Tin tức

Trẻ bị nấm miệng có nguy hiểm không? Khắc phục thế nào?

Ngày 01/07/2023
ThomNT
Trẻ bị nấm miệng là một trong những hiện tượng không gây quá nhiều nguy hiểm cho sức khỏe song lại dễ tái phát và có thể dẫn tới nhiều chuyển biến nặng. Chính vì vậy, việc trang bị những kiến thức cơ bản sẽ giúp cha mẹ phát hiện, điều trị sớm, phòng ngừa hiệu quả cho con.

1. Trẻ bị nấm miệng là hiện tượng gì?

Đây là bệnh lý thường gặp, nhất là đối tượng trẻ dưới 1 tuổi, biểu hiện ở việc vùng lưỡi xuất hiện đốm tròn trắng. Sau đó, những đốm này sẽ lan rộng ra cả khoang miệng.

Cùng với đó, lưỡi, má, môi, vòm họng trẻ có thể nổi cục. Nếu làm sạch đốm tròn trắng này, có thể thấy nốt đỏ xuất hiện. Chúng lan nhanh khiến cho trẻ rất khó chịu, mất vị giác, viêm họng, bỏ ăn, bỏ bú, quấy khóc. Lâu dần, có thể dẫn tới biến chứng nặng như tiêu chảy, viêm phổi,...

Nấm có thể lan ra cả khoang miệng, tới họng

Nấm có thể lan ra cả khoang miệng, tới họng

2. Trẻ bị nấm miệng do nguyên nhân nào?

Bệnh do nấm Candida gây nên. Ở điều kiện bình thường, chúng tồn tại một cách cân bằng với các vi sinh vật khác trong cơ thể con người. Tuy nhiên, do một số nguyên nhân, chúng phát triển mạnh và gây ra bệnh. Những nguyên nhân có thể kể ra ở đây là:

Lạm dụng thuốc kháng sinh

Dù ở lứa tuổi nào, điều này cũng có thể khiến cho hệ miễn dịch bị suy giảm, mất cân bằng, tạo điều kiện cho các loại nấm, vi sinh vật, vi khuẩn phát triển và gây hại. Đặc biệt, với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, còn non yếu càng dễ bị tác động.

Khả năng đề kháng của trẻ kém

Đặc biệt trẻ nhẹ cân, còi cọc, sinh non, luôn mệt mỏi, ốm yếu, hệ miễn dịch suy giảm là những đối tượng dễ bị nấm, vi khuẩn có hại phát triển, tấn công cơ thể. Trường hợp trẻ suy dinh dưỡng hoặc đang điều trị hen suyễn bằng thuốc corticoid đường hít càng dễ bị nấm miệng.

Nhiễm từ mẹ

Có thể từ hai khả năng: mẹ bị nấm sinh dục trong lúc đang mang thai. Khi sinh, quá trình trẻ ra bên ngoài qua âm đạo mẹ sẽ dễ bị lây nấm. Thứ hai là mẹ nhiễm nấm khi đang cho con bú và bé nhiễm qua đầu vú của mẹ.

 Trẻ có thể lây nấm từ mẹ

Trẻ có thể lây nấm từ mẹ

Việc vệ sinh cho trẻ kém

Khi trẻ bú mẹ hoặc uống sữa, cặn sữa thường đọng lại trong miệng. Nếu cha mẹ không rơ lưỡi, miệng sạch sẽ cho con, sẽ tạo điều kiện rất thuận lợi để nấm phát triển gây bệnh. Bên cạnh đó, khi trẻ ngậm nướu, ti giả hoặc bú bình mà các đồ dùng này không được vệ sinh cẩn thận cũng có thể dẫn tới bệnh.

3. Trẻ bị nấm miệng có khỏi được không? Điều trị như thế nào?

Trẻ nhỏ khả năng đề kháng kém, bệnh lại chưa có thuốc đặc hiệu để điều trị nên không thể tự khỏi và lại rất dễ tái nhiễm. Thường thì bệnh sẽ diễn tiến qua hai giai đoạn:

●       Mức độ nhẹ: Khi các mảng trắng mới xuất hiện trên lưỡi khiến trẻ khó chịu. Nếu làm sạch chúng, sẽ thấy nốt đỏ xuất hiện và các nốt này có thể chảy máu. Bệnh cũng có thể gây ra cho khóe miệng các vết nứt nhỏ. Chúng khiến trẻ đau, khó chịu, bỏ bú, bỏ ăn, quấy khóc.

●       Mức độ nặng: Khi nấm đã lây lan mạnh sang cả khoang miệng, xuống tới các cơ quan phía dưới gây nên triệu chứng nghiêm trọng hơn. Chúng xuống họng, gây sưng viêm làm cho trẻ nuốt khó, hay nôn trớ, xuống thanh quản, gây khó chịu, khàn tiếng. Chúng còn có thể khiến cho trẻ rối loạn tiêu hóa, viêm phế quản, đường hô hấp, tiêu chảy,...

Nếu con bị bệnh, cha mẹ phát hiện càng sớm, việc chữa trị càng nhanh. Bởi nguyên nhân do nấm gây ra nên các thuốc kháng nấm, chẳng hạn Miconazole hoặc Nystatin có thể tiêu diệt tận gốc các chân nấm trong miệng, lưỡi trẻ.

Thuốc cần được bác sĩ chỉ định, hướng dẫn sử dụng

Thuốc cần được bác sĩ chỉ định, hướng dẫn sử dụng

Tuy nhiên, thuốc cần được kê đơn, hướng dẫn sử dụng đúng liều lượng, đúng cách từ bác sĩ để việc cho vào miệng, làm sạch mảng bám được hiệu quả. Cùng với đó, nếu lạm dụng, kéo dài thời gian dùng thuốc, có thể khiến cho hệ miễn dịch bị mất cân bằng, dẫn tới triệu chứng càng trầm trọng hơn hoặc kéo theo những bệnh khác.

Ngoài việc dùng thuốc, cha mẹ nên thực hiện việc chăm sóc đúng cách để trẻ nhanh khỏi:

●       Khi rơ lưỡi, làm sạch khoang miệng hay chấm thuốc cho trẻ, nên lựa chọn loại gạc mềm, không mủn, không bị tách sợi bông.

●       Rửa tay, sát khuẩn trước khi rơ hoặc chấm thuốc cho trẻ và sau khi thực hiện xong. Đồng thời, gạch phải được diệt khuẩn bằng dung dịch NaHCO3 hoặc nước muối sinh lý.

●       Tránh cạo khiến các vết vảy trắng bị bong tróc gây chảy máu.

●       Không tự ý mua thuốc về dùng khi bác sĩ chưa chỉ định.

●       Trong thời gian trẻ đang trị bệnh, không nên hôn trẻ để phòng ngừa việc nấm lây lan.

4. Phòng ngừa bệnh nấm miệng cho trẻ như thế nào?

Như trên đã nói, trẻ bị nấm miệng do nhiều nguyên nhân và bệnh cũng dễ tái đi tái lại. Vì thế, để phòng bệnh cho trẻ, đồng thời hạn chế nguy cơ tái phát, cha mẹ nên chú trọng thực hiện:

●       Cùng với thân thể, chân tay, cha mẹ nên thường xuyên rơ lưỡi, chú trọng giữ vệ sinh vùng khoang miệng cho trẻ đúng cách. Điều này sẽ khiến nấm không thể trú ngụ gây bệnh.

●       Khi trẻ còn bú mẹ, người mẹ cần giữ gìn vệ sinh, phòng bệnh, đặc biệt, vùng vú, núm vú nên thường xuyên được lau rửa sạch sẽ. Nếu trẻ mắc bệnh, việc điều trị cần thực hiện ở cả hai mẹ con để tránh bệnh dây dưa, lây nhiễm chéo.

●       Các đồ dùng trẻ thường xuyên tiếp xúc như nướu, ti giả, bình bú cần được vệ sinh, sát khuẩn thường xuyên.

●       Không tùy tiện, lạm dụng bất cứ loại thuốc kháng sinh hay thuốc uống nào. Ngoài việc khiến hệ miễn dịch suy giảm, hiện tượng kháng thuốc kháng sinh có thể dẫn tới những hậu quả rất nghiêm trọng.

Có thể nói, việc sớm phát hiện dấu hiệu bệnh, chăm sóc, điều trị đúng cách có thể giúp cha mẹ đẩy lùi bệnh tật và phòng ngừa nguy cơ tái nhiễm cho con. Chính vì thế, nếu thấy bất cứ dấu hiệu nghi ngờ nào, cha mẹ nên nhanh chóng đưa con đi khám tại các cơ sở uy tín.

Phụ huynh nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín để chăm sóc sức khỏe cho con mình

Phụ huynh nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín để chăm sóc sức khỏe cho con mình

Chuyên khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ uy tín mà phụ huynh có thể lựa chọn để thăm khám điều trị bệnh nấm miệng cho trẻ cũng như các bệnh lý về nhi khoa khác. Quý phụ huynh hãy gọi tới Tổng đài 1900 56 56 56 của bệnh viện để được hướng dẫn cụ thể và đặt lịch khám nhanh nhất.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ