hiện được ứng dụng phổ biến nhất để tạo hình ảnh chẩn đoán và theo dõi điều trị trong y học.
1.1. Ưu điểm
- Hình ảnh rõ nét, không bị chồng hình lên nhau và có độ phân giải hình ảnh mô mềm tốt hơn nhiều so với chụp X-quang thông thường.
- Thời gian chụp và nhận kết quả nhanh, thường chụp mất 3 - 5 phút và nhận kết quả sau khoảng 20 - 30 phút đồng hồ. Chụp CT thích hợp trong định hướng điều trị cho bệnh nhân cần cấp cứu hoặc đánh giá các bộ phận di động như gan, tim, ruột, phổi,…
- Hình ảnh chụp xương có độ phân giải cao, khá hiệu quả trong chẩn đoán các bệnh lý hoặc tổn thương xương.
- Thích hợp, an toàn với nhiều đối tượng người bệnh, kể cả bệnh nhân không phù hợp chụp cộng hưởng từ MRI như: người dùng van tim kim loại, người có dị vật trong cơ thể, người dùng máy tạo nhịp tim hoặc máy trợ thính cố định.
1.2. Nhược điểm
- So với chụp cộng hưởng từ MRI, chụp cắt lớp sử dụng tia X-quang đâm xuyên mạnh nên khả năng phát hiện tổn thương phần mềm kém hơn.
- Chụp cắt lớp vi tính khó phát hiện các tổn thương tủy sống, khớp hoặc dây chằng.
- Độ phân giải hình ảnh ở cấu trúc mô mềm thấp hơn so với MRI.
- Tia X-quang sử dụng trong kỹ thuật chụp CT dù đã được kiểm soát ở mức độ phù hợp song vẫn có nguy cơ gây nhiễm xạ, đặc biệt với phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ.
- Nếu cơ quan chụp và tổn thương có cùng độ đậm thì chụp cắt lớp vi tính không phát hiện được bất thường.
Tiêm thuốc cản quang không phù hợp với bệnh nhân suy thận
- Thuốc cản quang sử dụng trong kỹ thuật chụp ẩn chứa nguy cơ dị ứng với người bệnh.
2. Ứng dụng y học của kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính
Chụp cắt lớp hiện được ứng dụng vô cùng rộng rãi trong khám chữa bệnh lâm sàng. Ở Việt Nam hiện nay cũng có nhiều cơ sở y tế, bệnh viện trang bị thiết bị chụp để hỗ trợ khám chữa bệnh hiệu quả.
Chụp CT được chỉ định để phát hiện, chẩn đoán bệnh như:
- Phát hiện bệnh lý bất thường khu vực đầu - não, chuyên khoa thần kinh như: khối u, máu tụ não, chảy máu trong não, thiếu máu lên não, phù não,…
- Hình ảnh chẩn đoán bệnh lý, bất thường như dị dạng, khối u, áp xe các khu vực khác nhau của cơ thể như: đầu, vùng bụng, vùng ngực, vùng cổ, chân - tay, mô mềm,…
- Phát hiện các bệnh lý mạch máu.
- Tái tạo hình ảnh 3D giúp phẫu thuật tạo hình, điều trị trong các bệnh lý dị tật bẩm sinh.
- Đánh giá chính xác vị trí và tình trạng tổn thương trong không gian 3 chiều, hướng dẫn phẫu thuật, hóa xạ trị và theo dõi đánh giá phục hồi bệnh.
Chụp cắt lớp vi tính sọ não để kiểm tra chấn thương
- Để làm rõ hình ảnh khối u, các mạch máu nuôi hoặc sự vận chuyển máu qua các vùng tổn thương, bệnh nhân có thể cần chụp cắt lớp vi tính có sử dụng thuốc cản quang. Thuốc cản quang có thể được tiêm đường tĩnh mạch hoặc nạp vào qua đường tiêu hóa.
Chụp cắt lớp vi tính là kĩ thuật chẩn đoán an toàn, hiệu quả, không có chống chỉ định tuyệt đối với các đối tượng. Tuy nhiên cần cân nhắc khi chụp cắt lớp vi tính cho phụ nữ mang thai vì có thể gây dị tật thai nhi.
3. Có nên tiêm thuốc cản quang khi chụp cắt lớp vi tính không?
Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân tiêm thuốc cản quang hoặc sử dụng thuốc đường uống để có thể quan sát rõ hơn tổn thương hoặc khối u. Thuốc cản quang có chứa iot, khi đi qua những vùng tổn thương sẽ bắt thuốc khiến hình chụp trên CT có màu sáng hơn, dễ phân biệt hơn so với các vùng khác.
Thuốc cản quang an toàn với hầu hết người bệnh. Tuy nhiên người bệnh vẫn có thể gặp phải một số tác dụng phụ như: buồn nôn, nôn, đỏ mặt, nóng rát cơ thể, sốt, ngứa, nổi mề đay,… Người bệnh dị ứng với iot hoặc thành phần của thuốc cản quang thì cơ thể sẽ có ngay những triệu chứng này sau khi tiêm.
Sử dụng thuốc cản quang khi chụp CT được chỉ định khi:
- Nghi ngờ khu vực chụp có khối u bất thường.
- Khảo sát bệnh lý mạch máu như: bóc tách động mạch, giả phình, phình mạch, dị dạng mạch máu,…
- Các trường hợp viêm, có áp xe cần khảo sát, chẩn đoán hoặc chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý khác.
Thuốc cản quang giúp ảnh chụp CT gan rõ nét hơn
Các trường hợp chống chỉ định dùng thuốc cản quang khi chụp CT như:
- Bệnh nhân suy thận nặng cấp độ 3, 4. Nếu bắt buộc phải dùng thuốc cản quang, bệnh nhân cần được chạy thận nhân tạo ngay sau khi tiêm thuốc.
- Bệnh nhân bị suy gan hoặc suy tim mất bù.
- Người bệnh có bệnh lý mạn tính: cường giáp, đái tháo đường, hồng cầu hình liềm, hen suyễn.
- Bệnh nhân dị ứng với thuốc cản quang hoặc cơ địa dị ứng. Nếu bắt buộc phải dùng thuốc cản quang, bệnh nhân cần dùng Steroid hoặc kháng histamin trước khi chụp, đồng thời chuẩn bị sẵn phương tiện hồi sức.
- Bệnh nhân bị đa u tủy.
- Phụ nữ mang thai.
Mặc dù bệnh nhân có thể gặp nhiều tác dụng phụ khi sử dụng thuốc cản quang song chúng đều được kiểm soát và hạn chế.
Trên đây là những thông tin mà các bác sĩ của MEDLATEC tổng hợp về kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh chụp cắt lớp vi tính, ưu nhược điểm và ứng dụng trong khám chữa bệnh lâm sàng. Nếu cần tư vấn hỗ trợ thêm về kỹ thuật hoặc đặt lịch hẹn chụp¸ hãy liên hệ với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!