Tin tức

Ung thư có thể phá hủy cơ thể như thế nào? Phòng tránh ra sao?

Ngày 22/07/2021
Tham vấn y khoa: ThS. BSNT Trần Tiến Tùng
Từ rất lâu về trước khi khoa học chưa phát triển, nếu bị mắc bệnh ung thư thì sẽ được xem như cầm sẵn án tử vì tính chất nghiêm trọng của nó. Hiện nay mặc dù y khoa đã tiến bộ và có những phương pháp điều trị làm giảm đi nguy cơ mắc cũng như tỷ lệ tử vong vì ung thư nhưng đây vẫn là cơn ác mộng đối với nhân loại. Vậy ung thư có thể phá hủy cơ thể như thế nào? Cách phòng ngừa ra sao? Hãy cùng MEDLATEC nghiên cứu thông qua bài viết dưới đây nhé!

1. Mức độ nguy hiểm của bệnh ung thư

Ung thư là nguyên nhân gây nên nhiều ca tử vong thứ 2 trên thế giới, nhưng không phải bệnh ung thư nào cũng cướp đi mạng sống của con người. Hầu hết bệnh ung thư giai đoạn sớm sẽ không giết chết người bệnh. Do đó hiện nay y học khuyến khích mỗi người nên thực hiện tầm soát ung thư sớm để phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu, như vậy khả năng sống sót sẽ cao hơn rất nhiều.

Ung thư có thể phá hủy cơ thể như thế nào

Ung thư là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới

Các biến chứng do ung thư và phương pháp điều trị gây nên:

  • Mệt mỏi, đau đớn, buồn nôn, khó thở, táo bón hoặc tiêu chảy: nguyên nhân có thể là do cả yếu tố bệnh tật và phương pháp tiếp cận, điều trị ung thư;

  • Sụt cân: Khối u chiếm đoạt thức ăn và chất dinh dưỡng từ những tế bào khỏe mạnh. Do lượng calo hoặc loại thực phẩm bệnh nhân tiêu thụ không có ảnh hưởng tới tình trạng này nên rất khó để điều trị chứng sụt cân của bệnh nhân;

  • Các vấn đề về não và hệ thần kinh: khối u do ung thư có thể chèn ép hệ thống dây thần kinh xung quanh nó, gây đau và khiến một bộ phận trên cơ thể bị mất dần chức năng. Nếu mắc bệnh ung thư về não, bệnh nhân sẽ có các biểu hiện như đau đầu, các triệu chứng khác giống như đột quỵ, ví dụ như suy nhược một bên cơ thể;

  • Thay đổi hoá học trong cơ thể: ung thư có thể khiến cơ thể bị đảo lộn sự cân bằng hoá học, tăng khả năng mắc các biến chứng nghiêm trọng. Các dấu hiệu đó là: đi tiểu nhiều, cảm thấy rất khát nước, táo bón, lú lẫn,...;

  • Hệ miễn dịch có phản ứng bất thường: với sự xuất hiện của ung thư, hệ miễn dịch có thể tấn công cả những tế bào khỏe mạnh, đây là hội chứng paraneoplastic, dẫn tới nhiều biểu hiện lạ khác ở bệnh nhân, chẳng hạn như bị co giật, đi lại khó khăn;

  • Ung thư di căn: khi ung thư bước sang giai đoạn sau, nó có thể di căn tới những cơ quan khác trong cơ thể. Nơi ung thư di căn tới còn phụ thuộc vào từng loại ung thư;

  • Ung thư tái phát: ngay cả khi đã kết thúc liệu trình điều trị và sống sót sau ung thư, bệnh nhân vẫn có rủi ro bị tái phát ung thư.

2. Vậy ung thư có thể phá hủy cơ thể như thế nào?

Tuỳ thuộc vào loại ung thư tấn công bộ phận nào mà sẽ có những tác động khác nhau lên cơ thể. Cụ thể như sau:

Hệ tiêu hoá:

Cấu tạo của hệ tiêu hóa:

  • Thực quản;

  • Vùng bụng;

  • Gan;

  • Dạ dày;

  • Tuyến tụy;

  • Ruột già và ruột non.

Nếu có khối u xuất hiện trong hệ thống tiêu hóa, khi nó phát triển có thể chặn một phần hoặc toàn bộ hệ tiêu hoá, khiến cho thức ăn không thể đi qua ruột. Những chất dinh dưỡng cũng như calo cơ thể chúng ta cần vì thế mà không được hấp thụ và chuyển hoá. 

Phẫu thuật cũng là một phương pháp giúp loại bỏ vấn đề tắc nghẽn nhưng điều này rất khó để thực hiện và điều trị triệu chứng sẽ được ưu tiên hơn. Việc bệnh nhân không thể ăn và uống còn làm giảm khả năng đối phó với những nguy cơ khác đối với cơ thể, ví dụ như chứng nhiễm trùng.

Xương:

Bệnh ung thư xương khiến cho canxi giải phóng vào máu, ảnh hưởng lớn tới sự cân bằng hàm lượng canxi trong cơ thể. Khi không bị bệnh, cơ thể sẽ luôn có cơ chế để điều chỉnh nồng độ canxi, nhưng nếu sự mất cân bằng do ung thư xương quá lớn thì hệ thống điều chỉnh sẽ gần như bị vô hiệu hoá.

Ung thư xương có thể gây ra nhiều đau đớn cho người bệnh

Ung thư xương có thể gây ra nhiều đau đớn cho người bệnh

Thực tế có thể áp dụng phương pháp điều trị nhằm cân bằng lại lượng canxi, tuy nhiên chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn. Sau đó tình trạng canxi vẫn có thể tăng lại trong máu. Việc tăng canxi một cách bất thường như vậy có thể khiến bệnh nhân bị bất tỉnh, thậm chí là dẫn tới tử vong.

Gan:

Gan đóng một vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hoá và các chức năng khác như tổng hợp protein trong huyết tương, dự trữ glycogen và thải độc cho cơ thể. Trong hệ tiêu hoá, gan còn có vai trò sản xuất dịch mật. Nhà máy gan đảm nhận trách nhiệm giữ sự cân bằng trong các phản ứng hoá sinh của cơ thể. Nếu ung thư di căn tới gan, sự cân bằng hoá học sẽ bị đảo lộn hoàn toàn. Có biểu hiện lâm sàng khi bị ung thư gan:

  • Vàng mắt;

  • Vàng da;

  • Ngứa ngáy;

  • Sụt cân, gầy gò;

  • Đau bụng vùng gan.

Phổi:

Ung thư khiến cho một phần phổi có thể bị tắc nghẽn, lâu dần các mô phổi khỏe mạnh bị suy yếu và sẽ hạn chế khả năng hấp thụ oxy của cơ thể. Nếu bệnh nhân bị ung thư giai đoạn cuối, ngay cả khi dùng kháng sinh liều mạnh bệnh nhân cũng không còn đủ sức để chống lại nhiễm trùng ở phổi. Do đó người bệnh rất có thể bị tử vong do hiện tượng nhiễm trùng.

Mạch máu:

Ung thư còn có sức mạnh công phá hệ thống mạch máu ở những cơ quan quan trọng và khiến chảy máu cục bộ, chẳng hạn như chảy máu não gây đột quỵ. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời , bệnh nhân có thể phải đối mặt nguy cơ tử vong rất lớn.

3. Phòng tránh bệnh ung thư bằng cách nào?

Ung thư là một bệnh lý nguy hiểm và không bỏ sót bất kỳ ai trong chúng ta. Tuy nhiên mỗi người có thể lường trước được những biến chứng và áp dụng các biện pháp nhằm hạn chế nguy cơ mắc bệnh:

  • Cai thuốc lá: nguyên nhân hàng đầu gây bệnh về phổi và một loạt các bệnh lý nghiêm trọng khác, trong đó có cả bệnh tim mạch, bệnh về hệ thần kinh,...;

  • Hạn chế tiếp xúc nhiều và lâu dưới ánh nắng mặt trời: trong ánh nắng có tia UV tăng nguy cơ mắc ung thư da. Nếu phải đi ra ngoài nắng nên che chắn cẩn thận, hoặc lựa chọn bóng râm để đứng;

  • Thường xuyên luyện tập thể dục, điều này giúp ích rất nhiều cho hệ vận động, tăng quá trình lưu thông máu và củng cố hệ miễn dịch của cơ thể;

  • Thay đổi chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh: tăng cường trái cây, rau xanh, ngũ cốc và hạn chế ăn thịt đỏ, đồ chế biến sẵn;

  • Duy trì mức cân nặng hợp lý: thừa cân béo phì cũng là nguyên nhân gia tăng nguy cơ mắc  bệnh ung thư;

  • Không nên uống nhiều rượu bia;

  • Thăm khám sức khỏe định kỳ, tối thiểu 6 tháng/lần để tầm soát, sàng lọc ung thư;

  • Lưu ý đến việc tiêm chủng: có những loại virus có thể gây ung thư, bao gồm viêm gan B, virus HPV gây ung thư cổ tử cung,... Vì thế cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để cân nhắc xem mình có còn phù hợp để tiêm ngừa các loại virus này không.

Duy trì một lối sống lành mạnh sẽ giúp ích rất nhiều trong cuộc chiến chống ung thư

Duy trì một lối sống lành mạnh sẽ giúp ích rất nhiều trong cuộc chiến chống ung thư

Bệnh viện đa khoa MEDLATEC là một trong những cơ sở chẩn đoán và xét nghiệm hàng đầu Việt Nam. Nếu có kế hoạch tầm soát ung thư hoặc thăm khám những bệnh lý khác, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn MEDLATEC để trải nghiệm dịch vụ khám sức khỏe chuyên nghiệp, độ chính xác cao với các thiết bị máy móc tiên tiến, hiện đại, đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao và tận tình.

Hãy gọi ngay đến tổng đài 1900565656 để được tư vấn kỹ hơn bạn nhé!

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ