Tin tức

Tổng quan về tình trạng đau ngực và cách phòng ngừa

Ngày 01/05/2024
ThomNT
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh

đau ngực

Tổng quan về tình trạng đau ngực và cách phòng ngừa

Đau ngực không phải là một triệu chứng hiếm gặp, bất kỳ ai cũng có thể gặp phải một vài lần. Có những cơn đau ngực nhẹ, thoáng qua, nhưng cũng có những cơn đau dữ dội, khiến bệnh nhân khó thởmệt mỏi. Vậy đây là triệu chứng cảnh báo bệnh gì? Cách chẩn đoán và điều trị các cơn đau ngực như thế nào?

1. Đau ngực là gì?

Đau ngực là cảm giác đau đớn, tức ở vùng ngực. Nhiều bệnh nhân bị đau ngực dữ dội có thể thấy như có vật đè nặng lên ngực hoặc bóp chặt lồng ngực, khiến họ khó thở.

Có khi cơn đau ngực đến trong vài giây hoặc vài phút, nhưng cũng có cơn đau ngực âm ỉ trong vài giờ đồng hồ, khiến người bệnh càng mệt mỏi.

Đau ngực là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm

2. Những vị trí thường xảy ra cơn đau ngực

Cơn đau ngực có thể nằm ở các vị trí sau đây:

Ngực trái

Đau ngực trái có nhiều bộ phận quan trọng, nhất là tim. Khi cơn đau đến dữ dội và dai dẳng, người bệnh cần chú ý tới sức khỏe của tim để phòng tránh các bệnh nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đột quỵ.

Ngực phải

Nhiều người tập luyện quá sức và làm việc với cường độ cao có thể gặp cơn đau ngực bên phải. Bên cạnh đó, bệnh nhân bị trào ngược dạ dày, viêm khớp, viêm sụn sườn, đau dây thần kinh liên sườn, bong gân cơ ngực có thể mắc phải cơn đau ngực phải bất chợt.

Trong trường hợp nặng, đau ngực phải cũng là dấu hiệu cảnh báo cho bạn một số căn bệnh nguy hiểm như viêm phổi, thuyên tắc phổi, viêm màng phổi, tràn màng khí phổi hoặc viêm ngoài tim, cơ tim.

Ngực giữa

Người bệnh đau ngực giữa thường có cảm giác như bị đè nén ở ngực, cảm thấy khó chịu, hồi hộp bất thường. Nhưng nếu cơn đau ngực thường xuyên lặp lại, dùng thuốc không khỏi thì cơ thể đang ngầm cảnh báo rằng bạn có thể đang bị tắc nghẽn lưu thông mạch máu nuôi tim, bóc tách động mạch chủ, phình hoặc xơ vữa động mạch và các bất thường ở mạch vành.

Đau ngực giữa liên quan tới các bệnh lý về đường tim mạch

Vùng thượng vị

Thông thường đau ngực dưới thường do các bệnh liên quan tới đường tiêu hóa gây nên như đau dạ dày, viêm thực quản, sỏi thận, sỏi mật, thoát vị hiatal, viêm tụy… Ngoài ra, trường hợp bệnh nhân đau vùng thượng vị không phải do vấn đề ăn uống mà có thể do thiếu máu cơ tim.

Ngực trên

Người bệnh thường cảm thấy đau và tức ngực, cổ họng bị vướng như có vật lạ ở trong. Cơn đau ngực thường đi kèm với cơn buồn nôn và nôn. Tuy nhiên, đau ngực trên thường ít xuất hiện hơn các vị trí đau khác.

3. Dấu hiệu đau ngực

Các bệnh nhân thường có các triệu chứng sau:

       Đau ngực, cảm thấy căng tức ở ngực. Cơn đau ban đầu ở ngực, sau đó lan tới cổ, cánh tay, sau hàm và sau lưng.

       Hụt hơi, thấy như bị bóp chặt ở ngực, khó thở.

       Chóng mặt, hoa mắt, tim đập yếu.

       Khi nghỉ ngơi, cơn đau ngực có thuyên giảm nhưng khi làm việc căng thẳng, cơn đau ngực trở nên dữ dội hơn.

       Cảm thấy đau nhói chỉ trong vài giây, có khi đau vài tiếng.

4. Cách chẩn đoán cơn đau ngực

Khi cơn đau ngực xuất hiện đột ngột, dùng thuốc, nghỉ ngơi cũng không thuyên giảm, buồn nôn kèm chóng mặt, huyết áp tụt nhanh, sốt cao thì bạn cần tới các cơ sở y tế uy tín để được khám và theo dõi kịp thời. Những cơn đau ngực kéo dài như vậy có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh như nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch…

Trước hết, các bác sĩ sẽ thăm khám và kiểm tra lâm sàng các triệu chứng cũng như bệnh sử của bệnh nhân. Sau đó, bác sĩ sẽ thực hiện một số phương pháp kiểm tra sau:

       Điện tâm đồ.

       Chụp X-quang cắt lớp vi tính ở ngực.

       Xét nghiệm máu.

       Siêu âm tim.

       Chụp cắt lớp vi tính động mạch vành, chụp cộng hưởng từ.

       Nội soi nếu nguyên nhân đau ngực tới từ đường tiêu hóa.

Các bác sĩ dựa trên các dấu hiệu lâm sàng và kết quả thăm khám để lên phương án điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân

5. Phương pháp điều trị

Các bác sĩ sẽ dựa vào tình hình và nguyên nhân dẫn tới cơn đau ngực để lựa chọn phương án điều trị phù hợp như:

       Dùng thuốc chẹn beta, thuốc kháng kết tập tiểu cầu, thuốc chẹn canxi, Nitroglycerin hoặc thuốc ức chế men chuyển.

       Thông mạch vành nếu triệu chứng vẫn còn tiếp diễn sau quá trình điều trị.

       Điều trị các bệnh nền gây nên các cơn đau ngực.

Để ngăn chặn các cơn đau ngực xảy ra, bạn cần xây dựng một kế hoạch phòng ngừa bệnh an toàn và hiệu quả. Đau ngực thường cảnh báo các bệnh nguy hiểm, vì thế mà bạn cần thay đổi thói quen sinh hoạt như sau:

       Có chế độ ăn uống khoa học, hạn chế dầu mỡ, đường và các chất béo có hại cho sức khỏe. Bạn nên ăn nhiều chất xơ từ rau xanh, trái cây và bổ sung các thực phẩm tốt như cá, trứng, sữa tách béo… để cơ thể có đủ dưỡng chất cần thiết.

       Tăng cường tập thể dục thể thao, dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để luyện tập thể chất nhằm nâng cao sức khỏe và hệ miễn dịch.

       Không sử dụng chất kích thích, bỏ thói quen sử dụng rượu bia và thuốc lá.

       Tránh làm việc quá sức, có chế độ nghỉ ngơi hợp lý.

       Duy trì cân nặng phù hợp với chiều cao và thể trạng của bản thân, không nên để quá cân, béo phì.

       Khám tổng quát thường xuyên 6 tháng/ lần để phát hiện sớm các nguy cơ gây bệnh và có kế hoạch theo dõi sức khỏe chủ động.

Trên đây là nguyên nhân, cách điều trị và biện pháp phòng ngừa các cơn đau ngực bạn cần biết để phát hiện và điều trị bệnh sớm, hạn chế các biến chứng nguy hiểm tới tính mạng. Cơn đau ngực thường là biểu hiện của các bệnh nguy hiểm, vì thế mà khám tổng quát định kỳ là phương án tốt nhất giúp bạn tầm soát và phát hiện các vấn đề sức khỏe sớm.

Hiện nay, Hệ thống Y tế MEDLATEC là địa chỉ khám và chữa bệnh được nhiều khách hàng đánh giá cao và tin tưởng lựa chọn. Tại đây, các bác sĩ giàu chuyên môn và kinh nghiệm sẽ giúp bạn tìm ra các vấn đề sức khỏe nhanh chóng. Bên cạnh đó, MEDLATEC còn có hệ thống máy móc hiện đại như máy siêu âm Doppler tim, Holter điện tim, máy chụp cắt lớp vi tính, máy chụp CT,... và cơ sở vật chất tiện nghi cùng Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế ISO 15189: 2012 và CAP (Hoa Kỳ) sẽ hỗ trợ bạn trong việc chẩn đoán chính xác bệnh và điều trị bệnh hiệu quả.

Khách hàng thăm khám Tim mạch tại MEDLATEC

Quý khách liên hệ hotline 1900 56 56 56 để được các tổng đài viên tư vấn và đặt lịch khám tại các  cơ sở của Hệ thống Y tế MEDLATEC trên toàn quốc.

 

BS Chỉnh đã duyệt

 

 

 

 

 

Từ khoá: đau ngực

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.