Tin tức
Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em qua từng giai đoạn
- 31/07/2023 | Những dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ cảnh báo nguy hiểm cha mẹ cần lưu ý
- 31/08/2023 | Địa chỉ xét nghiệm sốt xuất huyết Bà Rịa - Vũng Tàu uy tín
- 31/08/2023 | MEDLATEC - địa chỉ xét nghiệm sốt xuất huyết Lạng Sơn được khách hàng lựa chọn
- 31/10/2023 | Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em cha mẹ cần hết sức đề phòng
1. Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em ở các giai đoạn
Sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra và có thể lây qua vết muỗi đốt. Khí hậu nóng ẩm sẽ tạo điều kiện tốt cho muỗi sinh sôi, gây bệnh và tăng nguy cơ bùng dịch. Sau khi đã khỏi sốt xuất huyết, người bệnh vẫn có nguy cơ mắc bệnh vì có 4 chủng virus Dengue có thể gây sốt xuất huyết. Như vậy, một người có thể nhiễm sốt xuất huyết 4 lần trong đời và lần mắc sau thường nghiêm trọng hơn những lần trước.
Sốt cao có thể là do trẻ đã nhiễm sốt xuất huyết
Bệnh được chia thành các giai đoạn khác nhau tương ứng với một số biểu hiện bệnh điển hình. Dưới đây là những triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em qua từng giai đoạn:
- Thời gian ủ bệnh: Tùy từng trường hợp mà thời gian ủ bệnh sẽ kéo dài từ 4 đến 7 ngày hoặc cũng có thể là 14 ngày. Lúc này, rất khó nhận biết bệnh vì trẻ gần như không có biểu hiện gì bất thường.
- Giai đoạn sốt kéo dài từ 2 đến 7 ngày: Trẻ sẽ bắt đầu có biểu hiện mệt mỏi, đau cơ, sốt cao (có thể trên 39 độ C), đau hốc mắt, tiêu chảy, buồn nôn, đau rát họng, sưng hạch bạch huyết và một số triệu chứng khác. Tuy nhiên, những triệu chứng này khá giống với tình trạng cảm cúm, do đó, nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan và tự ý mua thuốc cho trẻ, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
- Giai đoạn nguy hiểm: Các bậc cha mẹ cần nhớ rằng, trẻ đã cắt sốt không có nghĩa là khỏi bệnh. Đây là giai đoạn mà bệnh có thể đột ngột tiến triển nặng và bé có nguy cơ phải đối mặt với những diễn biến nguy hiểm nhất.
Sau khi cắt sốt, bệnh có thể tiến triển nghiêm trọng
Ở giai đoạn này, hệ miễn dịch của trẻ đã suy yếu, tiểu cầu có thể giảm dưới ngưỡng trung bình. Chính vì thế, trẻ cần được chăm sóc chu đáo, theo dõi chặt chẽ. Nếu có biểu hiện như chảy máu chân răng, chảy máu mũi hay tiểu lẫn máu, huyết áp giảm nhanh, khó thở,… thì cần đưa người bệnh đến các cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời và bảo vệ tính mạng cho bé.
- Giai đoạn hồi phục: Một số dấu hiệu cho thấy cơ thể bé đang dần hồi phục như trẻ cảm thấy khỏe hơn, muốn đi tiểu nhiều, thèm ăn,… Cụ thể như sau:
+ Đi tiểu nhiều hơn: Ở giai đoạn sốt, trẻ đi tiểu rất ít vì cơ thể đang bị mất nước. Tuy nhiên, đến khi sắp khỏi bệnh, trẻ sẽ đi tiểu thường xuyên hơn.
+ Cơ thể đỡ mệt mỏi, tinh thần khá hơn, trẻ ăn uống tốt hơn, có cảm giác thèm ăn.
+ Các nốt xuất huyết mờ dần, bé dần và trên các vùng da của cơ thể không xuất hiện những nốt ban mới.
Như vậy, trẻ bị sốt xuất huyết có thể hồi phục sau khoảng 7 đến 10 ngày tính từ thời điểm sốt. Tuy nhiên, điều quan trọng là cha mẹ cần trang bị những kiến thức cơ bản để biết cách chăm sóc và bảo vệ khi trẻ bị bệnh.
2. Cách chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết
Ngoài việc trang bị đầy đủ kiến thức để nhận biết sớm các triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em, các bậc phụ huynh cũng cần tìm hiểu cách chăm sóc trẻ bị bệnh để đảm bảo an toàn cho con, giúp con nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Dưới đây là một số lưu ý cụ thể dành cho các bậc phụ huynh:
- Thường xuyên kiểm tra thân nhiệt của trẻ. Nếu trẻ sốt cao bất thường, cần liên hệ sớm với bác sĩ để được tư vấn, hướng dẫn.
- Nếu trẻ đang bị bệnh cần để trẻ nghỉ ngơi tuyệt đối ở phòng thoáng mát và tránh gió.
Cha mẹ nên cho trẻ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
- Khi trẻ bị sốt, có thể dùng thuốc hạ sốt cho trẻ theo chỉ định của bác sĩ. Không tự ý cho trẻ dùng thuốc để hạn chế những nguy cơ rủi ro không đáng có.
- Cho trẻ súc miệng thường xuyên với nước muối sinh lý. Có thể dùng nước muối sinh lý để nhỏ mắt, nhỏ mũi cho trẻ.
- Chú ý cho trẻ ăn uống đủ chất dinh dưỡng, ưu tiên các món ăn dạng mềm, dễ tiêu hóa, chẳng hạn như các loại cháo, các loại súp hay sữa,…
- Trong thời gian này, nên khuyến khích trẻ uống nhiều nước, chẳng hạn như nước ấm, nước điện giải oresol, nước dừa, nước canh,…
- Nên cho trẻ mắc những bộ đồ thấm hút tốt, rộng rãi và mỗi ngày chỉ nên dùng khăn ẩm và lau người nhẹ nhàng cho bé.
- Khi trẻ có biểu hiện bất thường như khó thở, hạ thân nhiệt, vật vã, li bì, chảy máu chân răng,… thì cần đưa trẻ đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt.
- Các bậc phụ huynh cần lưu ý:
+ Nếu chưa hiểu rõ về bệnh và chưa biết cách chăm sóc trẻ, không nên nghe theo những kinh nghiệm điều trị truyền miệng mà cần đưa con đi khám để được bác sĩ tư vấn và hướng dẫn chi tiết.
+ Sau khi bị sốt xuất huyết không có nghĩa là trẻ không tái phát bệnh. Trẻ có thể mắc sốt xuất huyết 4 lần trong đời. Đáng lo ngại hơn khi lần nhiễm bệnh sau thường có biểu hiện nghiêm trọng hơn lần nhiễm trước. Do đó, việc phòng ngừa sốt xuất huyết cho trẻ là vô cùng cần thiết. Để phòng tránh bệnh cho trẻ, cha mẹ nên áp dụng những biện pháp để phòng ngừa muỗi đốt, chẳng hạn như dùng màn khi đi ngủ, mặc quần áo dài cho con khi ra ngoài, hạn chế cho trẻ đi chơi khi hoàng hôn và bình minh vì đây là những thời điểm muỗi hoạt động mạnh, dùng kem chống muỗi cho trẻ, đậy kín các dụng cụ chứa nước, phát quang bụi rậm,…
Phụ huynh nên đưa trẻ đi khám sớm nếu trẻ có biểu hiện bất thường
Trên đây là một số triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em và hướng dẫn phụ huynh cách chăm sóc khi trẻ bị bệnh. Nếu cần cho trẻ sốt xuất huyết tại viện hoặc muốn sử dụng dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi khi nghi ngờ con bị mắc sốt xuất huyết, các bậc cha mẹ có thể liên hệ đến Hệ thống Y tế MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56, các tổng đài viên sẽ tư vấn chi tiết và hướng dẫn cụ thể cho bạn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!