Tin tức
Ung thư hạch bạch huyết: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
- 21/06/2022 | Phù bạch huyết là gì, nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
- 19/06/2023 | Tìm hiểu về hạch bạch huyết và các bệnh lý liên quan
- 01/04/2024 | Siêu âm: Phương pháp chẩn đoán và theo dõi u hạch bạch huyết hiệu quả
1.
Biểu hiện ung thư hạch bạch huyết
1.1. Yếu tố nguy cơ
- Nhiễm khuẩn.
- Suy giảm miễn dịch.
- Do sử dụng một số loại thuốc ức chế miễn dịch, thường gặp ở những bệnh nhân vừa phẫu thuật ghép tạng.
- Do đặc thù nghề nghiệp phải tiếp xúc nhiều với thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu hay các loại hóa chất độc hại,...
1.2 Triệu chứng
Khi mắc căn bệnh này, người bệnh có thể gặp phải một số dấu hiệu bệnh như sau:
Nổi hạch ở cổ có thể là triệu chứng bệnh
- Xuất hiện những nốt hạch ở nách hay cổ hoặc ở bẹn.
- Sốt không rõ nguyên nhân.
- Cơ thể mệt mỏi, hay bị đổ mồ hôi về ban đêm.
- Xuất huyết bất thường.
- Phát ban, ngứa da.
Khi bệnh tiến triển nghiêm trọng, triệu chứng bệnh sẽ nặng hơn và xảy ra liên tục hơn, chẳng hạn như:
- Người bệnh thường xuyên bị đau lưng, rối loạn tiểu tiện, đại tiện.
- Da xanh xao, mệt mỏi.
- Có hiện tượng ù tai, đánh trống ngực.
- Đau nhức đầu, co giật hay hôn mê.
- Hạ huyết áp.
Bạn nên cẩn trọng nếu không tìm ra nguyên nhân gây sốt
Những triệu chứng nêu trên có thể do một số bệnh lý khác và chưa đủ cơ sở để kết luận bệnh. Do đó, các bác sĩ thường chỉ định người bệnh thực hiện xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh cần thiết để có đủ căn cứ, đưa ra chẩn đoán bệnh chính xác.
2. Ung thư hạch bạch huyết có thể chữa khỏi được không?
Để điều trị ung thư hạch bạch huyết và giải đáp về vấn đề có chữa khỏi bệnh hay không, bác sĩ cần dựa vào nhiều yếu tố, đặc biệt là giai đoạn bệnh và loại ung thư hạch là gì. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm thì một số loại ung thư hạch có cơ hội điều trị khỏi bệnh khá cao và kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân.
Dưới đây là một số phương pháp điều trị bệnh thường được áp dụng:
- Xạ trị: Bác sĩ sẽ dùng tia năng lượng cao để điều trị cho người bệnh. Nếu người bệnh đang ở giai đoạn đầu thì chỉ cần sử dụng tia năng lượng cao đối với một bộ phận của cơ thể. Tuy không bị đau khi thực hiện nhưng sau đó, bệnh nhân có thể gặp phải một số biến chứng do xạ trị, đây đa số là biến chứng của hóa trị.
- Hóa trị: Là cách dùng các loại hóa chất bằng đường uống hay truyền tĩnh mạch để loại bỏ tế bào ác tính. Dựa vào từng người bệnh cụ thể, giai đoạn bệnh, tính chất khối u, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp.
Dùng thuốc hóa trị có thể tác động đến tủy xương và có thể gây ra những vấn đề sức khỏe như mệt mỏi, khó thở, viêm da, tiêu chảy, rụng tóc,... và gây ra một số tác dụng phụ khác.
- Liệu pháp miễn dịch: Người bệnh có thể được chỉ định áp dụng điều trị liệu pháp đơn thuần hoặc cũng có thể kết hợp với hóa trị liệu để nâng cao hiệu quả điều trị.
- Ghép tế bào gốc từ chính người bệnh hay từ người hiến tặng. Phương pháp này thường đi kèm với xạ trị hoặc phương pháp hóa trị để có thể đạt hiệu quả tối đa.
- Theo dõi đánh giá: Dù áp dụng bất cứ phương pháp nào thì việc theo dõi và đánh giá tình trạng bệnh nhân là vô cùng cần thiết. Người bệnh cần tái khám để bác sĩ kiểm tra về mức độ đáp ứng với thuốc điều trị, quá trình phục hồi hay nguy cơ tái phát bệnh.
- Chăm sóc để giúp bệnh nhân giảm nhẹ triệu chứng bệnh: Là những biện pháp điều trị tập trung vào việc cải thiện chế độ dinh dưỡng và lấy lại tinh thần cho người bệnh. Cần thực hiện chăm với người đang trong quá trình điều trị những người bệnh ở giai đoạn muộn và các biện pháp điều trị không thể mang lại hiệu quả như mong muốn.
3. Lưu ý
Trong quá trình chữa trị, người bệnh có thể mệt mỏi vì những vấn đề không mong muốn gây ra bởi các phương pháp điều trị. Do đó, người nhà nên chú ý nhiều hơn đến chế độ chăm sóc người bệnh. Dưới đây là một số lưu ý cụ thể:
Người bệnh nên ưu tiên bổ sung rau xanh và trái cây
- Về chế độ dinh dưỡng: Cần cung cấp đủ dinh dưỡng cho người bệnh để nâng cao thể trạng sức khỏe, từ đó bệnh nhân có thêm năng lượng để chống lại bệnh tật.
Người bệnh nên uống nhiều nước, bổ sung đạm, tinh bột, chất béo, vitamin từ rau xanh và trái cây cho người bệnh. Nên cung cấp đa dạng dưỡng chất. Đồng thời, bệnh nhân cũng nên hạn chế ăn quá mặn, hạn chế uống bia rượu, không nên ăn quá nhiều món ăn chiên xào. Bên cạnh đó, cần lưu ý ăn chín, uống sôi, kiêng đồ tái, sống.
Bạn nên đi khám nếu có biểu hiện bất thường
- Duy trì lối sống tích cực, khoa học như: Ăn ngủ đúng giờ, không thức quá khuya, đeo khẩu trang khi đến nơi đông người để phòng tránh bị lây nhiễm bệnh, môi trường sống đảm bảo sạch sẽ,... Đây là những phương pháp rất đơn giản, bất cứ người bệnh nào cũng có thể thực hiện được nhưng lại có thể mang lại hiệu quả rất tích cực, giúp bạn có thể chống lại bệnh tật.
- Hãy đi khám nếu cơ thể bạn có những biểu hiện bất thường. Đây cũng là một trong những lưu ý rất quan trọng. Dù đã làm theo đúng hướng dẫn của bác sĩ về chế độ ăn, chế độ nghỉ ngơi, uống thuốc đúng liều,... Tuy nhiên, bạn cũng cần lắng nghe để biết cơ thể đáp ứng như thế nào đối với phác đồ điều trị. Nếu xuất hiện những bất thường, bạn nên đến thăm khám, bác sĩ sẽ tìm hiểu và đánh giá về phương pháp điều trị, đồng thời điều chỉnh hoặc thay thế phác đồ điều trị mới để giúp bệnh nhân kiểm soát bệnh một cách tốt nhất.
Trên đây là một số thông tin về cách điều ung thư hạch bạch huyết. Để tìm hiểu thêm về bệnh hoặc có nhu cầu thăm khám sức khỏe, mời quý khách hàng liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 của Hệ thống Y tế MEDLATEC, đội ngũ tư vấn viên của chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ bạn 24/7.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!