Tin tức
Ung thư bàng quang: Phân loại bệnh lý, cách thức điều trị
- 01/04/2024 | Thế nào là dẫn lưu bàng quang trên xương mu, những lưu ý khi thực hiện
- 01/11/2023 | Vỡ bàng quang: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách xử lý và phòng tránh
- 01/01/2024 | Cảnh giác trước những triệu chứng của ung thư bàng quang
- 20/09/2024 | Nguyên nhân gây ung thư bàng quang và cách điều trị bệnh
- 30/10/2024 | Hy hữu: Trẻ 11 tuổi mắc sỏi bàng quang vì thói quen “tự làm bác sĩ” của cha mẹ
1. Hiểu hơn về căn bệnh ung thư bàng quang
1.1. Khái quát bệnh lý
Ung thư bàng quang khởi phát từ khu vực bàng quang, nhưng thường từ hệ thống tế bào lót phía trong lòng bàng quang. Người cao tuổi là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh lý này.
Ung thư bàng quang khởi phát từ vùng bàng quang
Tương tự như nhiều dạng ung thư khác, ung thư bàng quang diễn biến theo nhiều giai đoạn. Nếu phát hiện và điều trị trong giai đoạn đầu, tỷ lệ điều trị thành công là khá cao.
1.2. Phân loại
Về mặt phân loại, ung thư bàng quang hiện được phân loại theo 3 nhóm chính, bao gồm:
- Ung thư tế bào chuyển tiếp: Chiếm tỷ lệ tương đối cao trong những loại ung thư bàng quang, có xu hướng khởi phát tại hệ thống tế bào lót trong bàng quang.
- Ung thư biểu mô tế bào vảy: Trước tình trạng kích thích đáp ứng nhiễm trùng, tế bào vảy có nguy cơ đột biến thành các tế bào ung thư.
- Ung thư tuyến: Có xu hướng khởi phát tại tế bào tuyến làm nhiệm vụ tiết chất nhầy tại bàng quang. Dạng ung thư này tương đối hiếm gặp.
2. Yếu tố làm tăng nguy cơ
Rất khó để xác định cụ thể nguyên nhân dẫn đến ung thư bàng quang. Tuy vậy, nhiều yếu tố có khả năng làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh lý này như:
- Thói quen hút thuốc: Theo đó trong quá trình hút thuốc, nhiều hóa chất trong thuốc thường bị đào thải qua đường nước tiểu, có thể gây tổn thương niêm mạc bàng quang, tăng nguy cơ mắc ung thư.
- Tuổi tác: Ung thư bàng quang thường xuất hiện nhiều ở người trên 40 tuổi.
- Giới tính: Bệnh thường gặp ở nam giới nhiều hơn.
- Ảnh hưởng của hóa chất: Khi tiếp xúc với hóa chất, nguy cơ mắc ung thư bàng quang dễ tăng lên. Bởi chất độc lọc bởi thận trong máu sẽ bài tiết vào bàng quang.
- Di truyền: Người có người thân bị ung thư bàng quang, ung thư đại trực tràng,... có nguy cơ bị ung thư bàng quang cao hơn.
- Một số nguyên nhân khác: Chẳng hạn như ảnh hưởng của hóa chất điều trị ung thư, các loại thuốc trị đái tháo đường, tác động của bệnh lý viêm bàng quang mạn tính hoặc bệnh Lynch.
Thói quen sử dụng thuốc lá làm tăng rủi ro bị ung thư bàng quang
3. Triệu chứng nhận biết ung thư bàng quang
Những triệu chứng hay xuất hiện ở người bị ung thư bàng quang có thể là:
- Nước tiểu lẫn máu, chuyển sang màu đỏ nhạt hoặc màu nâu nhạt. Một số trường hợp, bất thường chỉ được phát hiện khi quan sát mẫu nước tiểu dưới kính hiển vi.
- Đi tiểu nhiều hơn bình thường, lượng nước tiểu mỗi lần ít, có cảm giác tiểu chưa hết.
- Bị đau mỗi lần đi tiểu.
- Xuất hiện cơn đau tại vùng lưng, vùng hố chậu.
Đau tại vùng hố chậu là một trong những dấu hiệu cần cẩn trọng
Nếu phát hiện ở giai đoạn muộn, tế bào ung thư sẽ di căn đến nhiều hệ cơ quan trong cơ thể, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đe dọa đến tính mạng người bệnh. Ngoài ra, đặc điểm nguy hiểm khác ở bệnh lý này là dễ tái phát. Chính vì vậy sau điều trị, người bệnh cần được theo dõi, tái khám định kỳ.
4. Cách thức chẩn đoán và điều trị
4.1. Chẩn đoán
Trường hợp nghi ngờ bệnh nhân đã bị mắc ung thư bàng quang, bác sĩ sẽ chỉ định một số xét nghiệm chuyên sâu trước khi đưa ra kết luận như:
- Xét nghiệm nước tiểu: Mẫu nước tiểu quan sát dưới kính hiển vi, cho phép phát hiện sự tồn tại của tế bào ung thư.
- Nội soi bàng quang: Giúp bác sĩ quan sát phía trong bàng quang, tìm kiếm dấu hiệu bất thường.
- Làm sinh thiết: Mẫu mô lấy trong bàng quang được phân tích, giúp tìm kiếm sự tồn tại của tế bào ung thư.
- Chụp CT Scan: Kỹ thuật phân tích này cho phép bác sĩ quan sát tổng thể đường tiết niệu, hệ thống mô xung quanh.
Phân tích nước tiểu giúp chẩn đoán bệnh lý chính xác hơn
Nếu như phát hiện bệnh nhân đã bị mắc ung thư bàng quang, bác sĩ có thể chỉ định thêm những xét nghiệm cần thiết khác để kiểm tra giai đoạn, mức độ tiến triển của bệnh lý. Cụ thể là:
- Chụp cộng hưởng từ MRI.
- Chụp X-quang vùng ngực.
- Làm xạ hình xương Bone Scan.
5.2. Điều trị
5.2.1. Phẫu thuật
Dựa theo nguyên nhân, thể trạng sức khỏe của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phẫu thuật phù hợp. Trong đó, hai phương pháp phẫu thuật phổ biến với dạng ung thư bàng quang là phẫu thuật cắt bán phần bàng quang và phẫu thuật cắt bàng quang hoàn toàn:
- Phẫu thuật cắt bán phần bàng quang: Là phương pháp cắt bỏ khối u và một phần nhỏ bàng quang có tế bào ung thư, không tác động đến hệ cơ quan khác. Trong đó, ở nữ giới, phẫu thuật không tác động đến vùng niệu đạo, tử cung cũng như âm đạo. Còn ở nam giới phẫu thuật không tác động đến vùng niệu đạo, khu vực tuyến tiền liệt, túi tinh cũng như không phải thực hiện nạo hạch chậu. Phương pháp này chỉ được áp dụng ở các trường hợp ung thư giai đoạn sớm.
- Phẫu thuật cắt bàng quang hoàn toàn: Phẫu thuật này sẽ cắt bỏ toàn bộ bàng quang và một số hạch bạch huyết ở xung quanh. Ở nữ giới phẫu thuật này sẽ tác động đến bàng quang, phần lớn của phúc mạc chậu, tử cung, hệ thống dây chằng, một phần lớn của niệu đạo và khoảng 1/3 âm đạo trước phía trên. Còn ở nam giới, phẫu thuật được cho là tác động đến bàng quang, một phần lớn phúc mạc chậu, tuyến tiền liệt, hệ thống túi tinh, phần hạch chậu cũng phải được loại bỏ. Phương pháp này được áp dụng ở các trường hợp giai đoạn muộn hơn, tuy nhiên vẫn còn cơ hội loại bỏ tế bào ung thư.
Phần lớn người bị ung thư bàng quang đều được chỉ định phẫu thuật
5.2.2. Hóa trị
Bệnh nhân được truyền hóa chất vào cơ thể, nhằm tiêu diệt tế bào ung thư. Phụ thuộc theo tình trạng bệnh lý, xạ trị có thể triển khai độc lập hoặc kết hợp cùng phẫu thuật và xạ trị. Khi được phối hợp cùng phương pháp khác, biện pháp hóa trị sẽ triển khai sau khi bệnh nhân được phẫu thuật loại bỏ khối u.
5.2.3. Xạ trị
Thực hiện trước hoặc sau phẫu thuật nhằm giảm kích thước của khối u cũng như tiêu diệt tế bào gây bệnh. Trường hợp bệnh nhân không thể phẫu thuật, bác sĩ cũng có thể triển khai xạ trị trong và ngoài.
Bên cạnh đó trong nhiều trường hợp, người bị ung thư bàng quang còn được điều trị miễn dịch. Kỹ thuật điều trị này giúp chống lại sự tấn công của tế bào gây bệnh, ngăn ngừa tái phát sau điều trị.
6. Làm thế nào để phòng tránh ung thư bàng quang?
Để phần nào phòng ngừa bệnh lý ung thư bàng quang, bạn nên duy trì thực hiện một vài thói quen lành mạnh như:
- Không hút thuốc lá theo cả hình thức chủ động và thụ động.
- Hạn chế tiếp xúc với hóa chất, thực hiện biện pháp bảo vệ nếu bắt buộc phải làm việc môi trường chứa hóa chất.
- Bổ sung cho cơ thể đủ nước.
- Áp dụng thực đơn dinh dưỡng lành mạnh, hỗ trợ đề kháng cơ thể.
- Tích cực vận động thể chất, luyện tập thể dục thể thao.
- Không nên dùng thuốc nếu chưa được bác sĩ hướng dẫn.
Ngoài ra, đối tượng trong độ tuổi từ 40 đến 70 tuổi nên khám tầm soát ung thư bàng quang định kỳ, để chủ động phát hiện bệnh và điều trị sớm. Hệ thống Y tế MEDLATEC với kinh nghiệm hoạt động gần 30 năm, chi nhánh rộng khắp cả nước là địa chỉ y tế bạn có thể tin tưởng tìm đến khi cần khám tổng quát và khám ung thư. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ theo số 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ chi tiết hơn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!