Tin tức

Trước khi xét nghiệm máu có được ăn không và những điều cần lưu ý

Ngày 13/10/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Xét nghiệm máu là điều cần thiết để phát hiện các bất thường về sức khỏe để điều trị kịp thời tránh biến chứng nguy hiểm giúp bảo vệ sức khỏe của bạn. Vậy thì trước khi xét nghiệm máu có được ăn không? 

1. Trước khi xét nghiệm máu có được ăn không?

Nhiều người thắc mắc trước khi xét nghiệm máu có được ăn không là điều đương nhiên. Bởi có lúc cần phải nhịn ăn trước khi xét nghiệm có lúc lại không. Điều này còn phụ thuộc xem xét nghiệm mà bạn thực hiện là loại xét nghiệm gì.

Cụ thể hơn, trước khi thực hiện các xét nghiệm sau đây bạn nên nhịn ăn để có được kết quả chính xác nhất:

Xét nghiệm chỉ số đường huyết khi đói

Xét nghiệm này giúp xác định nồng độ đường huyết trong máu của bạn. Vì thế, trước khi xét nghiệm không được ăn để hạn chế tình trạng thức ăn chuyển hóa thành glucose, làm sai lệch kết quả. Tốt nhất bạn hãy nhịn ăn 8 - 10 trước khi thực hiện xét nghiệm.

Xét nghiệm sắt

Thông qua xét nghiệm này người bệnh có thể biết được mình có mắc các vấn đề như thiếu máu, thiếu sắt,...hay không. Bổ sung các thực phẩm chứa sắt trước khi xét nghiệm sẽ làm tăng nồng độ sắt trong máu. Vì thế, cần nhịn ăn 4 - 6 tiếng để không làm sai lệch kết quả.

Xét nghiệm mỡ máu

Xét nghiệm này có vai trò xác định nồng độ mỡ trong máu có vượt mức bình thường hay không. Cùng giống 2 xét nghiệm trên, thức ăn nạp vào sẽ ảnh hưởng đến kết quả về thế hãy nhịn ăn trước khi xét nghiệm khoảng 8 - 10 tiếng.

Tùy thuộc vào loại xét nghiệm mà bạn có cần nhịn ăn hay không

Tùy thuộc vào loại xét nghiệm mà bạn có cần nhịn ăn hay không

Ngoài ra, còn có các xét nghiệm khác như: xét nghiệm acid uric, xét nghiệm chức năng gan - thận, xét nghiệm các vi chất,... hoặc các xét nghiệm theo chỉ định của bác sĩ.

2. Những điều cần chú ý trước khi xét nghiệm máu

Để có kết quả chính xác nhất, ngoài việc trước khi xét nghiệm có được ăn không thì bệnh nhân cùng cần chú ý đến nhiều vấn đề khác.

Những thứ không nên làm trước khi xét nghiệm

Ngoài đồ ăn, cũng có nhiều thứ khác có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm mà bạn không nên làm trước khi thực hiện, cụ thể:

  • Sử dụng các chất kích thích và đồ uống có cồn như bia, rượu, cà phê, thuốc lá,... Thành phần của các chất này tác động đến hệ tiêu hóa, làm sai lệch kết quả xét nghiệm. Ngoài ra, các loại thức uống có ga cũng khiến đường huyết tăng đột ngột, vì thế không được khuyến khích sử dụng trước khi làm xét nghiệm.

  • Nhai kẹo cao su: nhai kẹo cao su gây kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa, cho ra kết quả không chính xác.

  • Tập thể dục: tập thể dục trước trong thời gian nhịn đói không chỉ khiến cơ thể dễ đuối sức mà có phần nào ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm máu. Thay vào đó, hãy giữ tâm trạng thoải mái, thả lỏng cơ thể trong thời gian nhịn đói cũng như trước khi thực hiện xét nghiệm.

Không nên tập thể dục trong thời gian nhịn ăn để xét nghiệm máu

Không nên tập thể dục trong thời gian nhịn ăn để xét nghiệm máu

Cách nhịn đói an toàn trước khi xét nghiệm

Nhịn ăn tưởng chừng là một điều rất đơn giản nhưng đối với một số người việc nhịn ăn cho dù trong thời gian ngắn thôi cũng rất khó khăn. Thế nên, những chia sẻ sau đây có thể phần nào giúp ích cho bạn:

  • Trong thời gian nhịn đói cần bổ sung nhiều nước hơn vừa khiến bạn có cảm giác no lại tránh cho cơ thể bị mất nước. Bởi vì, nước không làm sai lệch đến các chỉ số trong máu và vẫn cho ra kết quả chính xác.

  • Hãy tính toán thời gian phù hợp nhất cho bữa ăn gần nhất trước khi xét nghiệm, làm sao để thời gian nhịn đúng với chỉ định của bác sĩ mà không quá lâu.

  • Nếu đang trong quá trình sử dụng thuốc để điều trị bệnh hãy nói với bác sĩ, nếu không có vấn đề gì bạn có thể sử dụng như bình thường.

  • Đối với các thai phụ, việc nhịn đói trong một thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Vì vậy, trước khi xét nghiệm hãy gặp bác sĩ để được cho lời khuyên.

Các thai phụ cần tham khảo lời khuyên của bác sĩ nếu phải nhịn đói

Các thai phụ cần tham khảo lời khuyên của bác sĩ nếu phải nhịn đói

Nếu chẳng may trong thời gian nhịn ăn, bạn lỡ ăn/uống gì đó không tốt cho việc xét nghiệm, đừng lo lắng hãy thông báo với bác sĩ để dời lịch xét nghiệm sang ngày khác. Nếu không, kết quả xét nghiệm sẽ không chính xác, ảnh hưởng đến việc chẩn đoán bệnh.

Thời điểm thích hợp để thực hiện xét nghiệm

Thông thường, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện xét nghiệm máu vào buổi sáng. Bởi đây là thời điểm các chỉ số của cơ thể đang ở mức ổn định, các chất cặn bã bên trong cũng được loại bỏ ra khỏi máu và các cơ quan trong cơ thể.

Ngoài ra, xét nghiệm vào buổi sáng giúp bệnh nhân không phải nhịn ăn quá lâu. Mặt khác, các xét nghiệm máu thông thường yêu cầu phải nhịn ăn khoảng 8 - 12 tiếng, nếu thực hiện vào buổi chiều, bệnh nhân sẽ không được ăn uống trong cả buổi sáng và buổi trưa. Hơn nữa, đây cũng là thời điểm cơ thể hoạt động nhiều trong ngày, cơ thể dễ bị mất sức. 

Trên đây là những thông tin liên quan đến vấn đề trước khi xét nghiệm máu có được ăn không. Có thể thấy rằng, tùy thuộc vào loại xét nghiệm mà bạn thực hiện thì việc nhịn ăn có thể bắt buộc hoặc không và thời gian nhịn cũng khác nhau. 

Nếu bạn đang tìm kiếm địa chỉ để làm các xét nghiệm chẩn đoán uy tín thì có thể tham khảo và lựa chọn các chi nhánh phòng khám, bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Với gần 30 năm hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, MEDLATEC được đông đảo khách hàng đánh giá cao và lựa chọn nhờ nhiều thế mạnh như:

  • Sở hữu đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm.

  • Nhân viên y tế được đào tạo bài bản.

  • Trung tâm Xét nghiệm đạt chứng nhận ISO 15189:2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ, và chứng chỉ CAP của Hiệp hội bệnh học Hoa Kỳ.

  • Chi phí hợp lý.

  • Phục vụ 24/7.

Ngoài ra, nếu công việc của bạn quá bận rộn khó sắp xếp thời gian đến trực tiếp bệnh viện để làm xét nghiệm có thể tham khảo dịch vụ xét nghiệm tại nhà của MEDLATEC. Với dịch vụ này, khách hàng sẽ tiết kiệm cả về thời gian, công sức, trong khi chi phí được tính như bảng giá niêm yết tại Bệnh viện, khách hàng chỉ phải trả thêm 10.000 đồng cho công đi lại lấy mẫu, trả kết quả.

Dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm máu tại nhà của MEDLATEC

Dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm máu tại nhà của MEDLATEC

Để đăng ký đặt lịch xét nghiệm bạn chỉ cần gọi đến Tổng đài 1900 56 56 56, tổng đài viên của MEDLATEC sẽ hỗ trợ bạn.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.