Tin tức

U tuyến giáp uống thuốc gì và phương pháp điều trị hiệu quả

Ngày 08/08/2024
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
U tuyến giáp là một trong số các bệnh lý nội tiết không hiếm gặp, với tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới cao hơn nam giới. U tuyến giáp khi được điều trị kịp thời, đúng cách sẽ cho khả năng phục hồi cao, không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Vậy u tuyến giáp uống thuốc gì thì tốt và có phương pháp điều trị nào hiệu quả?

1. U tuyến giáp là gì? Triệu chứng và chẩn đoán bệnh lý

Trước khi tìm hiểu u tuyến giáp uống thuốc gì, chúng ta cần phải hiểu u tuyến giáp là bệnh lý như thế nào. 

1.1. Tìm hiểu về u tuyến giáp và triệu chứng bệnh

Theo ghi nhận, đa số các trường hợp bị u tuyến giáp đều là lành tính, chỉ khoảng 2% - 5% là u ác tính. tuyến giáp lành tính là những khối u ở dạng rắn hoặc lỏng ở bên trong tuyến giáp. Đa số những khối u lành tính này đều ở dạng u nang tuyến giáp, bướu giáp đơn nhân hoặc bướu đa nhân. 

U tuyến giáp phát triển âm thầm và triệu chứng gần như không rõ ràng

tuyến giáp phát triển âm thầm và triệu chứng gần như không rõ ràng

Thông thường u tuyến giáp phát triển khá âm thầm và không có bất cứ triệu chứng nào biểu hiện rõ. Tuy nhiên, khi các khối u phát triển đến một giai đoạn nào đó thì những biểu hiện này sẽ trở nên dễ nhận biết hơn: 

  • Thay đổi giọng hoặc bị khàn giọng, có thể cảm thấy khó chịu hoặc bị mắc nghẹn khi nuốt. 
  • Phần cổ sưng to, có thể nhìn thấy một cách rõ ràng, khối sưng di động theo nhịp nuốt. 
  • Tác động không tốt đến quá trình chuyển hóa, khiến bệnh nhân bị sụt cân, mệt mỏi, ngủ không ngon giấc, chân tay run rẩy, tim đập nhanh,...

1.2. Phương pháp chẩn đoán bệnh lý

Một số phương pháp chẩn đoán u tuyến giáp được áp dụng gồm:

  • Chẩn đoán lâm sàng: Khi có nghi ngờ về sự hiện diện của u tuyến giáp, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra những dấu hiệu lâm sàng. Đối với giai đoạn sớm, khối u khá cứng, có bờ rõ, bề mặt nhẵn hoặc gồ ghề và thường chuyển động theo nhịp nuốt. Ở giai đoạn muộn, kích thước khối u lớn và rắn hơn, thường nằm cố định ở trước cổ, có thể sờ thấy, cùng với đó là những triệu chứng điển hình được liệt kê ở trên. 
  • Chẩn đoán cận lâm sàng: Không chỉ dựa vào các triệu chứng, bệnh nhân cũng sẽ được chỉ định thực hiện thêm một vài xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh để có kết quả chính xác nhất: Siêu âm tuyến giáp, xét nghiệm kiểm tra các chức năng của tuyến giáp, chụp cắt lớp, sinh thiết,... 

2. Những ảnh hưởng của u tuyến giáp đối với sức khỏe

U tuyến giáp có thể là u lành tính hoặc u ác tính. Nhưng dù là khối u lành tính, người bệnh cũng không nên chủ quan. Bởi lẽ, về lâu dài, các khối u này sẽ phát triển với kích thước to hơn, làm tăng nguy cơ chèn ép những cơ quan khác, gây khàn giọng, khó nuốt, mệt mỏi,... Với u ác tính thì sẽ xuất hiện tình trạng di căn đến các hệ cơ quan trong cơ thể, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. 

Khi khối u phát triển lớn hơn có thể làm ảnh hưởng xấu đến mọi mặt trong cuộc sống người bệnh, từ sức khỏe đến sinh hoạt

Khi khối u phát triển lớn hơn có thể làm ảnh hưởng xấu đến mọi mặt trong cuộc sống người bệnh, từ sức khỏe đến sinh hoạt

Sự phát triển âm thầm của khối u tuyến giáp đồng thời cũng có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bên cạnh đó, khi khối u này lớn lên cũng sẽ tác động nhiều đến tâm lý của bệnh nhân. Vì vậy, việc phát hiện và điều trị dứt điểm các khối u tuyến giáp là điều thực sự cần thiết. 

3. U tuyến giáp uống thuốc gì: Những loại thuốc sử dụng trong điều trị

U tuyến giáp uống thuốc gì là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Hiện tại, bệnh nhân u tuyến giáp có thể được điều trị với nhiều loại thuốc khác nhau tùy thuộc vào từng trường hợp, trong đó một số loại phổ biến như:

3.1. Thuốc thay thế hormone tuyến giáp

Nhóm thuốc này được sử dụng để điều trị tình trạng suy giáp đối với những trường hợp tuyến giáp hoạt động kém hoặc các trường hợp ung thư tuyến giáp đã cắt hoàn toàn tuyến giáp. Các loại thuốc được chỉ định gồm có:

  • Levothyroxine hay hormone giáp thyroxine (T4) tổng hợp.
  • Liothyronine hay hormone giáp triiodothyronine (T3) tổng hợp.

3.2. Thuốc kháng giáp Propylthiouracil và cả Thiamazole 

Propylthiouracil thường được chỉ định để điều trị tình trạng cường giáp ở người trưởng thành và trẻ em từ 6 tuổi. Propylthiouracil và cả Thiamazole sẽ hoạt động dựa trên cơ chế ngăn tuyến giáp sản xuất ra các hormone tuyến giáp và không gây nên các tổn thương vĩnh viễn. Thuốc có thể giúp kiểm soát cường giáp trong khoảng vài tuần khi sử dụng theo đúng liều lượng được bác sĩ chỉ định. 

Thế nhưng, việc ngưng sử dụng thuốc kháng giáp có thể khiến nguy cơ tái phát bệnh cao hơn. Vì vậy, một vài trường hợp sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng thêm i-ốt phóng xạ hoặc kết hợp với phẫu thuật cắt bỏ. 

U tuyến giáp uống thuốc gì sẽ được bác sĩ chỉ định cho từng trường hợp cụ thể

U tuyến giáp uống thuốc gì sẽ được bác sĩ chỉ định cho từng trường hợp cụ thể

3.3. Thuốc chẹn thụ thể beta

Loại thuốc này thường được chỉ định trong việc điều trị những bệnh lý có liên quan đến tim mạch. Bên cạnh đó, thuốc chẹn thụ thể beta còn có thể dùng để điều trị cường giáp nhằm mục đích ngăn chặn hoạt động của các hormone tuyến giáp. Mặc dù thuốc chẹn beta không có khả năng làm thay đổi nồng độ của hormone tuyến giáp ở trong máu nhưng có thể làm suy giảm các triệu chứng khác của bệnh lý. 

Sau khi cơ thể hấp thụ, thuốc sẽ phát huy tác dụng chỉ trong vài giờ và làm giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, loại thuốc này có thể làm nghiêm trọng thêm tình trạng thay đổi màu sắc ở ngón tay, ngón chân khi có tiếp xúc với nhiệt độ thấp. Vì vậy, khi sử dụng thuốc để điều trị, nếu có xảy ra tình trạng trên thì bạn nên thông báo ngay với bác sĩ để được được điều chỉnh thuốc. 

4. Tác dụng phụ khi dùng thuốc u tuyến giáp

Với chủ đề u tuyến giáp uống thuốc gì, chúng ta đã biết được những công dụng mà thuốc điều trị mang lại. Bên cạnh đó, việc sử dụng loại thuốc này có thể gây nên một số tác dụng phụ, nhất là khi uống không đúng liều lượng như:

  • Nhịp tim đập nhanh hơn.
  • Khó đi vào giấc ngủ.
  • Tóc khô, dễ gãy.
  • Cơ thể trở nên nhạy cảm với nhiệt độ.
  • Thường xuyên cảm thấy đói.
  • Cảm giác lo lắng, hồi hộp, thường xuyên run rẩy.
  • Đổ nhiều mồ hôi, hay mệt mỏi.
  • Giảm cân nhanh chóng.

Bệnh nhân có thể gặp tác dụng phụ khi uống thuốc không đúng cách

Bệnh nhân có thể gặp tác dụng phụ khi uống thuốc không đúng cách

Trong quá trình điều trị với thuốc u tuyến giáp, nếu bệnh nhân có xuất hiện bất cứ dấu hiệu nào nghi là tác dụng phụ do thuốc mang lại thì nên đến tìm bác sĩ điều trị để được chẩn đoán. Dựa vào tình trạng thực tế, bệnh nhân có thể được chỉ định xét nghiệm máu nhằm kiểm tra tình trạng nồng độ hormone tuyến giáp để có những phương án điều chỉnh kịp thời. 

Như đã nói ở trên, dù đa phần các trường hợp u tuyến giáp đều được ghi nhận lành tính nhưng người bệnh cũng không nên chủ quan. Vậy nên, để bảo vệ sức khỏe, bạn nên thăm khám định kỳ tại các cơ sở y tế uy tín như Hệ thống Y tế MEDLATEC để kịp thời phát hiện bệnh lý và có phương pháp điều trị phù hợp. 

Hiện tại, MEDLATEC đang ứng dụng biện pháp đốt sóng cao tần tuyến giáp RFA với độ an toàn cao trong chữa trị tuyến giáp. Đây là phương pháp hiện đại với rất nhiều ưu điểm như xâm lấn tối thiểu, không gây đau, hồi phục nhanh, không cần dùng thuốc,...

Phương pháp đốt sóng cao tần tuyến giáp RFA điều trị u giáp lành tính với độ toàn cao tại MEDLATEC

Phương pháp đốt sóng cao tần tuyến giáp RFA điều trị u giáp lành tính với độ toàn cao tại MEDLATEC

Trên đây là những thông tin về chủ đề u tuyến giáp uống thuốc gì và các phương pháp điều trị khác mà bạn đang quan tâm. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.