Tin tức

Triệu chứng huyết khối tĩnh mạch nội sọ và cách điều trị bệnh

Ngày 16/01/2025
Tham vấn y khoa: ThS.BS Trần Thị Kim Ngọc
Huyết khối tĩnh mạch nội sọ là vấn đề sức khỏe ít gặp và có những biểu hiện đa dạng, không đặc trưng nên rất khó nhận biết sớm. Việc phát hiện và điều trị muộn có thể khiến bệnh nhân gặp phải những hậu quả rất nghiêm trọng.

1. Vài thông tin cơ bản về huyết khối tĩnh mạch nội sọ

Huyết khối tĩnh mạch nội sọ chính là một dạng đột quỵ não rất hiếm gặp, có thể xảy ra ở bất cứ ai. Phụ nữ do phải trải qua thời kỳ mang thai và hậu sản nên thường có thể có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới. 

Nhiều trường hợp mắc bệnh không rõ nguyên nhân. Bên cạnh đó, những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh có thể kể đến như sử dụng thuốc tránh thai, mắc bệnh ung thư, chấn thương đầu, chọc dò tủy sống,...

2. Chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch nội sọ

Những triệu chứng của căn bệnh này thường rất đa dạng và không đặc trưng. Chẳng hạn, một số trường hợp có triệu chứng đau nhức đầu, co giật hay những dấu hiệu thần kinh khu trú. Tuy nhiên, rất nhiều bệnh lý cũng có thể gây ra những triệu chứng này. Chính vì thế, huyết khối tĩnh mạch nội sọ có nguy cơ cao bị bỏ sót, gây ra những vấn đề sức khỏe rất nghiêm trọng. 

Đau đầu có thể do huyết khối tĩnh mạch nội sọ

Đau đầu có thể do huyết khối tĩnh mạch nội sọ

Để có thể chẩn đoán bệnh chính xác, các chuyên gia thường chỉ định bệnh nhân thực hiện một số phương pháp sau: 

- Chụp CT scan: Với phương pháp này, các bác sĩ có thể quan sát thấy sự phồng ra khu trú hoặc lan tỏa của tĩnh mạch. Bên cạnh đó, kết quả hình ảnh còn có thể cho thấy được tình trạng tăng đậm độ xoang tĩnh mạch và những tĩnh mạch vỏ não, tổn thương nhu mô, tình trạng xuất huyết khoang dưới nhện,...

- Chụp MRI: Đây là phương pháp chẩn đoán hiện đại, giúp các bác sĩ nhận biết tình trạng bệnh nhanh chóng và chính xác hơn. Đối với những trường hợp thể bán cấp thì các xoang tăng tỷ trọng trên T1W và T2W, xảy ra những tổn thương nhu mô, có phù kèm theo xuất huyết, tổn thương lan tỏa.

- Chụp DSA tĩnh mạch não: Đây cũng có thể là phương pháp cần được áp dụng trong chẩn đoán bệnh huyết khối tĩnh mạch nội sọ. Kết quả của phương pháp này sẽ cho bác sĩ thêm một số căn cứ để kết luận về bệnh rõ ràng hơn. 

Ngoài những phương pháp chẩn đoán nêu trên, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện thêm một số kỹ thuật chẩn đoán khác như xét nghiệm D-dimer, các xét nghiệm tìm nguyên nhân và yếu tố nguy cơ giúp phân biệt nguyên nhân nhiễm trùng và không nhiễm trùng. Tìm huyết khối tĩnh mạch khác như siêu âm doppler mạch chi, mạch cảnh,...

3. Điều trị huyết khối tĩnh mạch nội sọ

Những trường hợp được chẩn đoán có huyết khối tĩnh mạch nội sọ cần được xử trí càng sớm càng tốt. Có thể nói rằng, việc chẩn đoán sớm và điều trị bệnh kịp thời là yếu tố rất quan trọng giúp người bệnh có thêm cơ hội được chữa trị hiệu quả, phòng ngừa biến chứng. 

Trong đó, điều quan trọng nhất trong quá trình điều trị bệnh là kháng đông và điều trị theo nguyên nhân nếu tìm được nguyên nhân gây bệnh. Trong đó, mục tiêu điều trị bệnh là phòng ngừa sự tiến triển của huyết khối, điều trị tình trạng tăng áp lực nội lấy huyết khối hoặc ly giải huyết khối. 

Một số giải pháp điều trị bệnh đang được áp dụng phổ biến bao gồm: 

3.1. Điều trị đặc hiệu

Những phương pháp điều trị đặc hiệu có tác dụng nhanh chóng và hiệu quả, giúp người bệnh sớm phục hồi sức khỏe. Tùy vào mức độ bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định những giải pháp cụ thể và phù hợp với từng bệnh nhân. Cụ thể như sau: 

- Điều trị kháng đông bằng Heparin lượng phân tử thấp kết hợp với kháng đông vitamin K. Dựa vào tình trạng bệnh của mỗi người mà thời gian sử dụng thuốc sẽ khác nhau. 

Người bệnh có thể được điều trị bằng thuốc

Người bệnh có thể được điều trị bằng thuốc

- Điều trị ly giải huyết khối: Là cách xuyên tĩnh mạch của xoang tĩnh mạch bị tắc để lấy huyết khối cơ học. Phương pháp này có thể được áp dụng với những bệnh nhân nặng do liên quan hệ tĩnh mạch sâu. 

- Điều trị phẫu thuật: Thường được áp dụng với những trường hợp bệnh nghiêm trọng. Phẫu thuật là cách giúp các bác sĩ loại bỏ những cục máu đông và cố định mạch máu. Thủ thuật này còn được gọi là cắt bỏ huyết khối. 

3.2 Điều trị hỗ trợ

Bệnh nhân có thể được sử dụng thuốc kháng sinh kết hợp với phương pháp điều trị theo nguyên nhân gây bệnh. Bên cạnh đó là những phương pháp điều trị hỗ trợ chống co giật, khắc phục tình trạng tăng áp lực nội sọ và tình trạng phù não, bổ sung dinh dưỡng và bù nước điện giải, chăm sóc bệnh nhân bị hôn mê, bị liệt để người bệnh nhanh chóng phục hồi sức khỏe.

Những trường hợp bị huyết khối tĩnh mạch nội sọ cần được chăm sóc đặc biệt, theo dõi chặt chẽ tình trạng sức khỏe, nhất là tình trạng đông cầm máu. Người bệnh cần được điều trị tại các cơ sở có thể kiểm tra INR và có kinh nghiệm điều trị kháng đông. 

Ban đầu, bệnh nhân cần được theo dõi sức khỏe sau mỗi tuần, nhưng khi tình trạng đã ổn định hơn, bệnh nhân có thể được theo dõi sức khỏe sau mỗi tháng để đảm bảo hiệu quả điều trị kháng đông. Nếu người bệnh tái phát triệu chứng hoặc biến chứng do thuốc kháng đông thì cần kiểm tra bằng cách chụp CT scan hoặc MRI.

Có thể nói rằng, huyết khối tĩnh mạch nội sọ là tình trạng rất nguy hiểm. Người bệnh cần được chẩn đoán sớm để tăng khả năng phục hồi sức khỏe. Nếu có dấu hiệu nghi ngờ bệnh hoặc là những đối tượng có nguy cơ cao, bạn cần đến bệnh viện uy tín để tiến hành thăm khám và điều trị. 

Bệnh nhân nên đi khám sớm nếu nghi ngờ mắc bệnh

Bệnh nhân nên đi khám sớm nếu nghi ngờ mắc bệnh

Hi vọng bạn đã hiểu rõ hơn về bệnh huyết khối tĩnh mạch nội sọ và những phương pháp điều trị bệnh. Nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến sức khỏe hoặc có nhu cầu đặt lịch khám, quý khách hàng vui lòng liên hệ qua tổng đài 1900 56 56 56 của Hệ thống Y tế MEDLATEC, các tổng đài viên của chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn cụ thể và nhanh chóng.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ