Tin tức
Trẻ sơ sinh ngủ há miệng có sao không? Cách xử lý như thế nào?
- 19/03/2025 | 5 mẹo dân gian chữa sôi bụng ở trẻ sơ sinh giúp mẹ chăm con nhàn, khỏe
- 25/03/2025 | Bỏ túi mẹo dân gian chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh mẹ nào cũng cần biết
- 31/03/2025 | Có nên quấn trẻ sơ sinh khi ngủ hay không? Hướng dẫn cách làm đúng
1. Trẻ sơ sinh ngủ há miệng có sao không?
Tình trạng Trẻ sơ sinh há miệng khi ngủ khiến cho rất nhiều các bậc phụ huynh cảm thấy lo lắng, không biết liệu đây có phải là một dấu hiệu bất thường hay chỉ là một thói quen bình thường của trẻ. Vậy trẻ sơ sinh ngủ há miệng có sao không?
Khi ngủ, trẻ sơ sinh thường thở bằng mũi, vì phản xạ thở bằng miệng khi ngủ của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh. Trong trường hợp phải thở bằng miệng, đây là dấu hiệu cảnh báo tình trạng đường mũi bị tắc nghẽn hoặc trẻ đang mắc một bệnh lý nào đó. Tình trạng này thường là phản ứng khi đường thở trên bị cản trở. Đơn giản là tình trạng nghẹt mũi hoặc dị ứng. Tuy nhiên, nếu nghiêm trọng hơn đó có thể là dấu hiệu của những bệnh lý.
Tình trạng ngủ há miệng là dấu hiệu của đường thở trên bị cản trở
Theo các chuyên gia y tế, lượng oxy hấp thụ sẽ giảm đáng kể so với thở qua mũi khi trẻ thở bằng miệng thay vì bằng mũi. Ngoài ra, việc lọc vi khuẩn và các tác nhân gây kích ứng đều do mũi đảm nhận. Do vậy, nếu tình trạng này kéo dài, cha mẹ nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.
2. Trẻ sơ sinh ngủ há miệng là do đâu?
Một số nguyên nhân phổ biến được xác định dẫn đến tình trạng này bao gồm:
Tắc nghẹt mũi do chất nhầy
Khi trẻ bị nghẹt mũi, thường do cảm lạnh, sốt, hoặc dị ứng, chất nhầy có thể làm tắc nghẽn đường thở qua mũi. Vì trẻ sơ sinh có hệ hô hấp chưa phát triển đầy đủ, bé không thể tự làm sạch mũi.
Trẻ há miệng khi ngủ có thể do tình trạng nghẹt mũi
Chứng ngưng thở khi ngủ
Chứng ngưng thở khi ngủ cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ thở bằng miệng, đến từ tình trạng amidan phì đại hoặc u tuyến. Đây là những yếu tố gây cản trở việc hít thở qua mũi và dẫn đến tình trạng thở bằng miệng.
Vách ngăn mũi lệch
Một nguyên nhân khác khiến trẻ sơ sinh ngủ há miệng là do vách ngăn mũi bị lệch, làm cho việc thở qua mũi trở nên khó khăn. Tình trạng này thường gặp ở những trẻ có cấu trúc hàm hẹp, gây khó chịu và làm trẻ phải thở bằng miệng để dễ dàng hít thở hơn.
Thói quen thở bằng miệng
Trong một số trường hợp, sau một khoảng thời gian mắc bệnh kéo dài, trẻ có thể quen với việc thở bằng miệng và tiếp tục duy trì thói quen này ngay cả khi sức khỏe đã hồi phục.
Các bệnh lý về đường hô hấp
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, vì vậy rất dễ mắc phải các bệnh như viêm mũi họng, viêm tai giữa, viêm amidan hoặc viêm VA, dẫn đến tình trạng nghẹt mũi và thở bằng miệng. Nếu không được điều trị sớm, thói quen thở bằng miệng có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ, thậm chí tác động đến sự phát triển của khuôn mặt khi trẻ trưởng thành.
3. Cách xử lý khi trẻ sơ sinh ngủ há miệng
Các bậc cha mẹ cần kịp thời đưa trẻ đến các cơ sở y tế nếu tình trạng trẻ sơ sinh ngủ há miệng kéo dài và trẻ gặp khó khăn khi thở qua đường mũi để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, có thể áp dụng một số phương pháp sau đây để giúp làm giảm nghẹt mũi cho trẻ tại nhà như:
- Kiểm tra môi trường xung quanh: Giữ cho không gian ngủ của trẻ thoáng đãng, sạch sẽ, tránh khói bụi và các tác nhân gây dị ứng;
- Sử dụng máy tạo độ ẩm: Máy tạo ẩm được sử dụng với công dụng làm tăng độ ẩm trong không khí, giảm bớt tình trạng nghẹt mũi cho trẻ. Cha mẹ nên lựa chọn máy tạo ẩm phun sương giúp đảm bải an an toàn và mang lại hiệu quả nhất cho trẻ sơ sinh;
- Hút chất nhầy bằng các dụng cụ chuyên dụng: Bạn có thể dùng các dụng cụ chuyên dụng để nhẹ nhàng hút chất nhầy ra khỏi mũi bé. Lưu ý phải thực hiện thật cẩn thận và nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương niêm mạc mũi của trẻ, giúp trẻ thở dễ dàng hơn;
Điều trị triệt để tình trạng nghẹt mũi cho trẻ giúp trẻ thở dễ dàng hơn
- Sử dụng nước muối để rửa mũi: Xịt một ít dung dịch nước muối vào mũi của trẻ sẽ làm loãng chất nhầy, từ đó giúp chất nhầy được loại bỏ một cách dễ dàng hơn. Tuy nhiên, cha mẹ cần lựa chọn sản phẩm nước muối phù hợp, có chỉ định của bác sĩ nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ khi sử dụng;
- Điều chỉnh tư thế ngủ cho trẻ: Cho trẻ nằm nghiêng hoặc kê cao đầu để giúp đường thở thông thoáng hơn, tránh để trẻ nằm ngửa hoàn toàn.
Hy vọng với những thông tin được trình bày trong bài viết trên đây, cha mẹ đã được lý giải chi tiết thắc mắc trẻ sơ sinh ngủ há miệng có sao không và cách xử trí phù hợp. Trong quá trình theo dõi, nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường ở trẻ, cha mẹ hãy chủ động đưa trẻ đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám kịp thời và hướng dẫn phương án điều trị hiệu quả.
Nếu có thêm thắc mắc cần tư vấn và giải đáp hoặc có nhu cầu kiểm tra, thăm khám tình trạng sức khỏe của trẻ, cha mẹ hãy liên hệ tới Hệ thống Y tế MEDLATEC qua Tổng đài 1900 56 56 56 để được bác sĩ chuyên khoa Nhi hỗ trợ kịp thời.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
