Tin tức

Tìm hiểu về các chỉ số xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu

Ngày 01/12/2023
ThomNT
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu là một trong những xét nghiệm cơ bản và thường quy được thực hiện để chẩn đoán và theo dõi nhiều bệnh lý không chỉ ở thận mà với cả những bộ phận khác. Các chỉ số xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu giúp đưa ra đánh giá chính xác về tính trạng sức khỏe từ đó lên kế hoạch điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.

1. Thông tin chung về xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu

Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu là xét nghiệm phân tích màu sắc đồng thời định tính và định lượng các chất có trong nước tiểu tại thời điểm thực hiện. Các chỉ số xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu cho phép phát hiện những bất thường, đánh giá thể trạng, sàng lọc và theo dõi bệnh lý hệ tiết niệu, tiểu đường, tim mạch, gan,…

Khi nào cần làm xét nghiệm nước tiểu?

Xét nghiệm nước tiểu thường được chỉ định thực hiện với những trường hợp sau:

       Người bệnh xuất hiện các triệu chứng bất thường nghi ngờ bệnh lý tiết niệu hoặc một số cơ quan khác như đau thắt lưng và hai bên hông, đau bụng, rối loạn tiểu tiện, nước tiểu có nhiều bọt, cặn, mủ hoặc máu,…

       Theo dõi tiến triển của bệnh và khả năng đáp ứng của cơ thể với các liệu trình điều trị.

       Xét nghiệm kiểm tra phụ nữ có mang thai hay không hoặc dùng để đánh giá sức khỏe thai kỳ, 

       Kiểm tra các chất kích thích trong cơ thể.

       Đánh giá tình trạng sức khỏe của bệnh nhân trước cuộc phẫu thuật. 

       Ngoài ra, quý khách hàng khi thực hiện khám sức khỏe định kỳ thì cũng cần phải thực hiện xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu.

Xét nghiệm nước tiểu giúp phát hiện các vấn đề ở thận và nhiều cơ quan khác

Xét nghiệm nước tiểu giúp phát hiện các vấn đề ở thận và nhiều cơ quan khác

Các chỉ số xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu gồm những gì?

Các chỉ số xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu sẽ bao gồm:

       GLU – Glucose: Với cơ thể khỏe mạnh, nước tiểu sẽ không có hoặc có rất ít Glucose (dưới 0,8mmol/l). Khi chỉ số GLU cao hơn ngưỡng bình thường thì khả năng bệnh nhân bị rối loạn dung nạp Glucose hoặc đang mắc bệnh tiểu đường.

       KET – Ketone: Cung cấp thông tin về hàm lượng dinh dưỡng trong cơ thể. Bên cạnh đó, chỉ số KET cao bất thường còn gặp trong trường hợp tiểu đường thai kỳ, bệnh nhân bị quá liều insulin, cường giáp, ketone niệu,…

       BIL – Bilirubin: Có giá trị bình thường với cơ thể trưởng thành khỏe mạnh là từ 0,4 – 0,8 mmol/l. Nếu chỉ số xét nghiệm BIL nằm ngoài khoảng bình thường thì chứng tỏ người bệnh bị các vấn đề ở gan như viêm gan do virus, xơ gan hoặc sỏi mật, tắc mật,…

       SG – Tỷ trọng nước tiểu: Giới hạn an toàn là từ 1,005 – 1,025. Qua chỉ số SG, bác sĩ có thể đánh giá được độ đặc, loãng của nước tiểu từ đó xác định khả năng cân bằng dịch trong cơ thể.

       pH nước tiểu: Có giá trị bình thường là 6 – 7,5. Khi giá trị pH nước tiểu thay đổi thì có khả năng người bị đang bị nhiễm trùng hoặc chức năng thận bất thường.

       BLD – Hồng cầu niệu: Nếu giá trị vượt ngưỡng từ 0.015 – 0,062 mg/dl thì người bệnh có khả năng bị sỏi thận, viêm cầu thận, nhiễm trùng tiết niệu,… Đặc biệt là khi người bệnh có các triệu chứng như tiểu máu.

       PRO – Protein: Protein trong cơ thể sẽ được lọc lại ở thận để không bị đào thải ra môi trường. Nếu xuất hiện trong nước tiểu, Protein cũng chỉ có một hàm lượng nhỏ. Nếu chỉ số PRO cao hơn 10mg/dl thì chứng tỏ bệnh nhân đang mắc các bệnh về thận hoặc tiểu đường, cao huyết áp,…

       NIT – Nitrit: Nếu nằm ngoài giới hạn từ 0,05 – 0,1mg/dl thì người bệnh có thể đang bị nhiễm trùng đường tiết niệu.

       UBG – Urobilinogen: Có giá trị bình thường là từ 0,2 – 1mg/dl. Nếu chỉ số này bất thường thì khả năng cao bệnh nhân đang gặp các vấn đề về gan.

       LEU – Bạch cầu niệu: Nếu cao hơn mức bình thường từ 10 – 25 tế bào/µL chứng tỏ bệnh nhân bị nhiễm trùng đường tiết niệu.

Các chỉ số xét nghiệm nước tiểu thể hiện các vấn đề sức khỏe đang mắc phải

Các chỉ số xét nghiệm nước thể hiện các vấn đề sức khỏe đang mắc phải

3. Nhận biết màu sắc nước tiểu

Độ đặc, loãng và nồng độ sắc tố Urochrome sẽ quyết định màu sắc của nước tiểu. Ngoài ra, chế độ ăn uống hoặc một số loại thuốc cũng có thể làm thay đổi màu nước tiểu. Một số trường hợp, thông qua quan sát những biến đổi về màu sắc nước tiểu có thể nhận biết bệnh lý, bao gồm:

       Màu đỏ đậm hoặc nâu: Là một dạng rối loạn chuyển hóa Porphyrin di truyền hiếm gặp.

       Nước tiểu lẫn máu: Xảy ra với những trường hợp bị sỏi thận, bệnh lý cầu thận hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu.

       Vàng đậm hoặc màu cam: Có thể bị bệnh gan. Ngoài ra, nước tiểu màu cam còn có thể do một số loại thuốc, bệnh ống mật hoặc cơ thể mất nước.

       Xanh lam hoặc xanh lục: Do thuốc, tăng Canxi máu, rối loạn di truyền, nhiễm khuẩn đường tiết niệu do Pseudomonas,…

       Màu nâu sẫm: Do các loại thuốc trị sốt rét, kháng sinh, nhuận tràng, thuốc giãn cơ hoặc bị rối loạn gan, thận.

       Nước tiểu đục: Do nhiễm trùng hoặc sỏi tiết niệu.

       Nước tiểu nhiều bọt: Do chứa nhiều Protein.

Có thể nhận biết một số bệnh qua sự thay đổi về màu sắc nước tiểu

Có thể nhận biết một số bệnh qua sự thay đổi về màu sắc nước tiểu

Các chỉ số xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu có thể thay đổi dẫn đến sai lệch do chế độ ăn uống, thực phẩm hoặc các loại thuốc. Vì vậy, trước khi xét nghiệm nước tiểu, bạn nên nhịn đói từ 8 - 12 tiếng, tránh các loại thực phẩm, đồ uống có màu. Nếu bạn đang sử dụng bất kỳ loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng nào. Hãy thông báo với bác sĩ để biết có cần thiết phải ngưng dùng trước khi xét nghiệm hay không.

Nếu đang trong chu kỳ kinh nguyệt thì hạn chế thực hiện xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu. Trong trường hợp bắt buộc phải làm thì hãy thông báo với bác sĩ. Sau khi rửa tay sạch thì tiến hành lấy nước tiểu giữa dòng, không lấy dòng đầu và cuối. 

Nếu bạn đang có nhu cầu thực hiện xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu thì hãy đến các cơ sở thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi của hệ thống. Chi phí dịch vụ sẽ hoàn toàn không thay đổi so với bảng giá niêm yết tại cơ sở. Quý khách hàng chỉ cần trả thêm phụ phí 10.000 đồng cho mỗi lần sử dụng dịch vụ. Nhân viên MEDLATEC sẽ đến tận nơi để lấy mẫu và vận chuyển về Trung tâm Xét nghiệm theo quy trình tiêu chuẩn của Bộ Y tế.

Lấy mẫu xét nghiệm nước tiểu tại nhà qua dịch vụ của MEDLATEC

Lấy mẫu xét nghiệm nước tiểu tại nhà qua dịch vụ của MEDLATEC

Để đặt lịch, quý khách hàng vui lòng liên hệ tổng đài: 1900 565656 của MEDLATEC luôn sẵn sàng phục vụ 24/7.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ