Tin tức
Trẻ sơ sinh mắc sốt xuất huyết có nguy hiểm không?
- 01/11/2023 | Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em cha mẹ cần hết sức đề phòng
- 07/08/2024 | Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em qua từng giai đoạn
- 01/02/2024 | Biểu hiện sốt xuất huyết ở trẻ theo từng giai đoạn và cách xử lý
- 13/08/2024 | Biểu hiện sốt xuất huyết ở trẻ phụ huynh cần biết
- 23/10/2024 | Phòng và điều trị sốt xuất huyết ở trẻ em chuẩn y khoa
1. Trẻ sơ sinh mắc sốt xuất huyết có nguy hiểm không?
Sau khoảng 4 đến 6 ngày nhiễm virus, trẻ sơ sinh có thể gặp phải những triệu chứng như sốt cao (có thể lên đến 40 độ C), đau mắt, nhức mỏi các khớp cơ, đau đầu dữ dội, da nổi ban đỏ, trên da xuất hiện những vết bầm, chán ăn, buồn nôn, cơ thể mệt mỏi, tiểu cầu giảm nhanh,... Những triệu chứng này không điển hình và rất dễ nhầm lẫn với một số bệnh lý về đường tiêu hóa, đường hô hấp,...
Sốt xuất huyết lây truyền qua đường muỗi đốt
Nếu không được điều trị kịp thời, trẻ có thể gặp phải một số biến chứng vô cùng nghiêm trọng như sốt cao; co giật; bại não; hình thành những cục máu đông; tổn thương những cơ quan quan trọng trong cơ thể như tim, gan, phổi; hội chứng sốc do sốt xuất huyết, nguy cơ tử vong cao.
Có thể nói rằng, trẻ sơ sinh mắc sốt xuất huyết là vấn đề sức khỏe rất nghiêm trọng, có thể đe dọa tính mạng của trẻ. Do đó, khi trẻ có biểu hiện bất thường, dù là nhỏ nhất, cha mẹ cũng không nên chủ quan mà cần đưa con đi khám càng sớm càng tốt để được can thiệp điều trị kịp thời, hạn chế nguy cơ biến chứng.
2. Trẻ sơ sinh mắc sốt xuất huyết cần được điều trị như thế nào?
2.1. Phương pháp chẩn đoán bệnh
- Cha mẹ có thể nhận biết một số triệu chứng của trẻ sơ sinh mắc sốt xuất huyết trong 3 ngày đầu tiên tính từ khi trẻ xuất hiện những cơn sốt như sau:
+ Ngày 1: Trẻ đột ngột bị sốt cao, khuôn mặt và cổ họng của trẻ bị đỏ ửng nhưng trẻ không có biểu hiện đau.
+ Ngày 2: Trẻ vẫn sốt cao, kèm theo đó là biểu hiện như xuất huyết dưới da.
+ Ngày 3: Những triệu chứng của bệnh ngày càng rõ rệt hơn. Một số biện pháp hạ sốt không mang lại hiệu quả, trẻ có thể bị chảy máu răng, chảy máu mũi,... Lúc này, cha mẹ cần nhanh chóng đưa con tới cơ sở y tế để được kịp thời điều trị.
Trẻ sơ sinh mắc sốt xuất huyết có biểu hiện sốt cao
Khi đến các cơ sở y tế, trẻ sẽ được thăm khám lâm sàng, thực hiện các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán sốt xuất huyết. Sau khi có kết luận chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp cho trẻ.
2.2. Phương pháp điều trị cho trẻ sơ sinh mắc sốt xuất huyết
Hiện nay, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho căn bệnh này. Mục tiêu điều trị sốt xuất huyết là điều trị triệu chứng, phòng ngừa biến chứng bệnh.
- Với những trường hợp được điều trị tại nhà, cha mẹ cần lưu ý những điều sau:
+ Các bậc phụ huynh cần cho trẻ uống thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Phần lớn các loại thuốc được kê cho trẻ là để hạ sốt, giảm nhẹ triệu chứng, giúp trẻ cải thiện sức khỏe nhanh chóng hơn.
+ Bổ sung nước cho trẻ: Khi nhiễm virus sốt xuất huyết, trẻ thường bị sốt cao và dễ bị mất nước nghiêm trọng. Vì thế, cha mẹ cần lưu ý về việc bổ sung nước đầy đủ và kịp thời cho trẻ. Trường hợp trẻ vẫn đang bú sữa mẹ, nên tăng cữ bú cho trẻ. Đối với những trường hợp trẻ đã biết ăn thì nên cho trẻ ăn những món ăn dạng lỏng và dễ tiêu hóa như cháo và súp.
+ Dùng nước ấm để lau người cho trẻ để giúp trẻ hạ sốt và bớt khó chịu do mồ hôi tiết ra nhiều.
+ Trong quá trình chăm sóc con ở nhà, cha mẹ nên theo dõi con liên tục để kịp thời phát hiện những biểu hiện bất thường, nhất là một số biểu hiện sốc xuất huyết ở trẻ như chân tay lạnh, li bì, không tỉnh táo, da bầm tím, khát nước, môi xám,... Đây là những dấu hiệu cho thấy bé đang gặp nguy hiểm, mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được cấp cứu kịp thời.
+ Cha mẹ không nên điều trị các phương pháp dân gian cho trẻ để tránh gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Cha mẹ nên kịp thời đưa trẻ đi khám để phòng ngừa hậu quả nghiêm trọng
- Điều trị tại cơ sở y tế: Một số trường hợp nghiêm trọng, trẻ cần được đưa đến cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời. Tại cơ sở y tế, trẻ có thể được truyền dịch tĩnh mạch và chất điện giải để hạn chế tình trạng mất nước. Sử dụng thuốc giảm đau, hạ sốt theo liều lượng của bác sĩ chỉ định. Trường hợp xuất huyết nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định truyền tiểu cầu để đảm bảo an toàn cho trẻ.
Khi sức khỏe của trẻ ổn định, các chỉ số xét nghiệm về mức tiêu chuẩn, bác sĩ có thể cho bé xuất viện. Cụ thể, tiêu chuẩn xuất viện của trẻ như sau:
+ Trẻ hết sốt ít nhất khoảng 24 giờ mà không cần dùng thuốc hạ sốt.
+ Trẻ bắt đầu có biểu hiện thèm ăn, đi tiểu tốt, các triệu chứng lâm sàng thuyên giảm rõ rệt.
+ Không có biểu hiện suy hô hấp do tràn dịch màng phổi, màng bụng.
+ Kết quả chỉ số tiểu cầu 50000/mm3.
3. Phòng tránh sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh bằng cách nào?
Sốt xuất huyết lây truyền qua đường muỗi đốt, chính vì thế, mẹ cần phòng tránh nguy cơ bị muỗi đốt cho trẻ bằng những phương pháp sau:
- Sử dụng các loại rèm che cửa ra vào và cửa sổ, nhất là trong thời điểm đang bùng phát dịch sốt xuất huyết.
- Không để trẻ chơi ở bên ngoài quá lâu.
- Sử dụng các sản phẩm chống muỗi cho trẻ.
- Khi cho trẻ ra ngoài cần mặc quần áo dài cho trẻ và đi tất cho trẻ,...
- Cho trẻ nằm trong màn để phòng ngừa muỗi đốt.
Sử dụng màn để phòng ngừa muỗi đốt cho trẻ
- Vệ sinh phòng của trẻ sạch sẽ, không để nước đọng trong các chậu cây, chai lọ, để hạn chế nguy cơ muỗi sinh sôi, phát triển và gây bệnh.
- Tuyệt đối không cho trẻ đến những vùng nhiều muỗi hoặc đang có dịch sốt xuất huyết.
- Đậy kín thùng chứa nước.
- Vệ sinh sạch sẽ không gian sống, phát quang bụi rậm quanh nhà.
Nếu nghi ngờ trẻ bị sốt xuất huyết, mẹ có thể đặt lịch khám sớm cho trẻ qua tổng đài 1900 56 56 56 của Hệ thống Y tế MEDLATEC.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!