Tin tức

Ung thư phổi - Cẩm nang thông tin cần biết

Ngày 14/10/2024
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Ung thư phổi là bệnh lý ác tính có thể ảnh hưởng tới sức khỏe lâu dài thậm chí là tính mạng của người mắc. Đa số người mắc ung thư phổi được phát hiện khi bệnh đã bước vào giai đoạn muộn, tiên lượng sống không còn cao và chi phí điều trị vô cùng tốn kém.

1. Tổng quan về bệnh

Ung thư phổi phát triển khi các tế bào trong phế quản và phổi tăng trưởng không kiểm soát, hậu quả dẫn đến sự hình thành các khối u ác tính. Những khối u này dần gia tăng về mặt kích thước và độ xâm lấn, sau một thời gian không được phát hiện sẽ di căn tới các tổ chức khác trong cơ thể.

Tế bào ung thư phát triển dẫn đến sự hình thành khối u

Tế bào ung thư phát triển dẫn đến sự hình thành khối u

Bệnh được phân thành hai loại:

  • Ung thư phổi tế bào nhỏ: các khối u ác tính có khả năng lây lan nhanh và rộng. Bệnh cũng được đánh giá nguy hiểm hơn và khó điều trị hơn. 
  • Ung thư phổi tế bào không nhỏ: chiếm tỷ lệ cao, khả năng lây lan và phát triển chậm hơn so với tế bào nhỏ. Tiên lượng sống của bệnh nhân và khả năng điều trị bệnh vì thế cao hơn. Ung thư tế bào không nhỏ được chia làm ba loại đó là ung thư biểu mô tuyến, ung thư biểu mô tế bào vảy và ung thư biểu mô tế bào lớn.

2. Nguyên nhân

Sau đây là một số nguyên nhân gây bệnh:

  • Khói thuốc lá chính là tác nhân hàng đầu gây bệnh.
  • Môi trường làm việc và sinh sống có nhiều khói bụi.
  • Làm việc trong mỏ khai thác uranium, haematite, fluorspar, tiếp xúc với phóng xạ radon.
  • Người trong gia đình từng mắc bệnh.

3. Triệu chứng của bệnh nhân ung thư phổi

Ở giai đoạn đầu, người bệnh khó nhận biết mình đang mắc ung thư phổi do bệnh diễn biến âm thầm và không có nhiều triệu chứng rõ rệt. Nhưng về sau, các triệu chứng xuất hiện dày đặc hơn, sức khỏe giảm sút rõ rệt, người bệnh cần chú ý và thăm khám tại các cơ sở y tế càng sớm càng tốt:

  • Tình trạng ho kéo dài hơn, ngày một dày đặc, uống thuốc cũng không thuyên giảm.
  • Ngực đau tức, khó thở.
  • Hơi thở ngắn, nhiều khi cảm thấy như bị nghẹn ở cổ, thở khò khè.
  • Xuất hiện đờm lẫn máu khi ho.
  • Sụt cân.
  • Người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, giọng khàn, khó nuốt và đau xương. 

Người bệnh thường xuyên ho, khó thở và đờm có lẫn máu

Người bệnh thường xuyên ho, khó thở và đờm có lẫn máu

4. Cách chẩn đoán ung thư phổi

Chẩn đoán và phát hiện ung thư phổi sớm chính là chìa khóa giúp bệnh nhân điều trị và kéo dài thời gian sống. Khi khối u còn nhỏ, chưa xâm lấn sang các bộ phận khác, các bác sĩ sẽ dựa vào các máy móc y tế để phát hiện và đưa ra liệu pháp điều trị phù hợp.

Khi đã thăm khám lâm sàng và xác định được bệnh nhân đang gặp vấn đề về đường hô hấp, bác sĩ sẽ chỉ định thêm các xét nghiệm khác để đánh giá đúng tính chất, kích thước của khối u. Một số phương pháp chẩn đoán thường được sử dụng bao gồm:

  • Chụp X-quang lồng ngực, chụp CT phổi.
  • Nội soi phế quản.
  • Sinh thiết phổi.
  • Xét nghiệm đờm.
  • Chụp xương, siêu âm ổ bụng để xác định liệu khối u đã di căn sang các cơ quan khác hay chưa.

5. Phương pháp điều trị và cách phòng tránh bệnh

Khi được xác định mắc ung thư phổi, tùy vào từng giai đoạn mắc bệnh mà các bác sĩ sẽ có liệu trình điều trị khác nhau cho bệnh nhân, chẳng hạn như:

  • Phẫu thuật cắt bỏ khối u, vét hạch hệ thống đối với những bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn đầu. 
  • Hóa trị, sử dụng hóa chất để tiêu diệt tế bào ung thư.
  • Xạ trị, sử dụng tia bức xạ năng lượng cao để ngăn ngừa tế bào ung thư phát triển.
  • Sử dụng liệu pháp nhắm trúng đích hoặc liệu pháp miễn dịch.

Tùy vào mức độ của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chữa trị khác nhau

Tùy vào mức độ của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chữa trị khác nhau

Để phòng tránh ung thư phổi, bạn có thể tham khảo một số biện pháp sau:

  • Bỏ thuốc lá và không tiếp xúc với môi trường nhiều khói thuốc.
  • Không tiếp xúc nhiều trong môi trường nhiễm phóng xạ, kim loại nặng.
  • Thiết lập chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ, đặc biệt là tăng cường thể dục thể thao.
  • Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với khói bụi, các nghề có nhiều bụi mịn, chất lượng không khí thấp.
  • Thăm khám và tầm soát ung thư định kỳ để phát hiện các bất thường trong giai đoạn đầu của bệnh.

Ung thư phổi có thể chữa trị và bệnh nhân có thể kéo dài thời gian sống nếu được phát hiện sớm. Chính vì thế, mỗi người cần chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân, xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, tập luyện hợp lý. Bên cạnh đó, bạn cũng cần tìm một cơ sở y tế uy tín, đạt chuẩn, có đội ngũ y tế giỏi, giàu chuyên môn để theo dõi sức khỏe định kỳ nhằm sớm phát hiện bệnh và tiến hành điều trị.

Nếu đang tìm kiếm một địa chỉ y tế uy tín, đảm bảo về trình độ chuyên môn, năng lực của bác sĩ và trang thiết bị hiện đại, bạn có thể lựa chọn Hệ thống Y tế MEDLATEC. Tại MEDLATEC, các bác sĩ giàu chuyên môn và kinh nghiệm sẽ trực tiếp thăm khám và tư vấn tình hình sức khỏe cho bệnh nhân. Bên cạnh đó, MEDLATEC cũng đầu tư hệ thống máy móc hiện đại như chụp cộng hưởng từ MRI, máy chụp cắt lớp vi tính CT-scanner, máy siêu âm,... đặc biệt là Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012 và CAP, giúp bác sĩ chẩn đoán, tìm ra nguyên nhân dẫn đến các vấn đề về sức khỏe của khách hàng.

MEDLATEC được đánh giá cao nhờ cung cấp dịch vụ tầm soát ung thư và thăm khám sức khỏe định kỳ

MEDLATEC được đánh giá cao nhờ cung cấp dịch vụ tầm soát ung thư và thăm khám sức khỏe định kỳ

Quý khách hãy liên hệ ngay hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn và sử dụng các dịch vụ khám, chữa bệnh tại các cơ sở của Hệ thống Y tế MEDLATEC trên toàn quốc.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ