Tin tức

Ung thư lá lách và những kiến thức tổng quan về bệnh

Ngày 18/05/2021
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Ung thư lá lách, một căn bệnh ung thư không kém phần nguy hiểm như những căn bệnh ung thư khác. Càng kéo dài tình hình bệnh, càng khó điều trị và rất nguy hại đến tính mạng của chính bản thân bệnh nhân.

1. Thế nào là ung thư lá lách? 

Lá lách - một bộ phận nằm bên trái ổ bụng trong cơ thể. Khi cơ quan này xuất hiện các khối u gây ung thư thì được gọi là ung thư lá lách, và được chia làm hai thể: ung thư lá lách nguyên phát và ung thư lá lách thứ phát. 

Các khối u gây ung thư xuất phát từ lá lách gây ung thư đây là trường hợp nguyên phát. Trường hợp thứ phát là khi các tế bào ung thư từ các cơ quan khác di căn đến lách gây nên bệnh. Tuy nhiên đa số trường hợp là lymphoma hay còn gọi là u lympho loại này có khả năng tác động đến hạch bạch huyết.

Vị trí lá lách trong cơ thể chúng ta

Vị trí lá lách trong cơ thể chúng ta

2. Ung thư lá lách do đâu? Bạn có nằm trong danh sách đối tượng nguy cơ?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra căn bệnh này. Nhưng hầu hết loại ung thư này thường được bắt nguồn từ các u lympho các bệnh bạch cầu là chính. Hoặc cũng có thể di căn từ ung thư vú, ung thư phổi hoặc từ các khối u các tính. 

Một số đối tượng sau đây có nguy cơ mắc bệnh cao: 

  • Những bệnh nhân có hệ miễn dịch suy giảm do nhiễm HIV, ghép tạng,...

  • Người sử dụng thuốc lá thường xuyên.

  • Những đối tượng tiếp xúc thường xuyên với các hóa chất độc hại ở khu công nghiệp. 

  • Gia đình từng có người mắc các bệnh về ung thư lá lách.

  • Và những người mắc HP hoặc EBV.

Thường xuyên hút thuốc lá có thể bị ung thư lá lách

Thường xuyên hút thuốc lá có thể bị ung thư lá lách

3. Người bệnh sẽ có những dấu hiệu nào khi bị ung thư lá lách

Việc xuất hiện các dấu hiệu bệnh là một trong những cách giúp các bạn nhận biết sức khỏe của mình có đang bị đe dọa bởi ung thư hay không. Một số triệu chứng bạn có thể lưu ý như:

  • Đột nhiên đau, hoặc hay đau phần bên trái bụng.

  • Cảm thấy đầy bụng sau khi ăn. 

  • Dễ chảy máu.

  • Thiếu máu do lượng hồng cầu thấp. 

  • Cơ thể thường xuyên cảm thấy mệt mỏi. 

Kết hợp cùng một số triệu chứng đi kèm như:

  • Ho, khó thở.

  • Sốt.

  • Đổ mồ hôi bất thường.

  • Thường xuyên có cảm giác ớn lạnh. 

  • Bụng căng chướng.

  • Có cảm giác đau hoặc tức ở ngực. 

  • Giảm cân đột ngột không rõ nguyên nhân.

Có thể bị đau bụng khi mắc bệnh

Có thể bị đau bụng khi mắc bệnh

4. Chẩn đoán bệnh và điều trị

Chẩn đoán

Ngoài những triệu chứng bất thường từ cơ thể, việc chẩn đoán bệnh sẽ chuẩn xác hơn khi có sự giúp đỡ của  các kỹ thuật y tế hiện đại ngày nay.

Khi nghi ngờ liệu những dấu hiệu trên có phải là những bắt nguồn cho căn bệnh ung thư hay không, các bác sĩ sẽ chỉnh định bạn thực hiện thêm một số các xét nghiệm y học để xác minh và kịp thời đưa ra phương pháp điều trị. Một số xét nghiệm bạn có thể được áp dụng như: 

  • Xét nghiệm máu và đếm tế bào trong máu: Đây là một loại xét nghiệm bắt buộc trong bất cứ trường hợp nào. 

  • Xét nghiệm sinh thiết tủy xương như chọc dò. Phương pháp này giúp tìm các tế bào ung thư có trong tủy xương nếu có. 

  • Xét nghiệm sinh thiết mô hạch bạch huyết để tìm liệu các khối u có tồn tại trong các hạch bạch huyết hay không. 

  • Hoặc một số xét nghiệm hình ảnh học như: Chụp CT (chụp cắt lớp vi tính), PET giúp tìm ra vị trí và cấu trúc của các khối u,...

Ngoài ra, muốn đưa ra kết quả chính xác hơn các bác sĩ sẽ tiến hành sinh thiết để lấy mẫu lá lách để phân tích trong phòng thí nghiệm. 

Điều trị

Sau khi có kết quả chẩn đoán, các bác sĩ sẽ thiết lập phương pháp cũng như lên phác đồ điều trị sau cho phù hợp và hiệu quả nhất với tình trạng bệnh của từng bệnh nhân. 

Một phương pháp được các bác sĩ chỉ định nhiều nhất là phẫu thuật cắt bỏ lá lách. Bởi đây là phương pháp hiệu quả nhất, có khả năng ngăn chặn và loại bỏ triệt để các tế bào ung thư.

Hai phương pháp phẫu thuật thường được sử dụng nhất hiện nay là mổ nội soi và mổ hở. Mức độ gây tổn thương của mổ nội soi ít hơn so với mổ hở, do đó thời gian hồi phục sau khi phẫu thuật sẽ nhanh hơn. Do đó mà biện pháp này được ưu tiên hơn so với mổ hở. 

Bên cạnh đó, bệnh nhân còn có thể thực hiện một số phương pháp điều trị khác như:

  • Hóa trị.

  • Xạ trị.

  • Điều trị đúng đích vào các tế bào ung thư. 

  • Cấy ghép tế bào gốc nhằm thay thế tế bào cũ bằng những tế bào khỏe mạnh hơn (cấy ghép tủy xương). 

Biện pháp phòng ngừa

Hiện nay vẫn chưa có biện pháp nào được cho là cụ thể để phòng ngừa hiệu quả căn bệnh này. Tuy nhiên một số biện pháp nhỏ giúp bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh như:

  • Phòng ngừa và điều trị dứt điểm các bệnh viêm nhiễm là cách để giảm nguy cơ mắc bệnh. Quan hệ tình dục một cách an toàn, không dùng chung kiêm tiêm, không nên chủ quan với các bệnh viêm nhiễm thông thường. Tất cả các yếu tố đó đều có khả năng cấu thành ung thư lá lách. 

  • Hạn chế mức thấp nhất việc tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với các chất hóa học độc hại, đặc biệt là benzen. Những chất này thường được tìm thấy trong sản xuất nhựa, cao su, thuốc nhuộm, thuốc trừ sâu. Ngoài ra trong xăng và thuốc lá cũng tồn tại một lượng nhỏ benzen. 

  • Một điều không thể bỏ qua đó là học cách chăm sóc tốt cho bản thân. Xây dựng một chế độ ăn lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi và luyện tập thể thao thường xuyên để nâng cao sức khỏe. 

Tập luyện thể thao thường xuyên nhằm nâng cao sức khỏe

Tập luyện thể thao thường xuyên nhằm nâng cao sức khỏe

Ung thư lá lách một căn bệnh tuy hiếm gặp nhưng những ảnh hưởng của chúng đến bản thân chúng ta là vô cùng lớn. Không những làm giảm chất lượng, rối loạn cuộc sống hàng ngày mà chúng ta phải chi một khoản tiền khá lớn để điều trị nếu chẳng may mắc bệnh. Qua bài viết trên, MEDLATEC hy vọng đã giúp các bạn có cái nhìn rõ hơn về căn bệnh ung thư này từ đó học cách yêu thương bản thân mình hơn.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.