Tin tức
Ung thư bao tử là gì? Dấu hiệu và cách điều trị kịp thời, hiệu quả
- 09/02/2023 | Các nguyên nhân đau bao tử thường gặp!
- 07/12/2022 | Bao tử có vai trò chức năng gì và những bệnh thường gặp
- 01/01/2024 | Thuốc bao tử Nexium phù hợp với những đối tượng nào?
- 01/08/2023 | Nội soi bao tử khi nào cần thực hiện và những lưu ý khi tiến hành
- 04/11/2024 | Hướng dẫn 8 cách trị đau bao tử bên cạnh dùng thuốc
- 09/12/2024 | Tham khảo cách trị đau bao tử tại nhà hiệu quả và lưu ý khi thực hiện
1. Ung thư bao tử là gì? Nguyên nhân hình thành
Ung thư bao tử, hay ung thư dạ dày bắt nguồn từ sự tăng sinh bất thường của tế bào tại lớp niêm mạc bên trong dạ dày. Tùy thuộc vào vị trí và loại tế bào bị ảnh hưởng, ung thư có thể chia thành nhiều dạng khác nhau.
Các tế bào trong dạ dày thường xuyên tái tạo để duy trì chức năng tiêu hóa. Tuy nhiên, khi quá trình tái tạo bị rối loạn do tác nhân bên trong (di truyền, tiền ung thư, miễn dịch suy yếu) hoặc bên ngoài (nhiễm khuẩn H.pylori, lối sống sinh hoạt, ăn uống không lành mạnh,...), các tế bào có thể bị biến đổi gen, mất khả năng kiểm soát phân chia và dẫn đến sự phát triển khối u.
Ung thư bao tử xuất hiện khi tế bào ở lớp niêm mạc bên trong dạ dày tăng sinh bất thường
2. Triệu chứng thường gặp khi bị ung thư bao tử
Ung thư bao tử thường tiến triển âm thầm nên rất khó phát hiện bệnh trong giai đoạn đầu. Dù vậy, bạn hoàn toàn có thể nhận biết và sớm tìm phương pháp điều trị phù hợp thông qua những biểu hiện sau đây:
- Đau âm ỉ vùng thượng vị: Cơn đau kéo dài, âm ỉ hoặc nóng rát vùng bụng trên rốn, thường xuất hiện sau khi ăn hoặc lúc đói, không thuyên giảm với thuốc dạ dày thông thường.
- Chán ăn, đầy bụng, nhanh no: Cảm giác đầy bụng sau khi ăn ít, kèm theo chán ăn và không muốn ăn các món từng yêu thích.
- Buồn nôn và nôn: Xuất hiện tình trạng buồn nôn kéo dài, đặc biệt sau khi ăn, trong một số trường hợp có thể nôn ra máu.
- Sụt cân không rõ nguyên nhân: Giảm cân không do ăn kiêng hay thay đổi lối sống, đi kèm mệt mỏi, uể oải.
- Thiếu máu, da xanh xao: Cơ thể xanh xao, dễ mệt, chóng mặt, hoa mắt do chảy máu vi thể từ dạ dày dẫn đến thiếu máu mạn tính.
- Đi ngoài phân đen hoặc có máu: Phân màu đen như hắc ín (do máu tiêu hóa trong dạ dày).
Đau thượng vị là một trong những triệu chứng bệnh cần lưu tâm
3. Những ai có nguy cơ bị ung thư bao tử cao?
Một số nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh lý này là:
- Người bị bệnh dạ dày mạn tính.
- Người bị nhiễm khuẩn Helicobacter pylori trong thời gian dài.
- Người sinh ra trong gia đình có tiền sử mắc bệnh ung thư bao tử.
- Người mang gen đột biến như CDH1, Lynch, FAP do di truyền.
- Người cao tuổi trên 50 tuổi có rủi ro mắc bệnh cao hơn so sự tích lũy tổn thương tế bào.
- Người có lối sống không lành mạnh, thường xuyên dùng đồ uống có cồn, hút thuốc.
- Người đã từng làm phẫu thuật dạ dày hoặc mắc các bệnh ung thư liên quan đến hệ tiêu hóa như thực quản, đại tràng, tuyến tụy.
4. Chẩn đoán ung thư qua những phương pháp nào?
Các phương pháp chẩn đoán ung thư hiện đại thường được bác sĩ chỉ định để xác định sớm sự xuất hiện của tế bào ác tính, phân loại giai đoạn bệnh và hỗ trợ lập kế hoạch điều trị phù hợp, cụ thể:
Bệnh có thể chẩn đoán qua phương pháp nội soi
- Nội soi tiêu hóa và sinh thiết mô: Nội soi tiêu hóa giúp quan sát trực tiếp các tổn thương bên trong dạ dày, từ đó đánh giá nguy cơ ác tính nếu có. Trường hợp nghi ngờ, bác sĩ sẽ chỉ định sinh thiết để làm giải phẫu bệnh. Đây là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán ung thư dạ dày. Hiện nay có nhiều phương pháp nội soi tiêu hóa rất hiện đại giúp bác sĩ phát hiện được ung thư dễ hơn và sớm hơn như nội soi phóng đại hoặc nội soi siêu âm,...
- Xét nghiệm máu tìm dấu ấn ung thư: Định lượng các marker như CEA, CA 19-9, AFP, PSA... nhằm hỗ trợ phát hiện sớm và theo dõi tiến triển ung thư.
- Chẩn đoán hình ảnh: Bao gồm X-quang, siêu âm, CT scan, MRI, PET/CT giúp phát hiện, đánh giá vị trí, kích thước và mức độ lan rộng của khối u.
- Giải mã gen và sinh học phân tử: Phát hiện các đột biến gen liên quan đến ung thư, từ đó cá nhân hóa điều trị bằng thuốc nhắm trúng đích hoặc liệu pháp miễn dịch.
5. Các cách điều trị ung thư bao tử
Việc điều trị ung thư bao tử phụ thuộc vào giai đoạn bệnh, mức độ lan rộng của khối u và tình trạng sức khỏe tổng quát của người bệnh. Dưới đây là các cách điều trị đang được áp dụng:
Phẫu thuật cắt bỏ là cách điều trị được áp dụng nhiều nhất
- Phẫu thuật: Là phương pháp điều trị chính nếu ung thư được phát hiện ở giai đoạn sớm. Bao gồm cắt bán phần hoặc toàn bộ dạ dày kết hợp nạo hạch để loại bỏ hoàn toàn khối u.
- Hóa trị: Là phương pháp loại bỏ các tế bào ung thư bằng cách dùng thuốc. Có thể áp dụng trước phẫu thuật (để thu nhỏ u), sau phẫu thuật (ngăn tái phát) hoặc trong trường hợp ung thư đã di căn.
- Xạ trị: Dùng tia năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư tại chỗ. Thường được phối hợp với phẫu thuật và/hoặc hóa trị, giúp kiểm soát triệu chứng như đau, chảy máu, tắc nghẽn.
- Liệu pháp nhắm trúng đích: Sử dụng thuốc tác động chính xác vào các phân tử đặc hiệu trên tế bào ung thư (như HER2).
- Miễn dịch trị liệu: Kích hoạt hệ miễn dịch của cơ thể tấn công tế bào ung thư. Phương pháp này được chỉ định trong trường hợp tiến xa hoặc khi người bệnh không còn đáp ứng tốt với điều trị thông thường.
- Điều trị hỗ trợ: Bao gồm kiểm soát triệu chứng (đau, buồn nôn...), hỗ trợ dinh dưỡng, chăm sóc tâm lý nhằm nâng cao chất lượng sống cho người bệnh trong và sau quá trình điều trị.
6. Phòng ngừa ung thư bao tử
Ung thư bao tử là bệnh lý ác tính nguy hiểm nhưng có thể phòng ngừa nếu kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ. Dưới đây là những cách phòng tránh hiệu quả bạn có thể tham khảo:
- Ăn uống khoa học và lành mạnh: Tăng cường rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt; hạn chế thực phẩm muối chua, hun khói, đồ nướng cháy khét và thực phẩm chế biến sẵn.
- Không hút thuốc lá: Thuốc lá là yếu tố nguy cơ hàng đầu làm tăng đột biến tế bào và phá hủy niêm mạc dạ dày.
Cần tránh hút thuốc nhằm giảm tối đa nguy cơ đột biến tế bào
- Hạn chế rượu bia: Uống nhiều rượu gây kích ứng niêm mạc và tăng nguy cơ viêm teo dạ dày mạn tính - nền tảng của ung thư.
- Tầm soát và điều trị vi khuẩn Helicobacter pylori: Xét nghiệm và điều trị triệt để H. pylori theo phác đồ chuẩn để giảm nguy cơ ung thư dạ dày.
- Theo dõi và điều trị các bệnh lý dạ dày mạn tính: Như viêm dạ dày, loét, dị sản ruột,... cần được kiểm soát tốt để ngăn chặn tiến triển thành ung thư.
- Khám tầm soát định kỳ: Đặc biệt ở người trên 40 tuổi hoặc có yếu tố nguy cơ cao như tiền sử gia đình có người mắc ung thư bao tử.
- Vận động thường xuyên, duy trì cân nặng hợp lý: Lối sống năng động giúp điều hòa chuyển hóa, giảm viêm và tăng sức đề kháng chống lại ung thư.
Ung thư bao tử không còn là căn bệnh nguy hiểm nếu bạn biết cách phòng ngừa và tầm soát đúng thời điểm. Việc duy trì lối sống lành mạnh, kiểm soát các yếu tố nguy cơ là chìa khóa để phát hiện sớm và điều trị hiệu quả căn bệnh này. Duy trì thói quen khám sức khỏe định kỳ cũng là điều cần thiết để phòng tránh bệnh. Một địa chỉ y tế uy tín bạn có thể lựa chọn là Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ hotline 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
