Tin tức
Triệu chứng chấn thương sọ não kín và hở
- 23/12/2021 | Quy trình khám chấn thương sọ não gồm những gì?
- 16/12/2021 | Các triệu chứng chấn thương sọ não nhẹ và phương pháp chẩn đoán
- 28/03/2022 | Góc giải đáp: chấn thương sọ não không mổ có để lại di chứng không?
- 06/02/2021 | Điểm danh 5 di chứng sau chấn thương sọ não điển hình
1. Chấn thương sọ não kín và hở gây ra những triệu chứng gì?
Chấn thương sọ não kín và hở gây ra những triệu chứng rất đa dạng và phức tạp. Cụ thể như sau:
1.1. Chấn thương sọ não kín
Chấn thương sọ não kín được chia thành 2 nhóm tổn thương chính là tổn thương xương sọ và những tổn thương não. Kèm theo đó là những triệu chứng khác nhau. Cụ thể như sau:
Chấn thương sọ não thương do tai nạn giao thông
-
Triệu chứng vỡ xương vòm sọ:
Những trường hợp này ít xảy ra các triệu chứng thực thể. Thông thường những tổn thương sẽ được nhận biết trên kết quả chẩn đoán, thường là những đường rạn nứt, lún và vỡ bất thường. Trong đó, tình trạng tụ máu ngoài màng cứng được đánh giá là tổn thương nguy hiểm khó lường.
Đối với những trường hợp vỡ xương vòm sọ có vỡ nền sọ thì có thể gây ra những triệu chứng như sau:
+ Bầm tím mắt: Có thể xảy ra ở 1 hoặc 2 bên mắt.
+ Liệt dây thần kinh nền sọ: Nếu liệt dây thần kinh số 2 có thể gây mù 1 mắt, nếu liệt dây thần kinh ngoại biên có thể gây run chân tay hay nhiều rối loạn chức năng khác,…
-
Triệu chứng chấn thương não
Một số triệu chứng chấn thương não có thể kể đến như sau:
+ Chấn động não: Người bệnh có thể mơ màng hay bất tỉnh hoàn toàn. Sau chấn động não, bệnh nhân có thể xuất hiện những triệu chứng khác như đau đầu, buồn nôn và choáng váng. Đồng thời, có thể đi kèm với nhiều tổn thương nghiêm trọng khác. Do đó, người nhà cần theo dõi và chăm sóc thường xuyên. Nếu triệu chứng không giảm mà ngày càng nghiêm trọng, thì rất có thể là do tụ máu, xuất huyết,… Những trường hợp này cần được phẫu thuật sớm.
Chấn thương sọ não rất nguy hiểm
+ Giập não: Đây là tình trạng rất nghiêm trọng. Nguyên nhân có thể là do những mảnh xương sọ vỡ lún sâu trong não, đè ép não quá mức dẫn đến giập. Khi bị tổn thương giập não, bệnh nhân hôn mê, đau đớn,… Với những trường hợp giập ở thân não có thể tử vong ngay sau đó.
+ Phù não: Lúc đầu, tình trạng phù não có thể xảy ra quanh vùng chấn thương, nhưng sau đó có thể lan rộng đến toàn bộ não và thậm chí có thể gây tử vong. Bệnh nhân có thể hôn mê ngày càng sâu và lịm đi.
+ Xẹp não: Tình trạng này có thể diễn ra nhanh chóng và nguy cơ tử vong cao. Tuy nhiên, thường ít gặp hơn những trường hợp trên.
+ Máu tụ trong sọ: Khi mạch máu tổn thương có thể dẫn đến rò rỉ máu, hình thành cục máu đông và gây chết mô. Có 3 dạng tự máu trong sọ là máu tụ ngoài màng cứng, máu tụ dưới màng cứng, máu tụ trong não. Nếu được cấp cứu kịp thời, người bệnh có thể thoát khỏi nguy hiểm.
1.2. Chấn thương sọ não hở
Chấn thương sọ não hở thường dễ chẩn đoán hơn so với chấn thương sọ não kín do những trường hợp này thường có dịch não tủy hay một số tổ chức não lòi qua vết thương.
Dựa vào độ sâu của chấn thương sọ não hở, có thể phân loại như sau:
+ Vết thương thấu não: Là những trường hợp chỉ tổn thương da, xương sọ hay màng cứng.
+ Vết thương xuyên não: Đối với những trường hợp này, vết thương có thể xuyên qua 2 thành hộp sọ khiến dịch não tủy chảy ra, thậm chí các mảnh xương sọ văng ra ngoài da. Nguyên nhân thường là do bị trúng đạn.
+ Vết thương thấu não tiếp tuyến: Nguyên nhân có thể là do đạn, dao hay kiếm sắc,…
+ Vết thương sọ não thông với xoang hơi.
+ Vết thương sọ não thông với xoang tĩnh mạch.
+ Vết thương sọ não hở nhiễm trùng.
- Một số triệu chứng của tình trạng chấn thương sọ não hở:
+ Da đầu bị rách, thậm chí có một ít tổ chức não dính vào tóc, trông giống như bã đậu. Quanh vết thương có thể nhìn thấy máu hay dịch não tủy.
+ Xương sọ vỡ thành nhiều mảnh, thậm chí cắm sâu vào tổ chức não.
+ Màng não bị thủng mép, tùy theo tác nhân gây chấn thương mà mép lỗ thủng có thể nham nhở hoặc sắc gọn.
+ Tổ chức não bên trong bị giập nát, có thể xen kẽ với máu tụ rải rác, xuất hiện tình trạng phù nề.
2. Phương pháp chẩn đoán chấn thương sọ não kín và hở
Ngoài thăm khám lâm sàng, bác sĩ cũng có thể tiến hành một số biện pháp cận lâm sàng sọ não để chẩn đoán tình trạng sức khỏe của người bệnh. Một số phương pháp cụ thể như:
Bệnh nhân hôn mê do chấn thương sọ não
- Chụp CT, chụp cộng hưởng từ để nhận biết có xảy ra chảy máu não và sưng não hay không.
- Đánh giá tri giác.
Tùy vào từng mức độ chấn thương cụ thể, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị. Những trường hợp nhẹ cần chăm sóc và theo dõi. Những trường hợp nghiêm trọng, có thể cần can thiệp phẫu thuật gấp để loại bỏ dị vật, loại bỏ mô tổn thương hay phẫu thuật tạo hình xương sọ,… Bệnh nhân cũng cần được kê các loại thuốc cần thiết như thuốc chống đông máu, thuốc chống co giật,… Thực hiện các bài tập vật lý trị liệu,…
Bệnh nhân cần phẫu thuật sau chấn thương sọ não
Gần như không thể phòng ngừa những trường hợp chấn thương sọ não kín và hở do tai nạn giao thông. Tuy nhiên, để hạn chế tối đa nguy cơ rủi ro, bạn nên đi lại cẩn thận hơn để tránh té ngã và tuân thủ quy định đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, thường xuyên kiểm tra thị lực, dọn dẹp nhà cửa gọn gàng ngăn nắp để tránh bị té ngã, trang bị thảm chống trượt, đảm bảo phải có tay vịn cầu thang và tấm chắn lan can, nếu cơ thể mệt mỏi thì cần nghỉ ngơi,…
Chấn thương sọ não là chấn thương nguy hiểm, có thể gây ra những biến chứng lâu dài và có thể gây tử vong. Do đó, nếu xảy ra va đập vùng đầu ngay cả khi chưa gây ra những vấn đề bất thường, bạn vẫn nên đến bệnh viện để được kiểm tra sức khỏe.
Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe hoặc đặt lịch khám, quý khách hàng có thể liên hệ đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56, đội ngũ tư vấn viên sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!