Tin tức
Trước khi đi khám viêm xoang, bạn nên biết
- 29/04/2022 | Viêm xoang gây mất khứu giác - Nguyên nhân do đâu?
- 05/08/2022 | Kiểm chứng thông tin hoa cứt lợn có thể chữa được bệnh viêm xoang
- 08/07/2022 | Có mấy loại thuốc trị viêm xoang và các tác dụng phụ cần lưu ý
1. Khái quát về bệnh viêm xoang
1.1. Viêm xoang là bệnh gì?
Trong khung xương mặt có rất nhiều hốc rỗng có bộ phận của khoang mũi, hốc mũi cùng các xoang cạnh mũi. Xoang là phần sụn xốp nằm trên, phía trong xương, cấu trúc bằng các khe hốc giống như san hô, giữ vai trò lưu thông chất nuôi xương, giảm tỷ trọng cho xương đồng thời tạo ra độ vang và ấm cho giọng nói.
Viêm xoang không điều trị sớm có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm
Viêm xoang (ở đây nói đến xoang mũi) là tình trạng viêm, nhiễm trùng một hoặc toàn bộ khoang xoang mũi khiến cho bộ phận này không thể hoạt động như bình thường được nữa. Việc kéo dài tổn thương này mà không điều trị sẽ làm ứ đọng và tích tụ dịch nhầy bám vào thành khiến cho lỗ thông xoang bị bít tắc và có mủ.
1.2. Bệnh viêm xoang có triệu chứng như thế nào?
Người bị viêm xoang sẽ những triệu chứng sau:
- Đau đầu: Do viêm xoang khiến cho khí huyết không thể lưu thông đến các xoang được nên người bệnh bị đau nhức giữa hai lông mày, trên ổ mắt và bị sổ mũi, chảy nước mắt,...
- Dịch mũi chảy: Viêm xoang mũi gây nên cảm giác khó chịu vùng mũi kèm theo tình trạng chảy dịch mùi tanh hôi ở mũi, cổ họng khó chịu. Hệ lụy từ đó là người bị viêm xoang thường xuyên khụt khịt, nhổ khạc đờm.
- Ngạt mũi: Người bệnh sẽ thường xuyên bị ngạt mũi, nhất là vào buổi sáng khi thức dậy và buổi tối khi đi ngủ và kết quả là sự mệt mỏi, khó chịu và phải thở bằng miệng.
Ngoài những triệu chứng điển hình trên đây thì người bị viêm xoang cũng sẽ gặp tình trạng sổ mũi, hắt hơi, sốt nhẹ hoặc cao, chóng mặt, mệt mỏi, choáng váng,...
2. Những điều cần biết về khám viêm xoang
2.1. Khi nào nên khám viêm xoang?
Viêm xoang có thể chữa khỏi nếu được điều trị ngay từ giai đoạn cấp tính nhưng khi đã chuyển sang mãn tính thì sẽ gây ra những biến chứng nguy hai như: áp xe tuyến lệ, viêm amidan, viêm tai giữa, viêm đa xoang, nhiễm trùng não,... Vì thế khám viêm xoang ngay khi có các triệu chứng nghi ngờ sau để được chẩn đoán bệnh sớm và điều trị ngay:
Triệu chứng cảnh báo bệnh trở nặng cần đi khám viêm xoang ngay
- Hay bị ngạt mũi.
- Sổ mũi nhiều hoặc chảy nhiều nước mũi xuống cổ họng.
- Khứu giác kém.
- Hay phải khạc đờm, khụt khịt.
- Đau nhức ở mũi và một số vùng ở trên mặt như: thái dương, trán, mắt, đầu,...
- Sốt.
- Ho kéo dài vì đờm nhầy chảy từ xoang xuống họng khiến cho niêm mạc họng bị kích ứng.
Cần chú ý rằng triệu chứng viêm xoang rất dễ gây nhầm lẫn viêm mũi dị ứng nên nếu tự chẩn đoán tại nhà mà không khám viêm xoang bởi bác sĩ chuyên khoa sẽ dễ mắc sai lầm gây ra hệ quả điều trị không đúng cách làm cho bệnh ngày nặng.
2.2. Trước khi khám viêm xoang cần chuẩn bị gì?
Trước khi đến cơ sở y tế khám viêm xoang, người bệnh cần chuẩn bị cho mình một tâm lý thoải mái và lựa chọn kỹ để đến đúng địa chỉ uy tín. Ngoài ra, việc ghi nhớ đầy đủ các triệu chứng mà mình đang gặp phải và thời điểm xảy ra cũng như tần suất xuất hiện của chúng để trình bày với bác sĩ cũng sẽ giúp việc chẩn đoán bệnh trở nên dễ dàng hơn.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng không nên quên ghi lại tên các loại thuốc đang sử dụng và chuẩn bị một số giấy tờ cá nhân hữu ích cho việc làm thủ tục khám bệnh như thẻ bảo hiểm y tế, căn cước công dân, sổ khám bệnh, giấy chuyển viện,...
2.3. Quy trình khám viêm xoang như thế nào?
Quy trình khám viêm xoang diễn ra ở hầu hết các cơ sở y tế thực hiện theo quy trình sau:
- Bước thứ nhất: Hỏi tiền sử bệnh và thăm khám lâm sàng
Người bệnh sẽ được bác sĩ hỏi về các triệu chứng gặp phải trong thời gian gần đây và một số câu hỏi khác để có cơ sở giúp bác sĩ hiểu về nguyên nhân và mức độ bệnh mà họ đang mắc phải.
Khám và điều trị viêm xoang từ sớm sẽ giúp chữa khỏi bệnh
- Bước thứ hai: Khám thực thể mũi
Bác sĩ sẽ kiểm tra cả trong và ngoài mũi để tìm kiếm dấu hiệu liên quan đến bệnh viêm xoang.
- Bước thứ ba: Khám thực thể xoang
Bác sĩ tiến hành kiểm tra, tìm kiếm dấu hiệu sưng, phù nề hoặc biến dạng ở các vị trí cần thiết như gốc mũi, mặt trước xoang, rãnh giữa mũi,... Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ ấn nhẹ vào các vị trí xoang để kiểm tra tình trạng đau hoặc nếu cần sẽ chọc dò xoang hàm lấy dịch kiểm tra và tìm kiếm sự hiện diện của vi khuẩn.
- Bước thứ tư: Khám chức năng mũi
Mục đích của thao tác này nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của bệnh viêm xoang đến khứu giác và chức năng thở.
- Bước thứ năm: Xét nghiệm để chẩn đoán bệnh
Để có cơ sở đưa ra kết luận cuối cùng về tình trạng mà người bệnh đang mắc phải, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số xét nghiệm như:
+ Xét nghiệm dị ứng: khi nghi ngờ viêm xoang bị kích hoạt bởi dị ứng. Xét nghiệm được diễn ra bằng cách nhỏ dung dịch chứa chất dị nguyên lên một miếng lót sau đó dán vào da và để đó trong một khoảng thời gian nhất định. Với cách này bác sĩ sẽ biết được người bệnh có bị viêm mũi xoang dị ứng không và tác nhân gây ra dị ứng là gì.
+ Nội soi mũi: dùng một ống mỏng đưa vào sâu bên trong mũi để quan sát tất cả những gì đang diễn ra trong hốc xoang.
+ Chụp X- quang, chụp CT cắt lớp: hình ảnh thu được giúp bác sĩ phát hiện ra bất thường bên trong xoang.
Hy vọng những nội dung được chia sẻ trên đây đã giúp bạn đọc giải tỏa được những băn khoăn trước khi đi khám viêm xoang. Nếu cần tìm hiểu kỹ hơn về quá trình này hoặc có thắc mắc liên quan đến bệnh lý tai mũi họng, bạn đọc có thể gọi điện đến số 1900 56 56 56, Tổng đài viên của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ căn cứ trên những thông tin mà bạn chia sẻ để gửi tới bạn những giải đáp xác đáng.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!