Tin tức
Top những dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ - cách điều trị hiệu quả
- 08/07/2021 | Tư vấn dinh dưỡng: đâu là thức ăn tốt cho người bệnh trĩ?
- 06/07/2021 | Trĩ khi nào cần cắt? Có thể cắt trĩ bằng những phương pháp nào?
- 06/07/2021 | Bệnh trĩ nhẹ là gì? Dấu hiệu bệnh trĩ nhẹ và cách điều trị hiệu quả
1. Những dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ
Bệnh trĩ nội hay trĩ ngoại ở nữ giới và nam giới đều có biểu hiện không khác nhau là bao. Trong đó, ở nữ giới thường có những biểu hiện bệnh như sau:
Đại tiện ra máu
Đây là dấu hiệu đầu tiên của bệnh trĩ. Ở giai đoạn đầu, biểu hiện này hay gặp đối với các trường hợp bị trĩ nội nhiều hơn. Nguyên nhân là do ống hậu môn bị viêm và tổn thương. Khi đại tiện sẽ gây tổn thương và chảy máu làm dính máu ở phân. Đôi khi chảy máu dạng nhỏ giọt thậm chí là thành tia máu. Thường là chảy máu tươi kèm theo cảm giác đau rát khi đi vệ sinh khiến cho người bệnh rất sợ phải đại tiện.
Đau vùng hậu môn
Dù là trĩ nội hay trĩ ngoại thì đều gây nên cảm giác đau và nóng rát vùng hậu môn. Nhất là lúc đại tiện hoặc đứng lên ngồi xuống, mang vác nặng. Đau từng lúc hoặc đau trong nhiều giờ hay đau liên tục còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh.
Các mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý các dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ
Ngứa vùng hậu môn
Một trong những dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ dễ nhận biết nhất là cảm giác ngứa ngáy và khó chịu ở vùng hậu môn. Do bệnh trĩ gây viêm nên tiết dịch nhầy khiến vùng hậu môn luôn ẩm ướt tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển làm ngứa rát hậu môn.
Sa búi trĩ ra ngoài
Khi búi trĩ không tự teo lại hoặc tự co lên được thì sẽ bị sa hẳn ra bên ngoài. Soi gương hoặc sờ tay thấy có cục thịt thừa nằm ở ngay rìa hoặc kẽ hậu môn. Ở nữ giới, búi trĩ sa nhiều nhất là ở vị trí tiếp nối giữa cửa hậu môn với tầng sinh môn. Các búi trĩ sa ra ngoài bị cọ sát với quần lót khi mặc khiến búi trĩ sưng lên, gây đau đớn cho bệnh nhân. Ở trường hợp nặng, búi trĩ có thể sa nhiều, bị tổn thương, viêm nhiễm, khiến cho bệnh càng nghiêm trọng hơn.
Dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ là đau, sưng hậu môn
2. Nguyên nhân gây bệnh trĩ ở phụ nữ
Từ các dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ khi thăm khám chuyên khoa, bác sĩ sẽ xác định và chẩn đoán được nguyên nhân gây bệnh. Với nữ giới, nguyên nhân gây trĩ thường do những lý do sau:
Do tình trạng táo bón lâu ngày
Chế độ ăn uống hàng ngày không khoa học, ăn quá ít chất xơ, rau xanh, uống ít nước, ăn nhiều đồ cay nóng,... Là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng táo bón. Khi táo bón lâu ngày, bệnh nhân thường phải ngồi rất lâu khi đại tiện, rặn manh, khiến các búi trĩ bị tổn thương, sa ra ngoài. Đây chính là yếu tố rất lớn tác động làm hình thành bệnh trĩ ở nữ giới.
Ngồi quá lâu
Tính chất công việc của nữ giới thường là ngồi văn phòng, hay ngồi lâu một chỗ. Nếu có thói quen ngồi quá lâu mà không chịu vận động thêm, ngồi lâu một tư thế sẽ khiến phần trọng lượng trên của cơ thể đè nén, gây áp lực lớn cho vùng chậu. Đây là nguyên nhân khiến cho các tĩnh mạch vùng ống hậu môn bị phình to lên từng ngày gây bệnh trĩ.
Phụ nữ ngồi văn phòng quá lâu dễ bị trĩ
Bệnh trĩ do mang thai và sinh con
Phụ nữ những tháng cuối thai kỳ thai nhi phát triển mạnh, trọng lượng lớn cùng với các phần phụ của thai như: nước ối, bánh rau gây áp lực đè nén lên vùng chậu. Áp lực này gây cản trở sự lưu thông máu tại các đám tĩnh mạch khiến chúng phình to ra. Hoặc trong quá trình sinh nở, các thai phụ thường phải rặn để mạnh hết sức khiến các búi trĩ bị sa ra ngoài. Dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai có thể dễ nhận thấy vì búi trĩ lộ ra ngoài.
Một số nguyên nhân khác
Có có rất nhiều nguyên nhân khác gây nên bệnh trĩ ở phụ nữ. Đặc biệt là với trường hợp những người bị bệnh viêm phế quản mãn tính hoặc giãn phế quản, thường ho nhiều, ho nặng tiếng làm trĩ bị sa ra ngoài. Những người thường xuyên phải lao động nặng cũng có nguy cơ mắc trĩ cao hơn người bình thường. Hoặc với những người mắc chứng tăng đông máu cũng là nguyên nhân gây biến chứng thuyên tắc búi trĩ.
3. Điều trị bệnh trĩ ở phụ nữ như thế nào?
Nhận biết dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ ngay từ sớm là cách tốt nhất để điều trị bệnh kịp thời và đem lại hiệu quả nhất. Tùy từng giai đoạn mà người bệnh cần phải áp dụng các giải pháp điều trị trĩ phù hợp như sau:
Điều trị không phẫu thuật
Với những trường hợp trĩ độ 1, độ 2 nhẹ, bệnh chưa có dấu hiệu gì nghiêm trọng thì bệnh nhân có thể kiên trì áp dụng các giải pháp điều trị tại nhà cũng có thể đem lại kết quả tốt. Đầu tiên phải thay đổi chế độ ăn uống, tăng cường chất xơ, khắc phục ngay tình trạng táo bón. Đây là điều đầu tiên mà bệnh nhân trĩ cần thực hiện.
Sau đó có thể thực hiện thêm các phương pháp điều trị trĩ tại nhà như: bôi thuốc hỗ trợ điều trị trĩ, ngâm hậu môn trong nước ấm hàng ngày, chườm hậu môn bị sưng bằng đá lạnh, ... Thay đổi thói quen sinh hoạt, sử dụng quần lót mềm mại, vừa phải không quá chật, ngôi ngồi đại tiện quá lâu, không nhịn đi vệ sinh,... kết hợp với dùng thuốc theo chỉ định. Mục đích làm giảm triệu chứng đau đớn, giảm sưng búi trĩ và ngăn chặn khả năng bệnh tiến triển nặng.
Bổ sung nhiều chất xơ để phòng bệnh trĩ
Điều trị bằng phẫu thuật
Hiện nay, bệnh trĩ được điều trị bằng nhiều phương pháp phẫu thuật hiện đại như: thắt búi trĩ, chích xơ búi trĩ, phẫu thuật cắt trĩ bằng PPH, phẫu thuật Logo hoặc phẫu thuật cắt trĩ bằng sóng cao tần,... Giúp loại bỏ hoàn toàn các búi trĩ và chữa trị bệnh trĩ với tỷ lệ thành công cao.
Hiện các giải pháp điều trị bệnh trĩ hiện đại này đã và đang được ứng dụng tại Bệnh viện đa khoa MEDLATEC. Bệnh viện đã điều trị thành công cho hàng trăm bệnh nhân trĩ độ 4 bằng giải pháp phẫu thuật hiện đại, tiên tiến, đem lại hiệu quả điều trị cao, không gây mất máu hay đau đớn cho bệnh nhân.
Nếu thấy có bất cứ dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ, các chị em đừng ngần ngại hãy gọi ngay cho MEDLATEC để được tư vấn và đặt lịch khám, xác định tình trạng bệnh. Các bác sĩ chuyên khoa Ngoại của bệnh viện sẽ giúp bạn lựa chọn giải pháp điều trị bệnh đạt hiệu quả tốt nhất.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!