Tin tức
Tư vấn: xét nghiệm PSA dương tính cần phải làm gì?
- 11/02/2020 | Hỏi đáp: Khi nào nên làm xét nghiệm PSA?
- 23/10/2021 | Xét nghiệm PSA là gì và trường hợp nào nên thực hiện
- 05/02/2020 | Xét nghiệm PSA giúp phát hiện nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến
1. Tìm hiểu về xét nghiệm PSA
Ung thư tuyến tiền liệt là bệnh ung thư phổ biến ở nam giới gây tỉ lệ tử vong cao, một trong những nguyên nhân là do phát hiện bệnh chậm trễ, điều trị không hiệu quả.
Xét nghiệm PSA là xét nghiệm sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt
Xét nghiệm PSA máu có khả năng sàng lọc phát hiện sớm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt nên được ứng dụng phổ biến hiện nay. Không những dùng trong chẩn đoán, xét nghiệm PSA còn được dùng để theo dõi tiến triển bệnh, đánh giá hiệu quả điều trị.
Xét nghiệm PSA là xét nghiệm định lượng PSA - một loại glycoprotein có mặt trong cả các mô bình thường và mô khối u ung thư ở tuyến tiền liệt. Tuy nhiên bình thường, nồng độ PSA trong máu khá thấp, song nếu có khối u ung thư, lượng PSA trong máu sẽ tăng cao bất thường do PSA có mặt trên mỗi tế bào ung thư.
Ngoài nguyên nhân do ung thư tuyến tiền liệt, PSA trong máu cao bất thường có thể do những nguyên nhân khác như: viêm tuyến tiền liệt, phì đại tiền liệt tuyến,… nên cần chẩn đoán chính xác khi kết quả xét nghiệm PSA cao bất thường. Đây là xét nghiệm tương đối đơn giản, thực hiện nhanh chóng và đã được triển khai tại nhiều cơ sở y tế trên cả nước.
Xét nghiệm PSA để sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới
Với những ưu điểm trên, xét nghiệm PSA trong máu được ứng dụng phổ biến trong sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới. Nhất là các đối tượng có nguy cơ cao như: từ 40 tuổi trở lên, người có tiền sử gia đình mắc ung thư hoặc ung thư tuyến tiền liệt,…
Kết quả xét nghiệm PSA có độ chính xác khá cao, tuy nhiên vẫn có thể bị ảnh hưởng gây sai lệch kết quả do nhiều nguyên nhân như: nhiễm trùng, tâm lý căng thẳng phiền muộn, ảnh hưởng do sinh thiết hay sai sót trong kỹ thuật,… Vì thế khi kết quả PSA bất thường, để khẳng định cần thực hiện thêm các xét nghiệm chẩn đoán khác như: kiểm tra trực tràng kỹ thuật số, nội soi sinh thiết mô tuyến tiền liệt,…
Hiểu về ý nghĩa của kết quả xét nghiệm PSA như thế nào, hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn sau đây.
2. Xét nghiệm PSA dương tính là gì?
Xét nghiệm PSA thực hiện trên mẫu máu thường được thu thập từ tĩnh mạch song không bị ảnh hưởng bởi thực phẩm nên không cần phải nhịn ăn. Kết quả xét nghiệm định lượng PSA trong máu sẽ được trả theo đơn vị ng/ml máu, so sánh với chỉ số PSA bình thường để xác định dương tính hay âm tính cũng như nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt.
Xét nghiệm PSA dương tính nghĩa là người bệnh có nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt cao hơn
Với người bình thường, kết quả xét nghiệm PSA sẽ thấp dưới 4 ng/ml nghĩa là kết quả xét nghiệm âm tính, nếu chỉ số xét nghiệm này càng cao thì nguy cơ bị ung thư tuyến tiền liệt cũng cao. Khi chỉ số PSA toàn phần trong huyết tương lớn hơn 4ng/ml được coi là dương tính, độ đặc hiệu đạt khuẩn 91% và độ nhạy là 21%.
Ngoài kiểm tra dương tính, còn cần xem xét PSA trong huyết thanh nam giới cao ở mức nào tương ứng với nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt như sau:
-
PSA > 10 ng/ml: Tiên lượng ung thư tuyến tiền liệt đúng lên tới 80%.
-
PSA > 20 ng/ml: Tiên lượng ung thư tuyến tiền liệt đúng lên tới 90%.
Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm PSA có thể dương tính giả do ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: nhiễm trùng, mới xuất tinh, quan hệ tình dục gần đây,… nên khi kết quả xét nghiệm bất thường, bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm hay chẩn đoán khác để khẳng định kết quả.
Khi kết quả xét nghiệm PSA dương tính nguy cơ cao (PSA > 10 ng/ml), bác sĩ sẽ yêu cầu theo dõi, chẩn đoán thêm hoặc sinh thiết. Đặc biệt các trường hợp PSA lớn trên 30 ng/ml, ung thư đã tiến triển tới giai đoạn nặng cần điều trị sớm để ngăn ngừa biến chứng, bảo vệ sức khỏe và tính mạng người bệnh.
Xét nghiệm PSA còn dùng trong theo dõi hiệu quả điều trị bệnh
Ngoài ý nghĩa trong sàng lọc phát hiện sớm ung thư tuyến tiền liệt, kết quả xét nghiệm PSA còn sử dụng để theo dõi hiệu quả điều trị ung thư. Khi chỉ số PSA giảm dần nghĩa là phương pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt đang có hiệu quả tốt, người bệnh cần duy trì điều trị và tiếp tục theo dõi. Ngược lại nếu PSA tiếp tục tăng cao, đây là dấu hiệu cho thấy ung thư chưa được kiểm soát tốt.
3. Cần làm gì khi xét nghiệm PSA dương tính?
Khi xét nghiệm PSA dương tính, chắc hẳn hầu hết bệnh nhân đều lo lắng khi bản thân có thể đã mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Tuy nhiên lúc này không nên quá lo lắng, hãy trao đổi với bác sĩ để nắm được tình trạng sức khỏe, nguy cơ ung thư với chỉ số PSA bất thường. Có thể thực hiện xét nghiệm khác theo chỉ định của bác sĩ để xác định bạn có thực sự bị ung thư hay không.
Nếu PSA dương tính do ung thư đã được chẩn đoán chính xác, người bệnh cần được điều trị sớm nhằm kiểm soát ung thư tiến triển, lan rộng và dần tiêu diệt tế bào ung thư, thu nhỏ kích thước khối u. Khi điều trị tích cực, chỉ số PSA thấp dần nghĩa là bệnh đang được kiểm soát khá tốt. Người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn điều trị, giữ tinh thần lạc quan tin tưởng để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
Nhiều bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt song điều trị tốt, ung thư được kiểm soát vẫn có được cuộc sống bình thường và tuổi thọ kéo dài. Có thể thấy, xét nghiệm PSA là xét nghiệm sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt - một trong những bệnh ung thư phổ biến hàng đầu nam giới phù hợp và hiệu quả.
Xét nghiệm PSA ở đối tượng có nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt cao
Xét nghiệm này hiện đang được thực hiện tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để sàng lọc, phát hiện bệnh sớm hoặc theo dõi điều trị ung thư tuyến tiền liệt. Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012 và Tiêu chuẩn CAP (College of American Pathologists) ngày 7/1/2022, đảm bảo cho kết quả nhanh và chính xác nhất. Bên cạnh xét nghiệm PSA, trung tâm còn thực hiện hơn 1000 xét nghiệm khác từ cơ bản đến nâng cao, phục vụ nhu cầu của các cá nhân, tổ chức.
Nếu có thắc mắc khác về xét nghiệm và điều trị ung thư, hãy liên hệ với chuyên gia MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!