Tin tức

Ung thư phổi giai đoạn 4 có phải giai đoạn cuối không? Cần lưu ý những gì?

Ngày 12/09/2024
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Theo Viện Ung thư Quốc gia (NCI), ung thư phổi cướp đi sinh mạng gần 2.600 người Việt mỗi năm và có tới 57% các trường hợp ung thư phổi được chẩn đoán ở giai đoạn 4. Vậy ung thư phổi giai đoạn 4 có phải giai đoạn cuối không? Cần lưu ý những gì?

1. Ung thư phổi giai đoạn 4 là gì?

Ung thư phổi 

Theo chuyên trang y tế Medical News Today, tình trạng ung thư xảy ra khi các tế bào trong một bộ phận của cơ thể phát triển bất thường và không ngừng nhân lên về số lượng. Ung thư phổi xảy ra trong các tế bào phổi. Đây là một trong những loại ung thư thường gặp nhất. 

Ung thư phổi xảy ra trong các tế bào phổi. Đây là một trong những loại ung thư thường gặp nhất.

Ung thư phổi xảy ra trong các tế bào phổi. Đây là một trong những loại ung thư thường gặp nhất. 

Báo cáo năm 2022 của Tổ chức Ung thư Quốc tế (Globocan) cho thấy ở Việt Nam, ung thư phổi đứng vị trí số 2 trong số các loại ung thư gây tử vong cao nhất, chỉ đứng sau ung thư gan. Hàng năm có hơn 24.000 ca mắc mới và gần 25.000 ca tử vong vì bệnh này.

Ung thư phổi được chia làm 5 giai đoạn từ 0 - 4, phát hiện bệnh càng sớm càng dễ chữa trị. Theo Tổ chức Phổi Hoa Kỳ (American Lung Association), có ba yếu tố được sử dụng để xác định giai đoạn ung thư, được gọi là hệ thống phân loại TNM:

  • T – Độ lớn nhỏ và nơi khối u phát triển.
  • N – Xác định khối u đã lan ra các hạch bạch huyết ở phổi và lồng ngực hay chưa.
  • M – Trạng thái di căn đến các cơ quan ngoài phổi.

Ung thư phổi giai đoạn 4

Với ung thư phổi giai đoạn 4, cả ba tình trạng T, M, N đều đã xảy ra. Tuy nhiên, mức độ di căn có thể thay đổi theo từng bệnh nhân như:

  • Ung thư phổi giai đoạn 4a, trong đó ung thư đã lan trong lồng ngực đến phổi đối diện; hoặc đến lớp lót xung quanh phổi hoặc tim; hoặc lan đến chất lỏng xung quanh phổi hoặc tim (tràn dịch ác tính).
  • Ung thư phổi giai đoạn 4b, trong đó ung thư đã di căn đến một hoặc nhiều nơi trong cơ thể, chẳng hạn như não, tuyến thượng thận, xương, gan hoặc các hạch bạch huyết xa.

2. Tiên lượng sống bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn 4

Số lượng bệnh nhân mắc ung thư phổi giai đoạn 4 sống sót sau 5 năm thường không cao. Theo nghiên cứu của Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ, với ung thư phổi giai đoạn 4, chỉ có khoảng 5,8% người sống sót sau 5 năm. Tuy nhiên, thời gian sống của người bệnh ung thư phổi giai đoạn 4 có thể tăng giảm tùy loại ung thư phổi như:

  • Ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC): tiên lượng sống 6 đến 12 tháng nếu được điều trị tích cực, khoảng 2 đến 4 tháng nếu không được điều trị. Đây là loại ung thư hiếm gặp với tốc độ phát triển và di căn nhanh.
  • Ung thư phổi không tế bào nhỏ (NSCLC): tỷ lệ sống sót sau 5 năm khoảng 8% (Theo thống kê của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ACS). Đối với ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn 4, khối u lan nhanh ra các cơ quan khác của cơ thể. Loại ung thư phổi này khá phổ biến với tốc độ phát triển chậm nên có nhiều cơ hội điều trị bệnh hơn.

Ngoài yếu tố bệnh nhân mắc ung thư phổi giai đoạn 4 loại gì, tiên lượng sống khi mắc bệnh còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như tuổi tác, sức khỏe, giới tính, chủng tộc cũng như khả năng đáp ứng các biện pháp chữa bệnh.

Nữ giới có khả năng mắc ung thư phổi trong đời nhiều hơn nam giới.

Nữ giới có khả năng mắc ung thư phổi trong đời nhiều hơn nam giới.

3. Ung thư phổi giai đoạn 4 có phải giai đoạn cuối không?

Chuyên trang y tế Very Well Health cho biết, ung thư phổi giai đoạn 4 được coi là giai đoạn cuối cùng và không thể điều trị khỏi hoàn toàn. Vì vậy, các phương pháp chữa trị chú trọng vào việc làm giảm sự phát triển và lây lan của ung thư, giảm nhẹ các triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống người bệnh.

4. Các biện pháp giảm nhẹ triệu chứng ung thư phổi giai đoạn 4

Theo chuyên trang WebMD, gần 80% số người mắc bệnh ung thư phổi cho biết họ gặp khó khăn với các triệu chứng ung thư phổi giai đoạn 4. Điều này có thể bao gồm các vấn đề về hô hấp, mệt mỏi, đau đớn, các vấn đề về giấc ngủ, chế độ ăn uống và chất lượng cuộc sống nói chung.

Những điều người nhà bệnh nhân nên làm lúc này là giảm bớt nỗi đau cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống người bệnh trong quá trình điều trị như sau:

Sử dụng bình oxy

Những người ung thư phổi giai đoạn 4 thường gặp tình trạng khó thở nghiêm trọng khiến các cơ quan có thể không nhận đủ oxy, ảnh hưởng đến khả năng hoạt động bình thường của người bệnh.

Để giảm nhẹ tình trạng này, bác sĩ có thể kê đơn liệu pháp oxy. Người nhà cũng có thể mang theo bình oxy di động khi ra ngoài và cho bệnh nhân sử dụng bất cứ khi nào cần thiết. Tuy nhiên, cần trao đổi với bác sĩ về cách sử dụng thiết bị này.

Tiết kiệm năng lượng cho cơ thể

Các phương pháp điều trị bệnh cũng như triệu chứng ung thư phổi giai đoạn 4 có thể khiến bệnh nhân mệt mỏi kéo dài. Bệnh nhân giảm nhẹ sự mệt mỏi bằng các cách:

  • Nghỉ ngơi nhiều hơn trong ngày.
  • Tập luyện nhẹ nhàng như đi bộ để tăng cường trao đổi chất.
  • Nhờ sự giúp đỡ của người nhà, không dùng quá nhiều sức lực.
  • Xây dựng chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh, tăng cường sử dụng các thực phẩm giàu dinh dưỡng nếu cơ thể suy nhược vì ung thư.

Giảm nhẹ cơn đau

Các biện pháp chăm sóc giảm nhẹ có thể giúp bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn 4 bớt đau đớn hơn. Nó có thể bao gồm:

  • Giảm đau bằng thuốc.
  • Thuốc giúp giảm cảm giác chán ăn hoặc buồn nôn.
  • Hỗ trợ về mặt tình cảm, sức khỏe tinh thần bằng các biện pháp tâm linh

Người bệnh có thể sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Người bệnh có thể sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Chú trọng bữa ăn

Các phương pháp điều trị ung thư phổi giai đoạn 4 thể làm giảm cảm giác thèm ăn và gây buồn nôn khiến người bệnh không đủ calo để cơ thể hoạt động. Điều cần làm là chia nhỏ bữa ăn của người bệnh, ăn làm nhiều lần trong ngày với các món ăn mềm, lỏng dễ nuốt.

Ưu tiên cho giấc ngủ

Khi mắc ung thư giai đoạn 4, việc gặp khó khăn khi chìm vào giấc ngủ khá phổ biến. Ngoài bản thân căn bệnh ung thư, các tác dụng phụ của phương pháp điều trị hoặc thuốc cũng có thể gây ra tình trạng này. Để giúp bệnh nhân ngủ ngon hơn, hãy thử những mẹo sau:

  • Đi ngủ bất cứ khi nào cơ thể thấy buồn ngủ.
  • Hạn chế ngủ quá nhiều vào ban ngày, giấc ngủ trưa nên kéo dài dưới 60 phút.
  • Không sử dụng cà phê và các đồ uống chứa caffein.
  • Báo lại với bác sĩ nếu nguyên nhân mất ngủ đến từ các loại thuốc đang điều trị.

Nếu bệnh nhân vẫn gặp vấn đề về giấc ngủ, hãy trao đổi với bác sĩ để tìm ra biện pháp cải thiện.

Nếu bệnh nhân vẫn gặp vấn đề về giấc ngủ, hãy trao đổi với bác sĩ để tìm ra biện pháp cải thiện.

Chú ý đến cảm xúc bệnh nhân

Chẩn đoán ung thư phổi giai đoạn 4 thường làm thay đổi cuộc sống bệnh nhân và người nhà. Nếu tâm trạng người bệnh không tốt, có thể áp dụng những cách sau:

  • Tìm lời khuyên và liệu pháp từ chuyên gia tâm lý.
  • Thường xuyên tâm sự, an ủi bệnh nhân.
  • Giảm lo âu bằng cách đưa bệnh nhân đi bộ nhẹ nhàng.
  • Các hoạt động tôn giáo có thể làm bệnh nhân bớt lo âu và suy nghĩ tiêu cực về tình hình bệnh.

Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn có thêm thông tin về căn bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối. Để biết thêm chi tiết hoặc đăng ký khám và điều trị ung thư phổi giai đoạn 4, bạn có thể liên hệ tổng đài của MEDLATEC - 1900 56 56 56 để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.