Tin tức

Tổn thương thận cấp - những thông tin cần biết

Ngày 01/08/2023
ThomNT
Tổn thương thận cấp tính là tình trạng thận bị tác động từ nguyên nhân nào suy giảm chức năng một cách đột ngột. Hầu hết các bệnh nhân xảy ra tình trạng này đều cần phải nhập viện để theo dõi và can thiệp điều trị để tăng hiệu quả phục hồi chức năng thận.

1. Tìm hiểu tổn thương thận cấp là gì và nguyên nhân gây bệnh

Thận có 2 quả nằm ở 2 bên cột sống, vùng hạ sườn, giữ chức năng quan trọng trong việc lọc và đào thải các chất cặn bã trong cơ thể qua nước tiểu. Đồng thời, kiểm soát huyết áp, cân bằng dung môi và chất điện giải cũng như sản xuất hormone Erythropoietin kích thích tủy xương sản xuất tế bào hồng cầu.

Tổn thương thận cấp là gì?

Tổn thương thận cấp hay còn gọi là AKI - Acute Kidney Injury, là tình trạng chức năng thận bị suy giảm chức năng một cách đột ngột, làm mất sự cân bằng nước chất điện giải gây ảnh hưởng hoạt động bình thường của các cơ quan khác trong cơ thể. Tình trạng này thường xảy ra khi người bệnh mắc các bệnh nặng khác và đang trong thời gian nằm viện điều trị.

Tổn thương thận cấp là tình trạng thận suy giảm chức năng một cách đột ngột

Tổn thương thận cấp là tình trạng thận suy giảm chức năng một cách đột ngột

Những yếu tố làm tăng nguy cơ bị tổn thương thận cấp

Những yếu tố làm tăng nguy cơ dẫn đến AKI bao gồm:

       Bệnh lý nền: Người mắc các bệnh lý nền ở đang điều trị nội trú hay thậm chí là có chế độ chăm sóc đặc biệt. Đáng chú ý nhất là tiểu đường, suy gan, suy tim.

       Tuổi tác: Người bệnh trên 65 tuổi.

       Nhiễm trùng: Các trường hợp bị nhiễm trùng đường đường tiểu, hô hấp hoặc nhiễm trùng da.

       Thuốc: Một số loại thuốc thuốc kháng viêm non-steroid NSAID (Ibuprofen, Diclofenac hoặc Naproxen), thuốc hạ huyết áp hoạt động trên thận, kháng sinh Aminoglycosid và thuốc lợi tiểu.

       Mất nước: Người bệnh bị mất nước hoặc đang điều trị bù dịch.

       Bệnh thận: Người đang bị các bệnh thận mạn tính hoặc trước đó đã từng bị tổn thương thận cấp.

2. Phân loại và nguyên nhân dẫn đến tổn thương thận cấp

Tuỳ vào nguyên nhân gây bệnh và vị trí xảy ra mà AKI có thể phân thành 3 loại như sau:

Tổn thương trước thận

Nguyên nhân do thận đáp ứng với tình trạng giảm thể tích dịch, giảm cung lượng tim, giãn mạch, co tiểu động mạch đến và giãn tiểu mạch đi.

       Giảm thể tích dịch do tác dụng của thuốc lợi tiểu hoặc người bệnh bị nôn ói nhiều, tiêu chảy, bỏng, xuất huyết, mắc hội chứng Steven Johnson, viêm tụy cấp.

       Giảm cung lượng tim do suy tim, bệnh van tim, thuyên tắc mạch phổi, nhồi máu cơ tim cấp.

       Giãn mạch do nhiễm trùng hoặc sốc phản vệ.

       Co tiểu động mạch đến tăng canxi huyết, hội chứng gan thận hoặc một số loại thuốc như NSAID, thuốc cản quang,…

       Giãn tiểu động mạch đi do nhiễm trùng, suy gan, suy tim.

Nôn ói quá nhiều có thể gây mất nước và làm giảm thể tích dịch trong cơ thể

Nôn ói quá nhiều có thể gây mất nước và làm giảm thể tích dịch trong cơ thể

Tổn thương tại thận

Tổn thương ở thận bao gồm tại cầu thận và mao mạch.

       Mao mạch thận bị tác động do huyết khối dẫn đến thuyên tắc mạch thận, mạch máu nhỏ, bệnh đông máu nội mạch lan tỏa, tiền sản giật hoặc cao huyết áp ác tính.

       Cầu thận do hội chứng Goodpasture, viêm cầu thận xuất phát từ Lupus ban đỏ hệ thống, tăng sinh màng nguyên phát hoặc viêm cầu thận hậu nhiễm.

Tổn thương sau thận

Các tổn thương sau thận có thể do nhiễm trùng, mất nước, xuất huyết nặng, tụt huyết áp, thuốc cản quang hoặc các bệnh lý tại thận.

3. Chẩn đoán và điều trị tổn thương thận cấp

Hầu hết các trường hợp tổn thương thận cấp có triệu chứng không rõ ràng như người mệt mỏi, chán ăn, nôn mửa, tiểu ít, phù, khó thở,… Khi đó, người bệnh cần đến cơ sở y tế hoặc báo ngay với bác sĩ điều trị để có biện pháp can thiệp kịp thời. 

Chẩn đoán

Khi có các triệu chứng nghi ngờ tổn thương thận cấp tính, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện các kiểm tra bao gồm:

       Xét nghiệm máu và nước tiểu để đánh giá hàm lượng protein, glucose và các tế bào máu.

       Xét nghiệm Creatinin để đánh giá chức năng thận.

       Siêu âm để quan sát các tổn thương tại thận hoặc đánh giá tình trạng thuyên tắc hệ tiết niệu

       Ngoài ra, người bệnh có thể thực hiện thêm một số kiểm tra cận lâm sàng khác như chụp X - quang, CT Scan,… giúp cho việc chẩn đoán và xác định mức độ bệnh lý chính xác nhất.

 Xét nghiệm Creatinin được thực hiện để <a href='https://medlatec.vn/tin-tuc/cac-loai-xet-nghiem-chuc-nang-than-pho-bien-nhat-hien-nay-s58-n16572'  title ='đánh giá chức năng thận'>đánh giá chức năng thận</a>

Xét nghiệm Creatinin được thực hiện để đánh giá chức năng thận

Điều trị 

Hiện nay, không có phương pháp đặc hiệu nào để điều trị tổn thương thận cấp. Hầu hết các trường hợp, người bệnh sẽ được nhập viện để theo dõi liên tục nhằm kiểm soát biến chứng có thể xảy ra kết hợp điều trị nguyên nhân và triệu chứng.  Mục đích chính là đảm bảo sự tưới  máu đến thận, tránh các tổn thương trở nên nặng hơn.Tuỳ vào mức độ và tình trạng bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp điều trị khác nhau.

       Nếu bệnh nhân mất nước và chất điện giải quá nhiều, không thể bù đắp qua đường uống thì bác sĩ có thể chỉ định truyền dịch.

       Những trường hợp, bệnh nhân cần phải chạy thận nhân tạo để lọc và đào thải các chất độc trong cơ thể.

Người bệnh cần thực hiện chế độ ăn theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị, cân bằng lượng protein và muối khoáng. Tuyệt đối không sử dụng các loại thực phẩm hoặc thuốc có thể làm ảnh hưởng hoặc suy giảm chức năng thận

Tổn thương thận cấp nếu được phát hiện và điều trị sớm sẽ cho tiên lượng tốt, giảm tỷ lệ tử vong, tăng khả năng chức năng thận trở về trạng thái bình thường. Những trường hợp phát hiện và can thiệp muộn, tình trạng có thể tiến triển sang bệnh thận mạn tính và cần chạy thận liên tục. Những trường hợp bị AKI sẽ có nguy cơ tái phát trong tương lai.

 Những trường hợp AKI nặng, bệnh nhân sẽ được chỉ định chạy thận nhân tạo

Những trường hợp AKI nặng, bệnh nhân sẽ được chỉ định chạy thận nhân tạo

Chính vì vậy, việc thăm khám và theo dõi sức khỏe định kỳ để đánh giá tình trạng cũng như chức năng thận là việc làm cần thiết. Để khám hoặc xét nghiệm đánh giá chức năng thận, bạn có thể đến các cơ sở gần nhất thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC.

Hiện nay, MEDLATEC, dịch vụ thăm khám, chẩn đoán và điều trị bệnh lý về thận được các chuyên gia đánh giá cao bởi đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm và hệ thống máy móc hiện đại cùng Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế.

Ngoài ra, nếu khách hàng có nhu cầu muốn xét nghiệm đánh giá chức năng thận nhưng không tiện đi lại thì có thể sử dụng dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi của MEDLATEC, an toàn, chuyên nghiệp. Mỗi lần lấy mẫu, khách hàng chỉ cần trả thêm phụ phí 10.000 đồng cho việc đi lại và trả kết quả.

Mọi thông tin cần tư vấn và đặt lịch lấy mẫu xét nghiệm tận nơi, quý khách hành vui lòng gọi về tổng đài MEDLATEC theo số 1900 565656 để được hỗ trợ kịp thời.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ