Tin tức

Tìm hiểu về chi phí xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Ngày 27/10/2022
Giai đoạn mang thai, người mẹ có thể bị rối loạn nội tiết tố và mắc một số chứng bệnh có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé, trong đó có đái tháo đường thai kỳ. Vậy làm sao để biết được mẹ bầu bị tiểu đường giai đoạn mang thai? Chi phí xét nghiệm tiểu đường thai kỳ như thế nào, nên thực hiện ở đâu?

1. Tổng quan về tình trạng tiểu đường thai kỳ

Khi cơ thể người phụ nữ mang thai xảy ra sự rối loạn chuyển hóa đường trong cơ thể sẽ được chẩn đoán là bị tiểu đường. Tình trạng này xảy ra khá phổ biến và sẽ biến mất sau khi bà bầu sinh con. 

Nguyên nhân tiểu đường thai kỳ

Theo cơ chế tự nhiên, trong giai đoạn bầu bí, cơ thể người phụ nữ sẽ cần đến lượng đường cao hơn mức bình thường. Bên trong cơ thể lúc đó sẽ có thể tự điều tiết, sản xuất thêm insulin để điều hòa và giải quyết nhu cầu này. Song không phải người phụ nữ mang thai nào cũng đều thuận lợi như vậy. Một số trường hợp khi mang thai, các nội tiết tố của nhau thai có thể tác động gây hại đến các insulin làm rối loạn chuyển hóa đường trong máu dẫn đến tiểu đường thai kỳ. 

Rất nhiều phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng này

Rất nhiều phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng này

Dấu hiệu nhận biết

Căn bệnh này diễn ra âm thầm trong cơ thể phụ nữ mang thai và gần như không có dấu hiệu gì khác biệt. Bệnh chỉ được phát hiện khi đi khám và làm xét nghiệm. Tuy nhiên, nếu để ý vẫn có thể thấy những dấu hiệu bất thường như: cơ thể mệt mỏi, hay khát nước, tiểu nhiều, nhiều nước tiểu hơn, hay thức giữa đêm, nếu bị thương hay trầy xước thì vết thương rất lâu lành lại. Thường xuyên bị viêm nhiễm vùng kín mà dùng thuốc không hiệu quả. Nếu có bất cứ những dấu hiệu nào trên đây, các bà bầu không nên chủ quan mà nên đi khám ngay. Chi phí xét nghiệm tiểu đường thai kỳ không cao và thực hiện cũng tương đối đơn giản.

Những ai dễ bị tiểu đường thai kỳ

Những trường hợp sau thuộc đối tượng dễ mắc tiểu đường thai kỳ: 

  • Phụ nữ sau 30 tuổi mang thai. 

  • Trong gia đình từng có người bị đái tháo đường. 

  • Đã từng gặp phải tình trạng này ở các lần mang thai trước.

  • Bà bầu bị thừa cân, béo phì.

  • Trước đó từng sinh con có cân nặng trên 4,1kg. 

Phụ nữ mang thai nên làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Phụ nữ mang thai nên làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

2. Tiểu đường trong giai đoạn thai kỳ gây ra nguy hiểm gì?

Xét nghiệm tiểu đường là một phương pháp đơn giản và nhanh chóng. Chi phí xét nghiệm tiểu đường thai kỳ không cao. Do vậy, bất cứ mẹ bầu nào cũng nên làm xét nghiệm này để đảm bảo sức khỏe thai kỳ an toàn. Tiểu đường thai kỳ có thể gây nên những ảnh hưởng xấu như: 

Ảnh hưởng đối với thai nhi

Bé được sinh ra bởi mẹ bị tiểu đường thai kỳ mà không được kiểm soát tốt thường bị thừa cân, béo phù, hô hấp kém, đường huyết không ổn định, dễ ốm. Trẻ có thể bị tụt canxi ngay sau khi sinh ra và có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh. 

Đối với bà bầu

Tiểu đường thai kỳ nếu không được kiểm soát rất nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai. Do thai nhi phát triển quá to, nặng sẽ khiến mẹ bị trật khớp, gãy lưng, bị tiền sản giật. Nguy cơ sinh non đối với trường hợp này cũng rất cao, thậm chí là sinh non, lưu thai hoặc băng huyết sau sinh. Căn bệnh này gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. 

Cần theo dõi chặt chẽ các chỉ số

Cần theo dõi chặt chẽ các chỉ số

3. Các phương pháp chẩn đoán

Hiện nay, xét nghiệm tiểu đường thai kỳ đang được ứng dụng 2 phương pháp chính. Chi phí xét nghiệm tiểu đường thai kỳ cũng phụ thuộc vào phương pháp mà mẹ bầu lựa chọn: 

Phương pháp xét nghiệm 2 bước

Bước 1: Bà bầu được yêu cầu uống 50g glucose rồi tiến hành đo glucose huyết tương 1 tiếng sau đó. Nếu chỉ số >= 7,2 mmol/l thì tiến hành tiếp bước 2.

Bước 2: Bà bầu tiếp tục được yêu cầu không được ăn uống thực phẩm nào khác ngoài nước lọc trong vòng 8 tiếng đồng hồ. Bác sĩ sẽ tiến hành đo glucose trước khi cho uống 100g glucose pha với 250ml.Sau khi uống, bác sĩ tiếp tục đo lại chỉ số glucose ở thời điểm sau uống 1 tiếng, 2 tiếng, 3 tiếng. Nếu 2 trong số các chỉ số này vượt ngưỡng thông thường thì được chẩn đoán là tiểu đường thai kỳ. 

Phương pháp xét nghiệm 1 bước

Phương pháp này thực hiện vào buổi sáng, bà bầu trước đó được yêu cầu nhịn đói ít nhất 8 giờ đồng hồ. Bà bầu được chỉ định uống 75g Glucose dung dịch, sau đó tiến hành đo glucose ở thời điểm nhịn đói và sau uống đường 1 tiếng, 2 tiếng. Nếu có 2 chỉ số ở mức sau: chỉ số đường lúc đói ≥ 92 mg/dL (5,1 mmol/L), chỉ số đo sau 1 tiếng uống đường ≥ 180 mg/dL (10,0 mmol/L) và sau 2 tiếng uống đường ≥ 153 mg/dL (8,5 mmol/L) thì có thể kết luận là tiểu đường thai kỳ. 

Chi phí xét nghiệm tiểu đường thai kỳ không quá cao

Chi phí xét nghiệm tiểu đường thai kỳ không quá cao

4. Chi phí xét nghiệm tiểu đường thai kỳ bao nhiêu?

Phương pháp xét nghiệm này được thực hiện phổ biến tại nhiều cơ sở y tế. Chi phí xét nghiệm tiểu đường thai kỳ dao động từ 200.000 đồng - 300.000 đồng. Tuy nhiên, chi phí thực tế có thể tăng hoặc giảm vì phục thuộc vào nhiều yếu tố khác. Thông thường, các gói khám sàng lọc trước sinh cũng sẽ bao gồm cả xét nghiệm này.

Để tiết kiệm chi phí và mang lại sự an tâm, các mẹ bầu có thể đăng ký khám thai định kỳ tại MEDLATEC. Thăm khám, theo dõi thai tại đây, bạn sẽ được bác sĩ tư vấn, thực hiện các xét nghiệm cần thiết tại các thời điểm quan trọng. Qua đó theo dõi sự phát triển của bé yêu trong bụng, đồng thời theo dõi cả sức khỏe của người mẹ, trong đó có xét nghiệm tiểu đường thai kỳ.

Để được tư vấn cụ thể hơn về phương pháp xét nghiệm tiểu đường thai kỳ, cũng như tìm hiểu về dịch vụ khám thai tại MEDLATEC, khách hàng hãy liên hệ tới hotline 1900 56 56 56. Đội ngũ tư vấn viên của bệnh viện luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ