Tin tức
Triệu chứng tiểu không tự chủ và cách điều trị bệnh
- 11/10/2024 | Tiểu ra máu ở nữ có thể do những nguyên nhân nào gây nên?
- 14/10/2024 | Trị tiểu rắt bằng cách dân gian và lưu ý cho người bệnh
- 16/10/2024 | Nguyên nhân tiểu buốt ở nam giới và cách xử trí hiệu quả
- 17/10/2024 | 30 phút đi tiểu một lần là dấu hiệu của bệnh gì?
1. Biểu hiện tiểu không tự chủ
Tình trạng rò rỉ nước tiểu khi người bệnh ho và hắt hơi hoặc liên tục muốn đi tiểu, buồn tiểu đột ngột đến mức không thể phản ứng kịp được gọi là tiểu không tự chủ. Một số biểu hiện của bệnh như sau:
- Tiểu không kiểm soát: Là tình trạng đi tiểu một cách bất thường, dù bản thân không muốn điều đó xảy ra.
- Tiểu thường xuyên: Số lần đi tiểu của người bệnh nhiều hơn bình thường. Điều này gây ảnh hưởng đến công việc vào ban ngày và tình trạng mất ngủ vào ban đêm. Nếu kéo dài, vấn đề này sẽ có thể làm giảm nghiêm trọng chất lượng sống của người bệnh.
Người bệnh buồn đi tiểu liên tục
- Tiểu đột ngột và khẩn cấp: Đây là biểu hiện bệnh rất đặc trưng và có thể làm ảnh hưởng lớn đến tâm lý của bệnh nhân, khiến họ vô cùng lo lắng khi đang làm việc, học tập hay đang trong một số tình huống giao tiếp xã hội.
2. Nguyên nhân tiểu không tự chủ
2.1. Nguyên nhân gây tiểu không tự chủ tạm thời
Khi bạn tiêu thụ quá nhiều một số loại đồ uống, thực phẩm gây kích thích bàng quang và kích thích quá trình sản xuất nước tiểu như rượu bia, đồ uống có gas, thực phẩm chứa nhiều gia vị, do tác dụng phụ của một số loại thuốc,... bạn cũng có thể gặp phải tình trạng tiểu không tự chủ tạm thời.
Tác dụng phụ của một số loại thuốc có thể gây són tiểu
Bên cạnh đó, tiểu không tự chủ tạm thời cũng có thể do một số bệnh lý như sau:
- Táo bón: Bàng quang và trực tràng có sự liên kết chặt chẽ với nhau bởi các dây thần kinh. Khi bị táo bón, phân sẽ cứng và được nén chặt trong trực tràng. Điều này cũng có thể làm ảnh hưởng đến dây thần kinh liên kết giữa bàng quang và trực tràng và từ đó làm tăng số lần đi tiểu.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể gây tiểu liên tục và đột ngột.
2.2 Nguyên nhân tiểu không tự chủ liên tục và thường xuyên
Tình trạng đi tiểu không tự chủ xảy ra thường xuyên có thể do những nguyên nhân như sau:
- Thai kỳ: Sự thay đổi về nội tiết tố trong giai đoạn mang thai và sự phát triển của thai nhi chính là nguyên nhân khiến cho mẹ bầu gặp thường xuyên đi tiểu, tiểu gấp và khó nhịn tiểu.
- Tuổi tác: Ở người lớn tuổi, cơ bàng quang cũng yếu dần và giảm khả năng trữ nước tiểu. Điều này khiến cho người cao tuổi thường xuyên bị tiểu gấp, tiểu không kiểm soát.
- Thời kỳ mãn kinh: Estrogen là loại hormon góp phần duy trì hoạt động của bàng quang và niệu đạo. Ở giai đoạn mãn kinh, lượng estrogen trong cơ thể chị em sẽ ít hơn rất nhiều và là yếu tố làm giảm khả năng hoạt động của bàng quang, niệu đạo và đây có thể là lý do khiến tình trạng tiểu không tự chủ ngày càng thêm trầm trọng.
- Phì đại tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới.
- Sỏi tiết niệu hay một khối u nào đó xuất hiện trong hệ thống đường tiết niệu có thể gây cản trở dòng chảy của nước tiểu và gây ra rối loạn tiểu tiện.
- Rối loạn thần kinh thực vật: Một số bệnh lý như Parkinson, chấn thương cột sống,... có thể gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh chịu trách nhiệm kiểm soát hoạt động của bàng quang và dẫn đến đi tiểu không tự chủ.
- Ngoài ra, còn có các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh như:
+ Giới tính: Nữ có nguy cơ cao hơn nam.
+ Tuổi tác: Tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh cũng càng cao.
+ Thừa cân béo phì sẽ gây tăng áp lực lên bàng quang và những cơ xung quanh. Đây chính là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu không tự chủ.
+ Thường xuyên hút thuốc lá.
+ Do di truyền.
+ Một số bệnh lý về thần kinh, bệnh tiểu đường cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ bị tiểu không tự chủ.
3. Chẩn đoán và điều trị tiểu không tự chủ
- Ngoài những thông tin về tiền sử bệnh lý và các triệu chứng lâm sàng, các bác sĩ sẽ có thể chỉ định người bệnh thực hiện thêm một số loại xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh để đưa ra chẩn đoán bệnh chính xác, chẳng hạn như:
+ Xét nghiệm nước tiểu: Để kiểm tra xem người bệnh có bị nhiễm trùng đường tiểu hay gặp phải những bất thường nào khác không.
Phân tích mẫu nước tiểu để chẩn đoán bệnh
+ Siêu âm bàng quang: Đây là phương pháp giúp đánh giá được bàng quang có hoạt động bình thường không, có sự thay đổi về kích thước hình dạng hay không. Bên cạnh đó, siêu âm cũng có thể giúp phát hiện những vấn đề viêm nhiễm hay hoạt động bất thường của thận, tụy.
+ Nội soi bàng quang: Để kiểm tra xem có bất thường bên trong bàng quang, niệu đạo hay không.
+ Siêu âm vùng chậu.
- Tùy theo mức độ và nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp với từng bệnh nhân cụ thể. Mục tiêu điều trị là giúp người bệnh kiểm soát được triệu chứng và nâng cao chất lượng sống. Những phương pháp điều trị phổ biến gồm:
- Thay đổi thói quen đi tiểu.
- Kiểm soát lượng nước uống, không tiêu thụ bia rượu.
- Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể được kê một số loại thuốc như thuốc kháng cholinergic, thuốc chống co cơ bàng quang,... để cải thiện triệu chứng bệnh.
- Người bệnh cần duy trì mức cân nặng hợp lý.
- Tập một số động tác để cải thiện sức khỏe vùng chậu.
- Ăn uống lành mạnh để phòng ngừa táo bón.
- Điều trị triệt để bệnh về đường tiết niệu.
MEDLATEC là cơ sở y tế đáng tin cậy để thăm khám và điều trị các bệnh về đường tiết niệu
Nếu bạn có biểu hiện tiểu không tự chủ hoặc các vấn đề về đường tiết niệu và có nhu cầu đặt lịch khám, hãy liên hệ đến Chuyên khoa Tiết niệu của Hệ thống Y tế MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn trực tiếp và hướng dẫn chi tiết.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!